Thiên thạch to bằng tháp Eiffel sẽ đâm vào Trái Đất vào năm 2068?
Trong trường hợp xấu nhất, thiên thạch có kích thước lên tới 300 m sẽ đâm vào Trái Đất vào năm 2068. Nhưng khả năng này không cao.
Apophis, một thiên thạch có kích thước tương đương tháp Eiffel, được dự đoán sẽ có “chuyến thăm” đến Trái Đất trong vài thập kỷ tới. Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Thiên văn học Đại học Hawaii (IfA), không ngoại trừ kịch bản Apophis sẽ đâm vào Trái Đất.
“Bức xạ nhiệt không đều đang phát sinh một lực cực yếu lên tiểu hành tinh, hình thành gia tốc Yarkovsky”, nhóm khoa học thông báo vào cuối tháng 10. Theo đó, sự tác động của ánh sáng Mặt Trời đang khiến Apophis thay đổi hành trình của mình theo thời gian.
Ảnh minh họa hình dạng của một tiểu hành tinh. Ảnh: CalTech.
Trước đây, các nhà khoa học đã nhiều lần bác bỏ kịch bản tiểu hành tinh này sẽ va chạm với Trái Đất vào năm 2068. Tuy nhiên, những quan sát mới chỉ ra rằng Apophis đang trôi lệch khỏi quỹ đạo khoảng 170 m/năm.
“Điều này đủ để kịch bản va chạm năm 2068 trở thành hiện thực”, nhà thiên văn học Dave Tholen của IfA cho biết.
Video đang HOT
Tiểu hành tinh Apophis lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện vào năm 2004. Vào năm 2013, các nhà nghiên cứu đã xác định tiểu hành tinh này hoàn toàn vô hại. Nhiều giả thiết Apophis va chạm với Trái Đất vào năm 2029 và 2036 cũng đã được loại trừ trước đó. Tuy nhiên, với những dữ liệu mới thu thập được, đường đi của Apophis đã vượt qua mọi dự đoán trước đó của giới nghiên cứu.
Theo CNET , có khả năng Apophis sẽ bay qua Trái Đất vào ngày 13/4/2029. Thậm chí, khoảng cách giữa tiểu hành tinh và Trái Đất gần đến nỗi chúng ta có thể quan sát được bằng mắt thường.
Trong thời gian chờ đợi, các nhà khoa học đang tìm cách đối phó với những tiểu hành tinh tiềm ẩn nguy hiểm hơn, điển hình như sứ mệnh DART của NASA. Sứ mệnh này sẽ có nhiệm vụ sử dụng lực va chạm giữa tàu vũ trụ để đẩy Mặt Trăng của một tiểu hành tinh có khả năng đâm vào Trái Đất chệch hướng. Nếu thành công, các nhà khoa học sẽ sử dụng rộng rãi phương pháp này nhằm loại bỏ các tiểu hành tinh đang đe dọa sự sống của con người.
NASA phát hiện 300 triệu hành tinh 'có thể sống được'
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA tuyên bố về khả năng có ít nhất 300 triệu hành tinh có khả năng sống được trong thiên hà.
NASA phát hiện 300 triệu hành tinh 'có thể sống được'
Kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã dành 9 năm để theo dõi săn tìm ngoại hành tinh.
Kepler đã xác định thành công hàng nghìn ngoại hành tinh trong thiên hà trước khi cạn kiệt nhiên liệu vào năm 2018. Tuy nhiên câu hỏi cốt lõi từ sứ mệnh ban đầu là có bao nhiêu hành tinh trong số này có thể sinh sống được?
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã nghiên cứu dữ liệu mà Kepler thu thập được trong nhiều năm để tìm câu trả lời.
Mới đây, kết quả công bố trên Tạp chí thiên văn học cho thấy có khoảng 300 triệu hành tinh tiềm năng có thể sinh sống được trong thiên hà. Đó là những hành tinh đá có khả năng tồn tại nước lỏng trên bề mặt.
Theo NASA, con số đó là một ước tính sơ bộ, 'có thể có nhiều hơn nữa'. Một số hành tinh trong số này rất gần, cách chúng ta khoảng 20 năm ánh sáng.
Steve Bryson, tác giả nghiên cứu cho biết: "Kepler cho chúng tôi thấy có hàng tỷ hành tinh, giờ chúng tôi xác định được rằng một phần lớn những hành tinh đó có thể là đá và có thể sinh sống được. Kết quả chưa phải là giá trị cuối cùng và nước trên bề mặt hành tinh chỉ là một trong nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống".
Đây là nghiên cứu hợp tác toàn cầu giữa các nhà khoa học NASA, những người làm việc trong sứ mệnh Kepler và các nhà nghiên cứu ở nhiều các cơ quan quốc tế từ Brazil đến Đan Mạch.
Theo ước tính của NASA, có khoảng 100-400 tỷ ngôi sao. Mỗi ngôi sao trên bầu trời có thể chứa ít nhất một hành tinh, do vậy, có thể có hàng nghìn tỷ hành tinh, trong khi con người mới chỉ phát hiện và xác nhận được vài nghìn.
Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định một hành tinh có hỗ trợ sự sống hay không, ví dụ như bầu khí quyển, thành phần hóa học. Để thu hẹp tới hàng nghìn tỷ, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào một vài yêu cầu cơ bản.
Đó là những ngôi sao tương tự như Mặt trời của Trái Đất về độ tuổi, nhiệt độ, không được quá nóng hay hoạt động quá mạnh. Đó là những ngoại hành tinh có bán kính tương tự Trái Đất và có khả năng là hành tinh đá.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng xem xét khoảng cách giữa hành tinh và ngôi sao chủ của nó. Nếu quá gần thì nhiệt độ cao sẽ làm bốc hơi hết hơi nước trên bề mặt, nếu quá xa thì lạnh làm nước đóng băng.
Theo tờ CNN, hành tinh có thể sinh sống được cần phải ở trong vùng 'vừa phải', hay còn gọi là vùng Goldilocks, hỗ trợ nước lỏng trên bề mặt của nó.
Những ước tính trước đây các nhà khoa học không đưa yếu tố nhiệt độ và năng lượng nhưng lần này họ đã đưa vào để phân tích nhờ những dữ liệu bổ sung từ sứ mệnh Gaia của Cơ quan vũ trụ châu Âu.
Ravi Kopparapu, nhà khoa học NASA cho biết: "Chúng tôi xác định khả năng sống được dựa vào xem xét khoảng cách vật lý của một hành tinh so với ngôi sao chủ. Dữ liệu của Gaia về các ngôi sao cho phép chúng tôi cái nhìn hoàn toàn mới về các ngôi sao và hành tinh".
Hiện tại, sứ mệnh TESS của NASA được coi là người thợ săn hành tinh mới tìm kiếm các ngoại hành tinh.
Mảnh vỡ từ một hành tinh khác sống được rơi xuống Sahara Nghiên cứu kéo dài nhiều năm đã giải mã được suối nguồn sự sống và nguồn gốc bất ngờ của vật thể ngoài hành tinh được tìm thấy ở sa mạc Sahara năm 2012. Bài công bố mới đây trên tạp chí Science Advances khẳng định quê hương của thiên thạch NWA 7533 chính là Sao Hỏa, nơi các tàu vũ trụ mang...