“Thiên đường mây tím” cao 3.000m hút hàng nghìn người tới check-in: Top 7 ngọn núi cao nhất Việt Nam, chỉ cách Hà Nội 250km
“Nóc nhà Yên Bái” với độ cao 2.979m, không chỉ hấp dẫn bởi thử thách trekking đầy mê hoặc mà còn gây thương nhớ với những mùa hoa tím Chi Pâu mơ màng và biển mây bồng bềnh như chốn tiên cảnh.
Nằm sâu trong khối núi Phú Lương của dãy Hoàng Liên Sơn, thuộc huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, Tà Chì Nhù (còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của dân tộc Thái, hoặc Chung Chua Nhà theo cách gọi của dân tộc Mông) là một điểm đến không thể bỏ lỡ cho những ai yêu thích trekking và khám phá thiên nhiên.
Với độ cao 2.979m, Tà Chì Nhù không chỉ được mệnh danh là “Nóc nhà Yên Bái” mà còn là ngọn núi cao thứ 7 trong số các ngọn núi cao nhất Việt Nam. Với 1 loài hoa đặc trưng, nơi đây có điểm nhấn là biển mây bồng bềnh trên những dãy núi màu tím mê hoặc lòng người, nơi hội tụ của những khung cảnh hùng vĩ, sắc hoa độc đáo.
Không chỉ nổi bật với địa hình núi đá trập trùng và những cây bụi thấp tầng, Tà Chì Nhù còn là nơi lưu giữ vẻ đẹp của các loài hoa rừng đặc sắc. Trong đó, cái tên hoa Chi Pâu – loài hoa không tên – trở thành biểu tượng riêng của vùng đất này. Theo cách gọi của người Mông, “Chi Pâu” có nghĩa là “không biết”, một cái tên mang vẻ bí ẩn nhưng lại khiến bao người phải nhớ nhung.
Mỗi năm, khi tiết trời chuyển mình sang cuối thu, những bông hoa tím nhỏ bé, mộc mạc ấy bắt đầu bung nở, phủ sắc tím biếc cả ngọn núi. Giữa không gian núi rừng bao la, sắc tím của hoa Chi Pâu khiến Tà Chì Nhù từ một nơi hiểm trở, hoang vu trở nên mềm mại và mộng mơ hơn bao giờ hết.
Tà Chì Nhù không chỉ có hoa, mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê săn mây. Sau hành trình gian nan, đặt chân lên độ cao 2.979m, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng với khung cảnh một biển mây trắng muốt trải dài đến tận chân trời.
Dưới ánh nắng ban mai, biển mây khổng lồ hiện lên như một tấm thảm bông khổng lồ, nhẹ nhàng trôi giữa không trung. Xa xa, những đỉnh núi ẩn hiện trong làn mây, hòa quyện với sắc tím của hoa Chi Pâu, tạo nên một bức tranh huyền ảo mà chỉ thiên nhiên mới có thể vẽ nên. Thả mình trên thảm cỏ, cảm nhận không khí trong lành và tận hưởng cảnh sắc siêu thực này, bạn sẽ thấy mọi mệt mỏi tan biến.
Video đang HOT
Chuẩn bị trước chuyến đi
Trước khi chinh phục Tà Chì Nhù, một đôi giày leo núi chất lượng cao với đế gai chống trơn trượt là vật dụng không thể thiếu. Hãy chọn giày rộng hơn cỡ chân thường một chút để đảm bảo thoải mái khi leo núi và tránh đau nhức. Bên cạnh đó, một chiếc ba lô trợ lực loại 15-20 lít sẽ giúp bạn mang đủ vật dụng cần thiết mà không gây mỏi vai.
Về đồ dùng cá nhân, đừng quên mang theo muối khoáng điện giải, gel năng lượng, chai xịt chống căng cơ và các loại thuốc cơ bản. Thời tiết ở Tà Chì Nhù thường se lạnh, vì vậy một chiếc áo gió hoặc áo giữ nhiệt sẽ giúp bạn giữ ấm, đặc biệt vào ban đêm khi nhiệt độ xuống thấp.
Nếu bạn lần đầu leo núi, việc rèn luyện thể lực trước chuyến đi cũng rất quan trọng. Hãy thử đi bộ hoặc leo cầu thang vài km mỗi ngày để cơ thể quen với cường độ vận động.
Trong chuyến đi
Hành trình trekking Tà Chì Nhù thường bắt đầu từ khu Mỏ Chì của xã Xà Hồ vào sáng sớm. Quãng đường 12km với nhiều đoạn dốc cao đòi hỏi bạn phải có sức bền và sự kiên nhẫn. Một chiếc gậy leo núi và đôi găng tay bám dính tốt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn vượt qua những đoạn đường trơn trượt hay gồ ghề.
Dù đi theo nhóm, bạn nên thuê porter – người khuân vác và dẫn đường bản địa. Các porter người Mông không chỉ thông thạo địa hình mà còn rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ và động viên bạn trên suốt hành trình.
Chặng đường từ lán nghỉ cuối cùng lên đến đỉnh Tà Chì Nhù dù chỉ dài khoảng 3km nhưng là thử thách lớn nhất. Địa hình núi đá và gió mạnh khiến bạn nhanh chóng mất sức. Đừng quên mang theo muối khoáng điện giải và gel năng lượng để bổ sung năng lượng kịp thời.
Sau chuyến đi
Hành trình xuống núi thường mất ít thời gian hơn so với lúc leo lên, nhưng cũng không kém phần gian nan. Để tránh đau nhức hoặc chấn thương, bạn nên đi chậm rãi, dùng gậy leo núi và nghỉ ngơi khi cần.
Về đến lán, bạn có thể thưởng thức một bát mì tôm nóng hổi hoặc tắm nước nóng để thư giãn cơ thể. Nếu quyết định ngủ lại qua đêm, hãy mang theo đèn pin mini vì điện ở đây khá hạn chế. Trước khi ngủ, miếng dán cơ sẽ giúp bạn giảm căng mỏi, chuẩn bị cho hành trình ngày hôm sau.
Tà Chì Nhù không chỉ là một điểm đến du lịch, mà còn là nơi bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên, khám phá những giới hạn của bản thân và tận hưởng vẻ đẹp tinh túy nhất mà đất trời Tây Bắc ban tặng. Năm 2023, số du khách đến huyện Trạm Tấu đạt 150.000 lượt, bằng 136% kế hoạch đề ra.
Với khí hậu vùng cao quanh năm mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nguyên sơ, có nhiều đỉnh núi cao như: đỉnh Tà Chì Nhù, đỉnh Tà Xùa thích hợp du lịch mạo hiểm; thác nước Háng Đề Chơ được ví như “Đệ nhất thác Tây Bắc”, đồi thông Eo Gió, bản Cu Vai và có trữ lượng nguồn nước khoáng nóng dồi dào nên Trạm Tấu hướng tới hoàn thiện hệ sinh thái du lịch theo chuỗi giá trị.
Hãy dành một lần để đặt chân đến “Nóc nhà Yên Bái”, ngắm nhìn biển mây, say mê sắc tím của hoa Chi Pâu và cảm nhận sự bình yên nơi núi rừng hùng vĩ.
Đắm mình trong 'đại dương mây trời' trên đỉnh Tà Chì Nhù
Là một trong mười ngọn núi cao nhất của Việt Nam, nơi đây được mệnh danh là 'đại dương trên mây' vì nổi tiếng với biển mây ở lưng chừng trời.
Nằm tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, Tà Chì Nhù được người dân tộc Thái gọi là Phu Song Sung và người dân tộc Mông gọi là Chung Chua Nhà. Với độ cao trung bình khoảng 2.979 - 2.985 mét so với mực nước biển, Tà Chì Nhù luôn là một thử thách lớn đối với những nhà leo núi.
Biển mây trên đỉnh núi Tà Chì Nhù. (Ảnh: Ninh Phương)
Con đường lên đỉnh Tà Chì Nhù không dành cho những ai yếu bóng vía. Địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt với gió lớn và nhiệt độ thấp là những thử thách mà bạn phải đối mặt. Tuy nhiên, chính những khó khăn đó lại tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của ngọn núi này.
Theo kinh nghiệm của những trekker thì thời điểm lý tưởng để chinh phục Tà Chì Nhù là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Bởi lẽ trong khoảng thời gian này, thời tiết mát mẻ, ít mưa, trời se se lạnh và có nhiều cơ hội ngắm nhìn biển mây bao phủ.
Thời gian thích hợp để đi đến Tà Chì Nhù vào tháng 10 đến tháng 3. (Ảnh: An Huỳnh)
Ngoài ra, nếu bạn muốn đắm chìm trong thiên đường tím mộng mơ của hoa Chi Pâu thì nên đến Tà Chì Nhù vào tháng 10. Loài hoa này mọc thành từng đám lớn, phủ kín các sườn núi, tạo nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn.
Câu chuyện về cái tên Chi Pâu gắn liền với một sự nhầm lẫn đáng yêu. Khi du khách hỏi người dân tộc H'Mông về tên của loài hoa tím này, họ đã trả lời "chi pâu" có nghĩa là "không biết". Từ đó, cái tên Chi Pâu trở nên phổ biến và gắn liền với Tà Chì Nhù.
Hoa Chi Pâu nở rộ vào tháng 10 hàng năm. (Ảnh: Khánh Linh)
Con đường lên đỉnh Tà Chì Nhù là một chuỗi những thử thách liên tiếp. Những con dốc dựng đứng, những vách đá trơn trượt, những đoạn đường băng qua suối... sẽ khiến bạn phải vận dụng hết sức lực và kỹ năng của mình. Gió lớn trên đỉnh núi là một trong những khó khăn lớn nhất mà bạn phải đối mặt. Để đảm bảo an toàn, bạn nên di chuyển chậm rãi, giữ thăng bằng và luôn chú ý đến những thay đổi của thời tiết.
Hành trình săn mây tại Tà Chì Nhù rất thú vị. (Ảnh: Nguyen Quy Duong)
Tuy nhiên sau những nỗ lực không ngừng, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác chinh phục đỉnh núi. Từ trên cao, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng Yên Bái với những dãy núi trùng điệp, những thung lũng xanh mướt. Biển mây bồng bềnh như một tấm thảm khổng lồ bao phủ lấy núi rừng. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà bạn khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu.
Tà Chì Nhù hiện lên với vẻ đẹp vô cùng huy hoàng. (Ảnh: @linhpio)
Nếu bạn là một người yêu thích trekking và muốn khám phá những vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên, Tà Chì Nhù chắc chắn sẽ là một điểm đến lý tưởng. Tuy nhiên, trước khi lên đường, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về thể lực, trang thiết bị và tìm hiểu kỹ về lộ trình để đảm bảo an toàn cho chuyến đi của mình.
Tôi cùng chồng trekking 10 đỉnh núi cao của Việt Nam Trong 10 năm, tôi và chồng cùng chinh phục 10 đỉnh núi có độ khó khác nhau. Tháng 10 sắp tới, chúng tôi sẽ quay lại Tà Chì Nhù - đỉnh núi xếp thứ 7/10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Chồng cùng tôi chinh phục trên dưới 10 đỉnh núi, dù leo núi không phải đam mê của anh. Tôi là Nguyễn...