Thiết bị chăm sóc sức khỏe lên ngôi tại triển lãm thiết bị đeo trên người
Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, công nghệ ngày càng được tận dụng như cánh tay phải của con người.
Mới đây, tại hội chợ triển lãm các thiết bị đeo trên người tổ chức thường niên ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản, có thể dễ dàng nhận thấy sự lên ngôi của các thiết bị chăm sóc sức khỏe con người.
Một trong những sản phẩm đang được nhiều người chú ý tại triển lãm là cảm biến tim do công ty Union Tool sản xuất. Thiết bị có chức năng đo từ xa nhịp tim và nhiệt độ của người sử dụng. Hiện tại, loại cảm biến này được dùng để thu thập dữ liệu sinh trắc học cho người tập thể dục thể thao.
Theo anh Naoki Jimbo – Trưởng bộ phận tiếp thị công ty Union Tool, khi tim đập, thiết bị tạo ra tín hiệu điện và bằng cách nắm bắt tín hiệu điện từ tim đến bề mặt cơ thể, thiết bị có thể thu được thông tin về nhịp tim. Cảm biến có thể được sử dụng như một công cụ giám sát những người đang cách ly phòng dịch tại các khách sạn.
Video đang HOT
“Nếu số lượng bệnh nhân tăng lên trong tương lai, nhiều người hơn cần được cách ly tại nhà và tại khách sạn, tôi nghĩ có khả năng những cảm biến này được sử dụng để theo dõi từ xa tình trạng của mọi người trong thời gian thực” – anh Naoki Jimbo cho biết thêm.
Trong khi đó, Hitachi-LG Data Storage – một liên doanh giữa công ty Hitachi của Nhật Bản và LG Electronics của Hàn Quốc – đã nâng cấp cảm biến 3D LiDAR, kết hợp thêm các camera và cảm biến nhiệt để đo thân nhiệt của khách hàng, đồng thời giám sát việc đeo khẩu trang của mọi người. Ngoài ra, công nghệ này còn giám sát số lượng khách hàng và chuyển động của họ để ước tính thời gian chờ đợi tại các máy tính tiền, góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng: LG bán mảng sản xuất smartphone là hợp lý
Ông Nguyễn Tử Quảng cho rằng smartphone là sản phẩm tinh hoa của công nghệ và nếu bỏ smartphone là tự hủy hoại năng lực công nghệ của mình.
Thời gian gần đây, theo thông tin được đăng tải từ một vài trang báo Hàn Quốc như Newspim hay KoreaTimes, LG Electronics đang xem xét kế hoạch tách và bán bộ phận kinh doanh điện thoại thông minh. Trong số những đối tác quan tâm tới thương vụ này, tập đoàn Vingroup đang là cái tên "đưa ra lời đề nghị hấp dẫn nhất".
Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả những thông tin liên quan tới thương vụ giữa LG và Vingroup mới chỉ dừng lại ở mức tin đồn. Dù vậy, nguồn tin từ Korea Times cho biết Vingroup muốn sở hữu toàn bộ nhà máy sản xuất của LG tại Việt Nam, Trung Quốc và Brazil. Ngoài ra, Vingroup còn muốn tiếp quản bộ phận kinh doanh smartphone của LG tại Mỹ. Trước đó, đại diện của VinSmart (công ty con của Vingroup) đã xác nhận về kế hoạch tham gia vào thị trường smartphone Mỹ trong năm 2021 này.
Một nhà máy của LG tại Hải Phòng
Mới đây, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã đưa ra những nhận định riêng của mình về vụ việc này. Theo ông, việc LG bán mảng sản xuất, giữ lại R&D và thiết kế smartphone là "hợp lý".
"Smartphone là sản phẩm tinh hoa của công nghệ, hội tụ các công nghệ đỉnh cao. Nhà sản xuất smartphone làm chủ các công nghệ từ thiết kế kiểu dáng, thiết kế cơ khí, thiết kế điện tử đến thiết kế phần mềm. Từ các công nghệ của Smartphone, nhà sản xuất có thể làm ra nhiều loại sản phẩm công nghệ khác, mà các công ty bình thường không thể làm tốt được. LG là một công ty có hệ sinh thái sản phẩm công nghệ phong phú, nếu bỏ smartphone là họ tự hủy hoại năng lực công nghệ của mình. Do đó họ chỉ bán các nhà máy sản xuất, giữ lại các bộ phận cốt lõi là R&D và thiết kế là điều dễ hiểu."
Ông Quảng khẳng định rằng sau khi bán các nhà máy, LG sẽ hoạt động theo mô hình giống như BKAV và hầu hết các nhà sản xuất Smartphone khác trên thế giới, như Apple, Sony, Huawei. Cụ thể, các hãng sẽ chỉ tập trung nghiên cứu, thiết kế; còn nhiệm vụ sản xuất, gia công sẽ được đảm nhiệm bởi một đối tác khác.
Trong các công đoạn cấu thành nên một chiếc smartphone, CEO BKAV đánh giá công đoạn sản xuất "có giá trị thấp nhất" . Ông cũng cho rằng người dùng không nên bị "đánh lừa thị giác" bởi các nhà máy lớn, bởi giá trị đóng góp của các nhà máy này là "rất khiêm tốn", đặc biệt khi so sánh với bộ phận nghiên cứu, thiết kế.
Dây chuyền sản xuất smartphone của VinSmart tại Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội)
"Các bạn nên biết trong chuỗi giá trị làm ra một chiếc Smartphone, thì giá trị gia tăng lớn nhất ở các công đoạn thiết kế kiểu dáng, cơ khí, điện tử và phần mềm và nó cũng quyết định sự khác biệt, chất lượng của sản phẩm. Công đoạn sản xuất có giá trị thấp nhất. Ví dụ một chiếc Smartphone có giá 10 triệu VNĐ thì công đoạn này chỉ chiếm khoảng 200 ngàn VNĐ.
Vậy là hầu hết chúng ta đều bị "thị giác" đánh lừa cảm nhận, khi các nhà máy thường nhìn sẽ to lớn, hoành tráng, đôi khi rộng đến vài héc ta nhưng phần đóng góp giá trị lại rất khiêm tốn, so với một bộ phận thiết kế vài trăm người, tại một văn phòng chỉ rộng vài ngàn mét vuông".
Dù vậy, như đã nói ở trên, hiện tại tất cả thông tin liên quan tới thương vụ LG - Vingroup chỉ là tin đồn, và chúng ta vẫn chưa thể biết rõ được liệu LG sẽ rao bán những gì, và Vingroup sẽ thâu tóm những gì sau thương vụ này. Chỉ biết rằng, trong tuần qua, chủ tịch LG Electronics Kwon Bong-seok đã gửi email cho nhân viên nói rằng "mọi khả năng đều có thể xảy ra" .
Giới phân tích Hàn Quốc nhận định bán mảng di động sẽ làm tăng giá trị của LG: Cơ hội rộng mở cho Vingroup? LG Electronics đang để ngỏ mọi khả năng với mảng kinh doanh di động của mình trong tương lai. Các nhà phân tích cho rằng, LG Electronics có thể cải thiện giá trị doanh nghiệp bằng cách tái cấu trúc mảng kinh doanh di động thua lỗ. Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc sẽ tập trung tốt hơn vào các động lực...