Thiên thạch lao xuống trái đất, thắp sáng bầu trời vùng Yakutia của Nga
Thiên thạch C0WEPC5 lao xuống trái đất tại vùng Viễn Đông của Nga và bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển, nhưng chưa rõ liệu có mảnh vỡ nào rơi xuống trái đất hay không.
Thiên thạch rơi xuống vùng Viễn Đông của Nga vào rạng sáng 4.12. ẢNH: REUTERS
Một thiên thạch lao xuống trái đất, thắp sáng bầu trời tại khu vực Yakutia thuộc vùng Viễn Đông của Nga vào rạng sáng 4.12, tạo ra một quả cầu lửa trước khi bùng cháy trong bầu khí quyển.
Reuters dẫn thông cáo của Cơ quan Khẩn cấp Yakutia cho biết mọi cơ quan liên quan được đặt trong tình trạng báo động khi thiên thạch lao xuống, nhưng chưa có thông tin về thiệt hại sau khi thiên thạch rơi.
“Người dân ở các quận Olekminsk và Lensk vào ban đêm đã có thể quan sát thấy một cái đuôi giống như sao chổi và một tia sáng”, thông cáo cho biết.
Xem thiên thạch cháy rực trên bầu trời Nga
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết thiên thạch trên có đường kính 70 cm và được phát hiện khoảng 12 giờ trước khi xuất hiện trên bầu trời. Thiên thạch đi vào bầu khí quyển lúc 1 giờ 15 (giờ địa phương).
“Nhờ các quan sát từ các nhà thiên văn học trên khắp thế giới, hệ thống cảnh báo của chúng tôi đã có thể dự đoán được vụ va chạm này trong vòng /- 10 giây”, ESA cho biết.
Tạp chí New Scientist dẫn lời nhà thiên văn học Alan Fitzsimmons tại Đại học Queen ở Belfast (Anh) cho biết trước khi quả cầu lửa xuất hiện, thiên thạch trên dù nhỏ “nhưng vẫn rất ngoạn mục, có thể nhìn thấy từ hàng trăm km”.
Theo ABC News, thiên thạch trên có tên gọi là C0WEPC5 và là thiên thạch thứ 4 được phát hiện lao xuống trái đất trong năm nay. Hiện chưa rõ có mảnh vỡ rơi xuống trái đất hay không.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết 132 thiên thạch đã bay qua gần trái đất hơn so với mặt trăng kể từ tháng 10.2023.
Phát hiện mới về nguồn gốc thiên thạch rơi xuống Trái đất
Từ khi Trái đất được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm đến nay, thiên thạch đã nhiều lần rơi xuống hành tinh từ ngoài không gian, dẫn đến các vụ nổ nhỏ, đôi khi là thảm họa.
Tuy nhiên, những khối đá này chính xác đến từ đâu? Những nghiên cứu mới nhất đã giúp giải đáp câu hỏi này.
Hình minh họa các thiên thạch văng ra từ sao Hỏa. Ảnh: Getty Images
Bằng cách nghiên cứu thành phần của các thiên thạch đã rơi xuống Trái đất trong nhiều năm và các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời, các nhà thiên văn học đã xác định rằng khoảng 70% các vụ va chạm thiên thạch được biết đến có nguồn gốc từ 3 nhóm tiểu hành tinh nằm trong vành đai tiểu hành tinh chính của hệ Mặt Trời, nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Thông qua 3 nghiên cứu, các nhà khoa học hiện đã có thể giải thích nguồn gốc của phần lớn trong số hàng chục nghìn thiên thạch đã rơi xuống Trái Đất. Trong nghiên cứu, các nhà thiên văn đã thực hiện các mô phỏng số, cho phép mô hình hóa sự hình thành và tiến hóa của các gia đình tiểu hành tinh quay quanh Mặt Trời trong vành đai tiểu hành tinh chính.
Nhà thiên văn học Miroslav Brož của Đại học Charles, Praha (Séc), tác giả chính của hai nghiên cứu đăng trên các tạp chí Nature, Astronomy & Astrophysics, nêu rõ: "Đây là một nhóm tiểu hành tinh có quỹ đạo tương tự nhau vì chúng là những mảnh vỡ được tạo ra trong một vụ va chạm giữa hai tiểu hành tinh".
Các vụ va chạm trong vành đai tiểu hành tinh chính đã khiến các mảnh đá vỡ bay rải rác trong không gian và một số trong đó cuối cùng đã va chạm với Trái Đất.
Theo nhà thiên văn học Michal Marsset của Đài quan sát Nam Âu ở Chile, tác giả của một trong hai nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, cho biết trong số hơn 70.000 thiên thạch mà các nhà khoa học biết đến, chỉ 6% được xác định có thành phần với nguồn gốc từ Mặt Trăng, Sao Hỏa hoặc Vesta - một trong những tiểu hành tinh lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính. Nguồn gốc của các thiên thạch còn lại vẫn chưa được xác định.
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy gia đình tiểu hành tinh Massalia, được hình thành khoảng 40 triệu năm trước, là nguồn gốc của loại thiên thạch L chondrites - chiếm 37% số thiên thạch được biết đến trên Trái Đất. Gia đình tiểu hành tinh Karin và Koronis, là nguồn gốc của thiên thạch H chondrites, chiếm 33% số thiên thạch trên Trái Đất.
Trong khi đó, 8% thiên thạch trên Trái Đất thuộc về các gia đình tiểu hành tinh Flora và Nysa trong vành đai tiểu hành tinh chính, khoảng 6% thiên thạch đến từ Vesta. Nghiên cứu trước đó phát hiện ra rằng chưa đến 1% thiên thạch có nguồn gốc từ Sao Hỏa và Mặt Trăng. Các nhà nghiên cứu vẫn đang khám phá nguồn gốc của khoảng 15% thiên thạch còn lại trên Trái Đất.
Nghiên cứu về nguồn gốc các thiên thạch giúp các nhà khoa học hiểu thêm về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất, cũng như lịch sử của hệ Mặt Trời. Các khối đá không gian đóng vai trò định hướng sự sống trên Trái Đất, chẳng hạn như thiên thạch đã va chạm với Trái Đất cách đây 66 triệu năm, gây ra sự tuyệt chủng của loài khủng long, giúp động vật có vụ trở thành loài chiếm ưu thế. Một số thiên thạch thậm chí có thể cung cấp manh mối về lịch sử sơ khai của hệ Mặt Trời. Đó là những vật liệu nguyên thủy còn sót lại từ thời kỳ trước khi các hành tinh hình thành trong một đĩa vật chất lớn xoay quanh Mặt Trời.
Kính viễn vọng của NASA giúp phát hiện hành tinh với đại dương 'nước sôi' Các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một hành tinh xa xôi, dường như bị bao phủ hoàn toàn bởi đại dương nhiệt độ cao. Ảnh minh họa. Nguồn: PA Qua kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà thiên văn học đã nhận thấy hơi nước và các dấu...