Thiên tài 13 tuổ.i trúng tuyển đại học, sau 7 năm bị nhà trường thuyết phục bỏ học Thạc sĩ: Ai nghe nguyên nhân cũng cũng ngán ngẩm lắc đầu
Dù là thần đồng bẩm sinh, chàng trai này vẫn không thể trở nên xuất chúng chỉ vì sai lầm từ người mẹ.
Ngụy Vĩnh Khang sinh năm 1983 tại huyện Hoa Dung, tỉnh Hồ Nam. Anh từng được mệnh danh là “Thần đồng phương Đông”, gây chấn động dư luận khi trúng tuyển ngành Vật lý tại Đại học Tương Đàm (một trường đại học tổng hợp và trọng điểm quốc gia nằm ở Tương Đàm, Hồ Nam, Trung Quốc) với điểm số cao chót vót khi mới 13 tuổ.i.
Từ nhỏ, anh đã thể hiện tài năng vượt trội với trí nhớ siêu phàm và khả năng học tập nhanh chóng. Mẹ anh, bà Tăng Tuyết Mai, đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và thúc đẩy con phát triển khả năng của bản thân. Do đó, vào năm 4 tuổ.i, anh Ngụy Vĩnh Khang đã hoàn thành chương trình trung học cơ sở.
Ở tuổ.i 8, anh vào học tại một trường trung học trọng điểm. Dưới sự quan tâm, chăm sóc kỹ càng từ mẹ, anh tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong học tập và trở thành niềm tự hào của gia đình và cả địa phương nơi anh sống.
Nguyên nhân chính biến thần đồng thành người tầm thường
Dù đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong việc học, nhưng Ngụy Vĩnh Khang lại thiếu khả năng tự lập do sự bao bọc quá mức từ người mẹ. Bà Tăng Tuyết Mai luôn cẩn thận chăm lo cho con từng chút, từ việc ăn uống, giặt giũ đến sắp xếp mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày. Thậm chí, khi con trai lên đại học, thay vì hướng dẫn con trai học cách tự lập, bà Tăng Tuyết Mai lại chọn cách nghỉ việc để có thời gian theo sát con trai, đảm bảo mọi nhu cầu của con đều được đáp ứng.
Tình trạng này kéo dài đến khi anh Ngụy Vĩnh Khang tốt nghiệp Đại học Tương Đàm vào năm 17 tuổ.i và rời quê nhà để theo học Thạc sĩ tại Học viện Khoa học Trung Quốc. Xa rời vòng tay mẹ, anh không thể tự chăm sóc bản thân, từ việc tự ăn uống, giặt giũ cho đến các kỹ năng sống cơ bản khác.
Trong một môi trường sống mới không có mẹ hỗ trợ, cuộc sống của Ngụy Vĩnh Khang ngày càng trở nên hỗn loạn.
Video đang HOT
Khu vực ký túc xá của Ngụy Vĩnh Khang bừa bộn, quần áo bẩn chất đống khắp nơi, giường và sàn nhà đầy rác. Tuy nhiên, anh vẫn chỉ tập trung đọc sách giữa đống bừa bộn này. Các bạn cùng phòng phàn nàn với nhà trường rằng anh không thể ăn, mặc, tắm giặt hay đi vệ sinh một mình.
Thậm chí, không có mẹ ở bên, anh còn quên mất việc học của mình. Anh không còn nghe giảng và hoàn thành bài tập về nhà một cách nghiêm túc, chỉ ở trong ký túc xá cả ngày để chơi game, xem phim. Do đó, anh đã đán.h mất cơ hội tiếp tục học lên Thạc sĩ vì thành tích kém.
Cuối cùng, nhà trường phải thuyết phục anh bỏ học. Sự việc này khiến bà Tăng Tuyết Mai vô cùng thất vọng và cảm thấy tội lỗi vì đã không dạy con trai kỹ năng tự lập. Cảm giác hối tiếc này đeo bám bà, nhưng cũng trở thành động lực để bà giúp con trai vượt qua khó khăn.
Vụt mất cơ hội phát triển lần thứ hai
Sau khi trở về quê nhà Hồ Nam, Ngụy Vĩnh Khang dần học cách tự chăm sóc bản thân và gánh vác áp lực tài chính của gia đình. Anh giúp mẹ chăm sóc người cha bị liệt và từng bước cải thiện kỹ năng sống. Năm 2005, sau khi câu chuyện của anh được truyền thông đăng tải, một viện khoa học ở Thượng Hải mời anh đi làm việc.
Lần này, bà Tăng Tuyết Mai không còn đi cùng con trai, mà để anh tự lập đến Thượng Hải bắt đầu cuộc sống mới. Tại đây, Ngụy Vĩnh Khang đã phải nỗ lực để tìm lại vị trí của bản thân trong xã hội, đồng thời học cách sống tự lập như một người bình thường.
Khi Ngụy Vĩnh Khang phải đối mặt với thử thách làm việc và sống một mình thêm lần thứ hai, anh cảm thấy bất lực và chọn cách muốn ra đi để giải thoát bản thân nhưng bất thành. Anh bị cảnh sát đưa về gặp bà Tăng Tuyết Mai với không một xu dính túi.
Lúc này, bà Tăng Tuyết Mai không còn ép buộc con trai, bà chỉ mong con có thể tự chăm sóc bản thân và tìm được công việc ổn định. Năm 2008, Ngụy Vĩnh Khang gặp bạn gái Phúc Bí. Sau đó, Phúc Bí đến Thâm Quyến để làm việc và Ngụy Vĩnh Khang cũng theo chị tới đây.
Hai năm sau, họ trở về quê hương để thăm bà Tăng Tuyết Mai với đứa con mới sinh trên tay. Đáng tiếc, Ngụy Vĩnh Khang đã vô tình mắc một căn bệnh quái ác và qua đời vào cuối năm 2021. Vợ anh đã đăng tải một bức ảnh của anh lên mạng làm kỷ niệm.
Trong ảnh, Ngụy Vĩnh Khang đang ôm chặt con gái. Khó ai ngờ được rằng ông bố trông có vẻ bình thường này lại từng là thần đồng. Giờ đây, anh đã mất đi ánh hào quang của quá khứ và có thêm chút bình yên, tĩnh lặng, con gái anh cũng đang lớn lên hạnh phúc dưới sự chăm sóc và tình yêu thương từ gia đình.
15 tuổ.i trúng tuyển đại học, 23 tuổ.i lấy bằng tiến sĩ, 31 tuổ.i trở thành giáo sư ẵm hàng loạt giả.i thưởn.g toán học danh giá, thiên tài vẫn quyết chia tay Mỹ để về nước
Sau hơn một thập kỷ khảo sát và giảng dạy tại Mỹ, ngôi sao toán học đã trở về nước, gia nhập một trường đại học ở miền đông với tư cách là giáo sư.
Theo tài khoản WeChat chính thức của Đại học Chiết Giang, nhà toán học 36 tuổ.i gốc Trung Quốc Sun Song đã bắt đầu vai trò là giảng viên thường trực tại Viện Toán học Nâng cao (IASM) vào đầu năm 2024.
Trước khi được bổ nhiệm vị trí mới, ông Sun là giáo sư khoa toán tại Đại học California tại Berkeley của Mỹ. "Sau khi gia nhập Đại học Chiết Giang, tôi sẽ làm việc chăm chỉ cho công trình của mình, đồng thời hướng dẫn cho những sinh viên muốn theo đuổi toán học. Tôi sẽ cố gắng hết sức để truyền lại chuyên môn của mình cho thế hệ trẻ", ông nói.
Chân dung Giáo sư Sun Song.
Giáo sư Sun Song sinh năm 1987 tại huyện Hoài Ninh, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Năm 2000, Sun Song được nhận vào trường trung học cơ sở Hoài Ninh. Đến năm 2002, tức 15 tuổ.i, ông đã đạt giải nhì kỳ thi hoá toàn quốc. Cùng năm đó, ông tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học và trúng tuyển vào Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, trở thành người đầu tiên trong huyện được nhận vào Lớp Sơ cấp của trường này.
Năm 2006, Sun Song nhận được học bổng toàn phần để theo học tại Khoa Toán trường Đại học Wisconsin. Đến năm 23 tuổ.i, Sun Song lấy bằng Tiến sĩ về hình học tại Đại học Wisconsin-Madison dưới sự hướng dẫn của nhà toán học người Mỹ gốc Hoa Chen Xiuxiong.
Sau đó, ông làm trợ lý giáo sư tại Đại học Stony Brook ở New York. Năm 2014, Sun Song đoạt Giải Sloan của Mỹ - một trong những giải danh giá dành cho các nhà khoa học trẻ có tiềm năng cách mạng hoá lĩnh vực khảo sát của mình.
Năm 2018, với tư cách là giáo sư tại Đại học California, Berkeley, ông đã giành Giải Oswald Veblen danh giá về Hình học với những người cố vấn của mình là nhà toán học Chen và nhà toán học người Anh Simon Donaldson.
Hai năm sau, ông tiếp tục giành được Giải New Horizons về Toán học vì "nhiều đóng góp mang tính phát triển cho hình học vi phân phức".
Ông Song được khen ngợi là ứng cử viên sáng giá cho Huy chương Fields, hay còn mệnh danh là "Giải Nobel toán học". Đây được xem như danh hiệu quý giá nhất mà một nhà toán học có thể nhận. Giải này chỉ trao cho các nhà toán học dưới 40 tuổ.i.
Viện Toán học Nâng cao (IASM) của Đại học Chiết Giang.
Đến tháng 1/2024, Giáo sư Sun Song trở về Trung Quốc, gia nhập IASM của Đại học Chiết Giang. Việc bổ nhiệm giáo sư Song là một phần trong mục tiêu của IASM nhằm xây dựng một trung tâm toán học đẳng cấp thế giới.
"Để Trung Quốc trở thành cường quốc khoa học và công nghệ thực sự, ta phải nuôi dưỡng một số trung tâm toán học và khoa học hàng đầu", giám đốc sáng lập IASM Li Jianshu cho biết.
"Ước mơ và sứ mệnh của IASM là trở thành một trung tâm khảo sát hàng đầu thế giới. Chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng chúng tôi đang tiến đến ngày một gần. Chúng tôi chân thành mời các nhà toán học tài năng từ khắp nơi trên thế giới tham gia vào mục tiêu của chúng tôi", ông Li cho biết trong thông cáo báo chí của trường.
Đây là trường THPT tư thục ở Hà Nội có nhiều cựu học sinh đỗ Harvard nhất Cựu học sinh của trường hiện có 1 Thạc sĩ và 1 Tiến sĩ Harvard. Đại học Harvard là ngôi trường mơ ước của học sinh, sinh viên mọi nơi trên thế giới. Trong nhiều năm qua, ngôi trường này đã đào tạo nên nhân tài ở nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến kinh doanh, nghệ thuật, khoa học công nghệ,... Những...