Thiên đường bươm bướm lớn nhất thế giới tại Vân Nam, Trung Quốc
Khu vực có nguồn tài nguyên bướm phong phú nhất trên thế giới, được mệnh danh là “ thiên đường của các loài bướm” với hơn 150 triệu con đang sinh sống.
https://dulich.petrotimes.vn/
Bước vào đầu tháng 6, tại thung lũng bướm sông Hồng ở huyện Cận Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đã xuất hiện ấu trùng của loài bướm vàng với số lượng lớn đã trở thành bướm trong một khoảng thời gian rất ngắn.
https://dulich.petrotimes.vn/
Nơi đây là địa phương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa, khí hậu đặc trưng đã tạo nên nguồn tài nguyên rừng phong phú, tạo được điều kiện tốt cho sự sinh sản của bướm. Trong đó có tổng số gồm 11 họ, 138 chi và hơn 320 loài bướm đã được tìm thấy, khiến nơi đây trở thành khu vực có nguồn tài nguyên bướm phong phú nhất trên thế giới, được mệnh danh là “thiên đường của các loài bướm” với hơn 150 triệu con đang sinh sống.
Video đang HOT
https://dulich.petrotimes.vn/
Trên thực tế hiện nay, hai cuộc bùng phát bướm lớn được tìm thấy trên thế giới chỉ có ở 2 nơi là ở Mexico và ở Thung lũng bướm sông Hồng tại Trung Quốc.
Khoảnh khắc có số lượng lớn bươm bướm bay ra khỏi kén được phóng viên người Trung Quốc ghi lại, chúng tụ tập giữa núi rừng. Đây là hiện tượng một số lượng lớn ấu trùng bướm xuất hiện thành bướm trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 5 đến tháng 6 hàng năm.
https://dulich.petrotimes.vn/
Sự bùng phát của loài bướm chủ yếu do bướm vàng chiếm ưu thế và một số ít loài quý hiếm như chim én mỏ vàng và chim én phiến vàng cũng có thể được quan sát thấy. Theo Yang Zhenwen, người phụ trách tại “Bảo tàng thung lũng bướm sông Hồng” ở Trung Quốc, dựa vào sự theo dõi từ 23 điểm quan sát cho thấy số lượng bướm vàng đã lên tới hơn 150 triệu con trong năm 2022.
Yang Zhenwen cho biết độ phủ rừng của địa phương là 70% cùng với sự chênh lệch độ cao lớn, khí hậu đặc trưng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn gen và sự phát triển tự nhiên của động vật và thực vật nơi đây.
Châu Á - Thái Bình Dương mất danh hiệu vùng du lịch lớn nhất thế giới
Châu Á-Thái Bình Dương là nơi có những điểm đến du lịch được yêu thích nhất trên thế giới, từ vẻ đẹp tự nhiên của Bali đến sự náo nhiệt của đô thị Singapore.
Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc. Ảnh: CNN
Những điểm nghỉ dưỡng đáng mơ ước này - kết hợp với sức mạnh kinh doanh của khu vực - đã giúp châu Á-Thái Bình Dương giữ vững danh hiệu khu vực du lịch lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Nhưng với việc một số nơi như Trung Quốc và Nhật Bản còn tương đối chậm dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh liên quan đến đại dịch COVID-19, việc di chuyển bằng đường hàng không ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn ở mức thấp so với mức trước đại dịch.
Theo báo cáo mới từ các nhà phân tích ngành du lịch quốc tế, Trung tâm Hàng không (CAPA) dự đoán châu Á-Thái Bình Dương sẽ không còn là khu vực du lịch lớn nhất thế giới vào cuối năm 2022 và nhường lại danh hiệu này cho châu Âu.
Theo CAPA, vốn là nơi từng chiếm hơn 1/3 tổng số hành trình của hành khách trên toàn cầu, hoạt động hàng không tại châu Á-Thái Bình Dương đã giảm 45% so với mức trước đại dịch.
Trong khi đó, CAPA cho rằng việc đi lại bằng đường hàng không của châu Âu đã phục hồi tới khoảng 85% mức trước đại dịch, mặc dù còn đang chịu tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Phục hồi chậm
Năm 2019, 3,38 tỷ lượt hành khách đã quá cảnh qua các sân bay ở châu Á-Thái Bình Dương. Các dự đoán hiện tại từ Hội đồng sân bay quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (ACI) cho thấy 1,84 tỷ hành khách sẽ đi qua các trung tâm du lịch của khu vực này vào cuối năm 2022.
Theo ACI và CAPA, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự phục hồi chậm chạp này là chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc và việc Nhật Bản chậm nới lỏng hạn chế đi lại. Đây là hai trong số những thị trường du lịch hàng đầu của khu vực này.
CAPA báo cáo rằng hầu hết chuyến du lịch đến châu Á-Thái Bình Dương vẫn ở mức dưới 50% so với năm 2019. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như Ấn Độ, thấp hơn 11% so với con số của năm 2019.
Du lịch nội địa ở châu Á-Thái Bình Dương đang phục hồi nhanh hơn so với du lịch quốc tế. Ví dụ, du lịch nội địa ở Trung Quốc chỉ giảm 5,4% so với mức năm 2019.
Nhìn chung, CAPA dự đoán châu Á-Thái Bình Dương sẽ không có cơ hội trở lại mức sôi động như trước đại dịch cho đến cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.
"Ngay cả khi đó, sự phục hồi vẫn phụ thuộc vào cách thức các quốc gia mở cửa biên giới và chấm dứt các hạn chế đi lại kéo dài, cũng như tình hình kinh tế và dịch tễ học khác", báo cáo viết.
Đầm phá địa nhiệt lớn nhất thế giới tại Canada Đầm phá địa nhiệt lớn nhất thế giới tại Charlevoix (Canada) sắp đi vào khởi công với hy vọng nơi đây có thể sản xuất và tự cung tự cấp về điện. Lấy cảm hứng từ đầm phá Blue Lagoon nổi tiếng ở Iceland, đầm phá lộ thiên này được trang bị hệ thống sưởi, nhằm duy trì nhiệt độ nước đạt mức...