Thiên nhiên đặc sắc vùng Castile-Léon
Tây Ban Nha tự hào là quốc gia có nhiều khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận nhất thế giới với 55 khu vực.
Chỉ riêng vùng tự trị Castile-Léon đã có tới 10 khu dự trữ sinh quyển với những nét đặc sắc riêng.
Dãy núi Cantabria.
Khu dự trữ sinh quyển Babia bao gồm thung lũng cùng tên nằm dưới chân dãy núi Cantabria, có diện tích khoảng 38.107ha. Đây là mảnh đất của núi cao và vực sâu, của những cánh đồng đá khô khốc và những dòng sông chảy xiết. Không ít vận động viên leo núi chuyên nghiệp tìm đến Babia để chinh phục những đỉnh núi cheo leo như Penã Ubinã (2.417m), Penã Orniz (2.193m), Montihuero (2.180m)… Babia còn từng được bầu chọn là nơi tốt nhất để quan sát các hiện tượng thiên văn trên toàn đất nước Tây Ban Nha.
Video đang HOT
Cách Babia không xa là Khu dự trữ sinh quyển Los Ancares Leoneses nằm ở rìa phía tây của dãy núi Cantabria. Mảnh đất trung du Los Ancares Leoneses sở hữu những cánh rừng sồi, nhựa ruồi và thanh tùng hàng nghìn năm tuổi, xung quanh là các đồng cỏ rộng hút tầm mắt. Người dân địa phương sống bằng nghề thu hái hạt dẻ, chăn thả gia súc, và gần đây là kinh doanh homestay. Tổ tiên họ là người tiền sử sống trong những hang đá, đơn cử như hệ thống hang động ở ngọn núi Penã Pinẽra. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Khu di sản văn hóa thế giới nhờ sở hữu nhiều bức tranh tường có từ thời đại đồ đồng. Ngoài ra còn phải nhắc đến Khu di tích lịch sử làng đá Chano được xây vào đầu thời kỳ đồ sắt. Nhiều ngôi nhà, miệng giếng bằng đá tại Chano vẫn đứng vững trước mưa gió mặc cho hơn 3.000 năm đã trôi qua.
Khu dự trữ sinh quyển Los Valles de Omanã y Luna vốn là một vùng khai thác than quan trọng, nhưng ngày nay, ngành khai mỏ tại địa phương đã gần như biến mất. Hiện, trên diện tích 81.000ha của khu dự trữ chỉ còn 86 ngôi làng nhỏ sống bằng nghề nông. Con người rời đi thì thiên nhiên lại thế chỗ. Diện tích rừng cổ thụ tại đây được mở rộng theo từng năm. Những loài động vật như gấu nâu Cantabria và gà gô Á – Âu từng có thời biến mất khỏi Los Valles de Omanã y Luna nay đã trở lại “ngôi nhà xưa”. Nhiều du khách yêu thích đi bộ thường dành hai, ba ngày đi trên những nẻo đường mòn cắt ngang rừng ở Los Valles de Omanã y Luna để vừa thỏa mãn đôi chân, vừa tận mắt khám phá tự nhiên. Đến những tháng hè lại có thêm hoạt động câu cá hồi đang trong mùa bơi ngược sông để đẻ trứng.
Đề cử Phong Nha - Kẻ Bàng thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình không chỉ là một di sản thiên nhiên của Việt Nam mà còn là của toàn nhân loại.
Nếu trở thành 'Khu dự trữ sinh quyển thế giới' sẽ giúp nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị tự nhiên này.
Vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch - Ảnh Oxalis
Ngày 26-9, ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), cho biết vừa tổ chức cuộc họp với Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan để xây dựng hồ sơ đề cử Phong Nha - Kẻ Bàng thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo đó, phạm vi khảo sát lập Khu dự trữ sinh quyển thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng có diện tích 484.326ha, dân số 133.642 người. Trong đó, vùng lõi khu dự trữ sinh quyển được lấy theo ranh giới vùng lõi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và khu di sản VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, thuộc địa phận 2 huyện, 7 xã/thị trấn, diện tích 123.326ha.
Vùng đệm được lấy theo ranh giới vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận 3 huyện, 13 xã/thị trấn, diện tích là 220.000ha; vùng chuyển tiếp nằm trên địa phận 6 huyện/thị xã, 18 xã/thị trấn, diện tích 141.000ha.
Quần thể Bách xanh đá ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được xác định có trên 500 năm tuổi, luôn được bảo vệ nghiêm ngặt
Để được đề cử Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cần đạt được 7 tiêu chí bao gồm: Có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người; có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao; có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững; có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển... và cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận.
Hiện trên thế giới có 738 khu dự trữ sinh quyển tại 134 quốc gia; bao gồm 22 khu dự trữ sinh quyển thế giới xuyên biên giới đã được công nhận. Tại Việt Nam có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo ông Phạm Hồng Thái, Phong Nha - Kẻ Bàng nếu được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ đóng góp phần vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái, loài và nguồn gen; thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và con người một cách bền vững về các mặt văn hóa, xã hội và sinh thái; hỗ trợ các chương trình trình diễn, hoạt động giáo dục và tập huấn về môi trường, nghiên cứu và giám sát liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu.
'Viên kim cương xanh' Quảng Bình có thêm tour du lịch mới hứa hẹn hút khách Ngoài các điểm đến du lịch hiện có, Quảng Bình sẽ có thêm sản phẩm du lịch mới đẳng cấp, khác biệt trong thời gian tới. Ngày 31/5, Ông Bạch Thanh Hải, Giám đốc Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong cho biết, UBND tỉnh Quảng Bình vừa đồng ý chủ trương cho phép Ban liên...