Thích nghi khiến con người trở nên vĩ đại

Theo dõi VGT trên

Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn nạn thời đại. Giờ đây, nó có thể định hình sự tiến hóa của xã hội loài người.

Không khí độc vẫn gây hại cho hàng tỷ người từng ngày, từng giờ. Chúng ta liên tục hít thở khí thải độc hại từ phương tiện giao thông, các nhà máy đốt than, nhà máy lọc dầu, khí đốt từ sinh hoạt. Ngoài ra, hơn một tỷ người đưa chất độc vào phổi từ các loại thuốc lá.

92% dân số thế giới sống ở những vùng có “bụi mịn” – hạt vật chất rất nhỏ tác động nguy hại đến mô cơ thể người. Ô nhiễm không khí và thuốc lá mỗi năm còn gây ra 20 triệu ca tử vong cho thanh thiếu niên.

Thích nghi khiến con người trở nên vĩ đại - Hình 1

Australia vẫn đang khắc phục hậu quả từ đợt cháy rừng lịch sử. Ảnh: The New York Times.

Các độc tố trong không khí gây hại đến con người qua nhiều cách. Ngoài là nhân tố mạnh mẽ gây ung thư phổi, bệnh tim, giới nghiên cứu còn tìm ra mối liên hệ từ các độc tố này với những căn bệnh rối loạn như tiểu đường hay Alzheimer.

“Làm thế nào ô nhiễm không khí có thể gây ra những căn bệnh này?”, giới khoa học đặt vấn đề. Họ cũng hoang mang về khả năng phục hồi của con người.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng câu trả lời có thể nằm trong quá trình tiến hóa xa xôi của nhân loại, tức hàng triệu năm trước, trước khi điếu thuốc đầu tiên được đốt, trước cả làn khói xe đầu tiên được thải ra ngoài môi trường.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, câu trả lời có thể nằm trong quá trình tiến hóa xa xôi của nhân loại, tức hàng triệu năm trước, trước khi điếu thuốc đầu tiên được đốt, trước cả làn khói xe đầu tiên được thải ra ngoài môi trường.

Nhà sinh vật học Benjamin Trumble thuộc Đại học bang Arizona cùng giáo sư Caleb Finch, Đại học Nam California nhận định: Tổ tiên chúng ta cũng từng điêu đứng với ô nhiễm không khí.

Các nhà khoa học cho rằng nhân loại đã tiến hóa trên cơ sở chống lại những tác nhân ô nhiễm. Cho đến ngày nay, dù có thể đã bị hạn chế, các dạng thích nghi này vẫn còn đang giúp cơ thể chúng ta chống lại tác hại từ khói thuốc hay mối nguy hại từ không khí ô nhiễm. Tuy nhiên, các di sản tiến hóa này cũng có thể là gánh nặng. Một số thích ứng di truyền có thể đã làm tăng tính dễ bị tổn thương của chúng ta đối với các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí.

Câu chuyện từ bảy triệu năm trước

Châu Phi 7 triệu năm trước dần trở nên khô cằn. Sahara nổi lên ở phía bắc, những đồng cỏ mở rộng ra ở phía đông và nam lục địa đen.

Tổ tiên của tinh tinh và khỉ đột vẫn ở trong rừng, nhưng họ hàng cổ xưa của chúng ta đã thích nghi được với môi trường mới. Khung xương cơ thể được nâng cao và mảnh khảnh hơn, tiến hóa này giúp cơ thể phù hợp để đi bộ hay chạy đường dài.

Tiến sĩ Finch và Tiến sĩ Trumble tin rằng những “con người đầu tiên trên Trái Đất” đã phải đối mặt với thách thức mà hầu như không được nhắc tới: Không khí.

Theo định kỳ, các thảo nguyên khi xưa phải trải qua những cơn bão bụi lớn từ Sahara. Tổ tiên xa xôi của chúng ta do đó có nguy cơ hít phải các hạt cát giàu silic này, gây hại cho phổi.

“Khi mật độ bụi tăng cao, chúng ta dễ nhận thấy nhiều vấn đề về phổi”, Tiến sĩ Finch cho hay. Minh chứng rõ ràng hơn là ngày nay, các nhà nghiên cứu người Hy Lạp phát hiện khi các luồng gió xuất phát từ Sahara thổi đến đất nước họ, các bệnh viện tiếp nhận nhiều hơn những ca bệnh về đường hô hấp.

Thích nghi khiến con người trở nên vĩ đại - Hình 2

2014 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử. Ảnh: Nasa.

Bụi không phải là mối nguy hiểm duy nhất. Quá trình hô hấp của người tối cổ cũng có thể bị kích thích bởi phấn hoa và hạt vật chất cặn từ phân của những đàn thú gặm cỏ khổng lồ trên các thảo nguyên.

Hai tiến sĩ cho rằng các nhà khoa học nên xem xét liệu những thách thức mới này có làm thay đổi đặc tính sinh học của chúng ta, thông qua chọn lọc tự nhiên hay không. Chẳng hạn, phải chăng những người ít bị ảnh hưởng xấu từ khói thuốc lá đã thừa hưởng các biến thể di truyền bảo vệ những tổ tiên xa xưa khỏi các đám cháy?

Một cách để trả lời những câu hỏi này là nghiên cứu các gen đã phát triển, kể từ khi tổ tiên chúng ta rời khỏi cuộc sống quanh quẩn trong rừng sâu để khám phá thế giới rộng lớn hơn.

Một trong số đó là MARCO, gen quy định kế hoạch chi tiết để sản xuất một kết cấu phân tử được sử dụng bởi các tế bào miễn dịch trong phổi chúng ta. Các tế bào sử dụng kết cấu này để loại bỏ cả vi khuẩn và các hạt, bao gồm cả bụi silic.

Phiên bản người của gen MARCO khác biệt rõ rệt các loài vượn khác. Sự biến tính đó đã xảy ra ít nhất nửa triệu năm trước (Người Neanderthal – phụ loài của người hiện đại cũng mang theo biến thể). “Hít thở không khí bụi bặm đã thúc đẩy sự tiến hóa của MARCO trên cơ thể của loài vượn cổ”, Tiến sĩ Trumble đưa ra giả thuyết.

Khói bụi đã tạo ra áp lực tiến hóa mới. Men gan ở con người đã và đang dần mạnh mẽ hơn để phá vỡ các độc tố đi vào máu thông qua quá trình hô hấp.

Khói bụi đã tạo ra áp lực tiến hóa mới. Men gan ở con người đã và đang dần mạnh mẽ hơn để phá vỡ các độc tố đi vào máu thông qua quá trình hô hấp.

Bên cạnh gen MARCO, Gary Perdew – nhà độc học phân tử tại Đại học bang Pennsylvania – và các đồng nghiệp của ông đã tìm thấy bằng chứng về sự tiến hóa để chống lại tác hại của khói thuốc trong một gen khác: AHR.

Gen này tạo ra một loại protein được tìm thấy trên các tế bào trong ruột, phổi và da. Khi các độc tố xâm nhập cơ thể và bị vướng vào protein, các tế bào sẽ giải phóng enzyme phân hủy chất độc. Tuy nhiên, gen này khi ở trong cá thể người có phản ứng với độc tố yếu hơn so với các loài khác, có thể vì trong quá trình phân giải chất độc xuất hiện các mảnh vỡ có khả năng gây tổn thương đến các mô.

Thích nghi khiến con người trở nên vĩ đại - Hình 3

Không chỉ người hiện đại, tổ tiên chúng ta cũng phải học cách thích ứng với ô nhiễm môi trường. Ảnh: The New York Times.

Vào thời kỳ nhân loại chưa sử dụng lửa, cơ thể con người chưa cần sử dụng nhiều đến AHR. Vì vậy, trên lý thuyết, con người vẫn chịu đựng được các tổn thương mà protein gây ra trong quá trình phân giải chất độc. Tuy nhiên, từ khi phát minh ra lửa, chúng ta hít phải khói bụi nhiều hơn, điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng AHR protein cao hơn, các mối đe dọa đến sức khỏe vì thế cũng tăng cao.

Tiến sĩ Perdew tin rằng con người đã tiến hóa với một phản ứng AHR yếu hơn như cách để tìm ra sự thỏa hiệp, nhằm giảm thiểu thiệt hại của các chất ô nhiễm trong không khí mà không gây ra quá nhiều tác dụng phụ. Nhưng sự thích nghi này không bao giờ là hoàn hảo, thực tế là hàng nghìn người vẫn chết vì khí độc. Tuy nhiên, mục đích của tiến hóa không phải để sở hữu thể trạng hoàn hảo.

Bầu không khí đã bị thay đổi

Chúng ta tiến vào thời kỳ Cách mạng công nghiệp từ hai thế kỉ trước. Bên cạnh nước sạch, các loại thuốc y tế ngày ngày được cải tiến, các phát kiến khác cũng làm giảm đáng kể các ca tử vong do bệnh truyền nhiễm, tuổi thọ trung bình tăng vọt. Dù vậy, con người chúng ta cũng đã và đang tiếp xúc với độc tố trong không khí ngày càng nhiều hơn.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp bùng nổ với việc sử dụng rất nhiều chất đốt từ than đá, ô tô trở nên phổ biến, các nhà máy điện và nhà máy lọc dầu xuất hiện ngày càng nhiều, các công ty thuốc lá mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp. Ngày nay, 6,5 nghìn tỷ điếu thuốc lá được bán ra mỗi năm.

Trải qua hàng trăm nghìn năm, cơ thể chúng ta được rèn luyện để phản ứng trên cơ chế phòng thủ các tác nhân xấu từ bên ngoài. Trong đó, cơ thể có thể biểu hiện mạnh mẽ cơ chế này qua các vết viêm. Tần suất biểu hiện của viêm nhiễm trên cơ thể người đang có dấu hiệu ngày càng cao.

Nhiều nghiên cứu hiện nay cho thấy tình trạng viêm mạn tính thể hiện mối liên hệ quan trọng giữa độc tố trong không khí và bệnh tật. Ví dụ, viêm não mạn tính có thể làm giảm khả năng loại bỏ các protein bị lỗi. Và khi các protein này bị tích lũy, chúng có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ.

Viêm mạn tính thể hiện mối liên hệ quan trọng giữa độc tố trong không khí và bệnh tật

Các mầm bệnh có thể được gián tiếp đưa vào cơ thể qua những hạt ô nhiễm. Cụ thể, khi đi vào mũi, chúng có thể tiếp xúc với các đầu dây thần kinh và gây viêm nghiêm trọng hơn.

“Một số biến thể di truyền phát sinh trong quá khứ khi phản ứng với khói bụi có thể sản sinh ra các thích nghi hữu ích nhất định ở ngày nay. Ví dụ như một số người hút thuốc mà vẫn sống lâu”, Tiến sĩ Finch cho biết.

Các nhà khoa học nghiên cứu những gen khác và phát hiện ra nhiều điều ngược lại, chẳng hạn: Một biến thể từng là hữu ích trong cơ thể dần trở nên có hại trong thời đại ô nhiễm không khí gia tăng.

Thích nghi khiến con người trở nên vĩ đại - Hình 4

Trải qua hàng trăm hàng nghìn năm, cơ thể chúng ta được rèn luyện để phản ứng trên cơ chế phòng thủ các tác nhân xấu từ bên ngoài. Ảnh: The New York Times.

ApoE4 là một trong số đó. Biến thể này lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng do các nhà khoa học phát hiện ra khả năng chúng làm tăng mạnh nguy cơ phát triển mầm bệnh Alzheimer. Gần đây, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra ApoE4 làm tăng nguy cơ dẫn đến chứng mất trí nhớ khi con người tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này dần bị hạn chế ở các nước công nghiệp. Khi các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu ở những nơi khác, như các vùng nông nghiệp nghèo ở Ghana, hoặc cư dân bản địa các cánh rừng tại Bolivia, họ cũng thấy ApoE4 có rất nhiều tác dụng khác nhau.

Ở những vùng này, các bệnh truyền nhiễm là nguyên nhân chính gây nên nhiều ca tử vong, đặc biệt là ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ở những nơi như vậy, biến thể ApoE4 làm tăng tỷ lệ những người sống sót trong độ tuổi trưởng thành hoặc có gia đình.

Chọn lọc tự nhiên đã ủng hộ ApoE4 trong hàng trăm nghìn năm vì biến thể này làm tăng khả năng sống sót của các cá thể loài. Dù vậy, ApoE4 và nhiều gen có thể đã có tác dụng phụ gây hại mà chúng ta đã không phát hiện cho đến thời hiện đại – thời kỳ của ô nhiễm không khí.

Đàn báo săn bạo gan bơi qua lãnh địa của cá sấu hung dữ và cái kết

Đàn báo gồm 5 cá thể đắn đo tìm cách vượt qua một con sông đúng mùa lũ. Đây cũng là lãnh địa tử thần nơi nhiều con cá sấu hung dữ trú ẩn.

Đàn báo săn bạo gan bơi qua lãnh địa của cá sấu hung dữ và cái kết - Hình 1
5 con báo săn đắn đo trước khi vượt sông

Sự việc được ghi lại bên trong Khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara ở Kenya.

Đàn báo săn gồm 5 con đang tụ tập bên bờ sông, nước chảy siết, dòng chảy rất mạnh. Chúng quan sát kỹ trước khi quyết định vượt sông.

Con báo lớn nhất đàn nhảy xuống nước trước nhưng bất ngờ bị hụt hơi.

Một lúc sau, những con báo còn lại cũng đi theo sau. Hai nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen và Buddhailini De Soyza đã nhanh chóng ghi lại toàn bộ sự việc đang diễn ra.

Đàn báo săn bạo gan bơi qua lãnh địa của cá sấu hung dữ và cái kết - Hình 2
5 con báo đắn đo suy nghĩ trước khi bước vào lãnh địa cá sấu

Nhiếp ảnh gia Arnfinn Johansen cho biết ông đã theo dõi đàn báo gồm 5 con trong một thời gian dài. Chúng thường săn bắt ở hai bên bờ sông Talek.

Thông thường, đàn báo sẽ băng qua sông bằng cách đi bộ trên đá nổi đáy sông. Nhưng năm nay trời đã mưa rất lâu khiến nước dâng cao khó di chuyển theo cách này.

Đàn báo săn bạo gan bơi qua lãnh địa của cá sấu hung dữ và cái kết - Hình 3
Báo đầu đàn nhảy xuống nước trước tiên

Đàn báo săn bạo gan bơi qua lãnh địa của cá sấu hung dữ và cái kết - Hình 4
Nó lao xuống dòng nước chảy siết để bơi qua sông

Chúng quyết định bơi qua sông. Trong khi đó, con sông vốn là nhà của đám cá sấu hung dữ nên nguy hiểm dành cho báo tăng cao.

Đàn báo săn bạo gan bơi qua lãnh địa của cá sấu hung dữ và cái kết - Hình 5
4 con báo còn lại theo sau con đầu đàn

Đàn báo săn bạo gan bơi qua lãnh địa của cá sấu hung dữ và cái kết - Hình 6
Chúng nỗ lực chống lại dòng nước chảy xiết và hiểm họa ẩn nấp đâu đó là cá sấu hung dữ

Johansen chia sẻ thương vong chắc chắn có thể xảy ra. Vì cách đây không lâu, một số con báo khác cũng vượt sông và bị chết đuối hoặc bị cá sấu tấn công. May mắn, 5 con báo đã xoay sở vượt qua sông thành công.

Đàn báo săn bạo gan bơi qua lãnh địa của cá sấu hung dữ và cái kết - Hình 7
May mắn chúng đã lên đến bờ bên kia mà không bị đối thủ cản đường

Báo săn có cấu trúc cơ thể thon gọn, mảnh mai và cao nhỏng, được biết đến với tốc độ siêu việt có thể đạt đến 120 km/h. Đây chính là loài động vật chạy trên mặt đất nhanh nhất thế giới và là một trong những kẻ săn mồi cừ khôi nhất trên thảo nguyên Châu Phi.

Hoàng Dung (Lược dịch)

Theo infonet.vietnamnet.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rácDọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác
00:59:26 18/01/2025
Giải mã bí mật những căn nhà nguyên vẹn giữa bão lửa ở Los AngelesGiải mã bí mật những căn nhà nguyên vẹn giữa bão lửa ở Los Angeles
00:55:38 18/01/2025
Số phận nghiệt ngã khi loạt xe Maybach, G63 phải chở rơm, cày ruộng lúc dịp Tết: Biết lý do tất cả xin thuaSố phận nghiệt ngã khi loạt xe Maybach, G63 phải chở rơm, cày ruộng lúc dịp Tết: Biết lý do tất cả xin thua
13:05:31 17/01/2025
Vết tích 9.000 tuổi 'ngủ say' dưới lòng hồVết tích 9.000 tuổi 'ngủ say' dưới lòng hồ
14:44:42 17/01/2025
Một nhà nghiên cứu chứng minh rằng du hành thời gian là điều hoàn toàn có thể xảy ra!Một nhà nghiên cứu chứng minh rằng du hành thời gian là điều hoàn toàn có thể xảy ra!
00:56:24 18/01/2025
Ảnh 'dị' của ReutersẢnh 'dị' của Reuters
07:46:32 19/01/2025
Đây là nguồn gốc thật của quái vật hồ Loch Ness: Có từ thời cổ đại, kinh hãi với hình dáng ghi nhận đượcĐây là nguồn gốc thật của quái vật hồ Loch Ness: Có từ thời cổ đại, kinh hãi với hình dáng ghi nhận được
07:59:30 19/01/2025
Lạ lùng lớp học trong quán rượu ở Trung QuốcLạ lùng lớp học trong quán rượu ở Trung Quốc
00:59:17 18/01/2025

Tin đang nóng

Bạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương NhiBạn học hé lộ tính cách thật của Á hậu Phương Nhi
06:05:54 19/01/2025
Bắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà NộiBắt đối tượng sát hại 4 người trong gia đình ở Phú Xuyên, đang di lý từ Vũng Tàu về Hà Nội
07:05:31 19/01/2025
Phim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mêPhim học đường vừa chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 toàn cầu: Thống trị 67 nước, nam chính quá đẹp khiến netizen u mê
05:59:40 19/01/2025
Bảo vệ câu kết nhân viên kho trộm 10 tấn hàng của công tyBảo vệ câu kết nhân viên kho trộm 10 tấn hàng của công ty
07:13:00 19/01/2025
Bức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xemBức ảnh chưa từng công bố của Lưu Diệc Phi hút 70 triệu lượt xem
06:03:22 19/01/2025
Buộc 2 bàn chải cũ vào nhau, giải quyết mọi rắc rối, cả nam và nữ đều thíchBuộc 2 bàn chải cũ vào nhau, giải quyết mọi rắc rối, cả nam và nữ đều thích
08:19:18 19/01/2025
"Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông""Ông hoàng" chiêu trò tâm cơ Song Joong Ki: Tung vô số đòn hạ Song Hye Kyo, đâu ngờ "gậy ông đập lưng ông"
08:46:15 19/01/2025
Nữ kế toán UBND xã lập hồ sơ khống tham ô 1,8 tỷ đồngNữ kế toán UBND xã lập hồ sơ khống tham ô 1,8 tỷ đồng
07:48:17 19/01/2025

Tin mới nhất

Chuyện lạ có thật: Chó mẹ mang con đến phòng khám để cầu cứu

Chuyện lạ có thật: Chó mẹ mang con đến phòng khám để cầu cứu

08:22:46 19/01/2025
Một câu chuyện hi hữu xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, khi một con chó hoang đã tự mình mang con bị bệnh đến phòng khám thú y để cầu cứu.
Liệu người ngoài hành tinh có tồn tại?

Liệu người ngoài hành tinh có tồn tại?

08:14:35 19/01/2025
86,6% các nhà khoa học đồng tình rằng sự sống ngoài Trái Đất có thể tồn tại, nhưng bằng chứng cụ thể vẫn là một câu hỏi lớn.
600 vật lạ tiết lộ hiện tượng 'Mặt Trời đen' đe dọa địa cầu

600 vật lạ tiết lộ hiện tượng 'Mặt Trời đen' đe dọa địa cầu

08:06:54 19/01/2025
Các nhà khoa học vừa khai quật được hơn 600 hiện vật kỳ lạ được chôn trên đảo Bornholm - Đan Mạch, một hòn đảo nhỏ giữa biển Baltic. Chúng đã giúp họ viết lại câu chuyện thú vị về Mặt Trời đen từng ngự trị trên bầu trời Trái Đất.
Kinh ngạc khi phát hiện hài cốt động vật 40.000 năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu

Kinh ngạc khi phát hiện hài cốt động vật 40.000 năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu

07:54:33 19/01/2025
Viêc phát hiện ra xác của động vật 40.000 năm tuổi trong lớp băng vĩnh cửu đã giúp các nhà khảo cổ học có thêm hiểu biết về thế giới động vật cổ xưa.
Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn

Loài động vật quý hiếm cả thế giới chỉ Việt Nam có, giới khoa học nỗ lực tìm mọi cách để bảo tồn

07:53:47 19/01/2025
Đây là loài đặc hữu của Việt Nam, hiện đang đối diện nguy cơ biến mất hoàn toàn. Giới khoa học trong nước đang nỗ lực tìm cách để bảo tồn chúng.
Cá ở Nhật Bản chán ăn vì thủy cung vắng khách

Cá ở Nhật Bản chán ăn vì thủy cung vắng khách

20:59:25 18/01/2025
Một chú cá thái dương chán ăn, buồn bã vì không được tương tác với khách tham quan, sau khi thủy cung Shimonoseki tạm đóng cửa để cải tạo.
Nhìn xuống sông, người dân sốc nặng khi chứng kiến cảnh tượng lạ

Nhìn xuống sông, người dân sốc nặng khi chứng kiến cảnh tượng lạ

20:44:26 18/01/2025
Trong đoạn video được đăng tải, lực lượng chức năng đã lái một chiếc xuồng máy vượt qua lớp băng lạnh giá để tiếp cận con hươu, khi nó đang trượt và quằn quại trên bề mặt băng.
"Mặt trăng thứ 2" của Trái Đất có nguồn gốc bất ngờ

"Mặt trăng thứ 2" của Trái Đất có nguồn gốc bất ngờ

20:39:03 18/01/2025
Mặt trăng thứ 2 2024 PT5 có thành phần kỳ lạ, không giống bất kỳ loại tiểu hành tinh nào khoa học từng ghi nhận.
Tuyển quản lý hòn đảo, lương 776 triệu/năm, tặng kèm một ngôi nhà

Tuyển quản lý hòn đảo, lương 776 triệu/năm, tặng kèm một ngôi nhà

20:36:06 18/01/2025
SCOTLAND - Một hòn đảo đang tìm kiếm người quản lý mới với mức lương 25.000 bảng Anh (khoảng 771 triệu đồng/năm) và tặng một ngôi nhà.
Đến Thung lũng Chết, người đàn ông quay được cảnh hầu hết du khách không bao giờ nhìn thấy

Đến Thung lũng Chết, người đàn ông quay được cảnh hầu hết du khách không bao giờ nhìn thấy

09:17:18 18/01/2025
Một video ghi lại cảnh tượng ban đêm kỳ diệu tại Thung lũng Chết ở California, Mỹ đang lan truyền mạnh mẽ trên TikTok, thu hút nhiều sự chú ý.
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài ốc biển trên thế giới

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các loài ốc biển trên thế giới

07:49:53 17/01/2025
Mang những hình thù kỳ lạ và hoa văn huyền ảo, vỏ ốc biển là vật phẩm sưu tầm ưa thích của rất nhiều người trên thế giới. Cùng điểm qua một số loài ốc biển ấn tượng nhất.
Điểm tên những loài chim cắt nổi tiếng trên thế giới

Điểm tên những loài chim cắt nổi tiếng trên thế giới

07:49:50 17/01/2025
Các loài họ Cắt (Falconidae) gồm những loài chim kích cỡ không lớn nhưng có tốc độ và kỹ năng săn mồi vô địch trong thế giới loài chim

Có thể bạn quan tâm

ĐTCL mùa 13: Càn quét mọi đối thủ với Urgot "xe tăng" siêu lì lợm, sát thương cực lỗi

ĐTCL mùa 13: Càn quét mọi đối thủ với Urgot "xe tăng" siêu lì lợm, sát thương cực lỗi

Mọt game

09:14:42 19/01/2025
Urgot đang nổi lên tại meta mới của ĐTCL mùa 13 với nhờ khả năng công thủ toàn diện đầy khó chịu. Sự vươn lên của Urgot tại ĐTCL mùa 13
Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóng

Vệ sinh nhà tắm, bồn cầu đừng chỉ dùng nước tẩy rửa: Thêm 1 thứ này vào là sạch bong, sáng bóng

Sáng tạo

09:13:54 19/01/2025
Nhà vệ sinh là một khu vực cần dọn dẹp sâu và mất nhiều thời gian nhất. Để tiết kiệm công sức và tiền bạc, bạn có thể áp dụng mẹo vệ sinh nhà tắm, bồn cầu dưới đây, chỉ trong 5 phút, nhà vệ sinh sạch sẽ, thơm tho.
Sao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ

Sao Việt 19/1: Bạn gái Chí Trung tới xem Táo Quân, Công Lý tươi tắn bên vợ trẻ

Sao việt

09:13:38 19/01/2025
NSND Công Lý được khen có thần sắc tốt hơn, Chí Trung hạnh phúc khi được bạn gái tới xem và ủng hộ khi tham gia Táo Quân 2025.
Sao nam hạng A phát hiện bị lén theo dõi, hé lộ thủ đoạn rình rập không ai ngờ đến

Sao nam hạng A phát hiện bị lén theo dõi, hé lộ thủ đoạn rình rập không ai ngờ đến

Sao châu á

08:50:50 19/01/2025
Mới đây nhất, Kim Jae Joong đã tiết lộ anh có 1 fan cuồng vô cùng đáng sợ. Fan này thậm chí còn bỏ ra rất nhiều tiền để được gần thần tượng nhất có thể.
Phát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương Nhi

Phát hiện điều "đắt giá" về gia đình Á hậu Phương Nhi

Netizen

08:39:31 19/01/2025
Sau sự kiện vừa qua, dân tình đánh giá gia đình Phương Nhi là một gia đình hoàn hảo ở nhiều mặt, từ diện mạo cực phẩm của các thành viên, đến tình cảm gia đình và tinh thần hậu thuẫn của cả nhà dành cho con cái.
Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

Hà Nội: Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 2 người tử vong ở Phú Xuyên

Tin nổi bật

08:27:05 19/01/2025
Tối 18/1, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an huyện Phú Xuyên đang phối hợp các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy khiến 2 người tử vong ở khu phố Cầu Giẽ (xã Đại Xuyên).
4 gam màu trang phục trẻ trung và tôn da, sắm mặc Tết là sành điệu xuất sắc

4 gam màu trang phục trẻ trung và tôn da, sắm mặc Tết là sành điệu xuất sắc

Thời trang

08:14:39 19/01/2025
Đồ màu hồng chính là lựa chọn hoàn hảo cho những nàng yêu thích phong cách nữ tính. Tông màu hồng không hề sến . Thậm chí, khi chọn gam màu hồng pastel, chị em còn có vẻ ngoài tinh tế, trang nhã.
Chăm da sát Tết: Làm thế nào để da thăng hạng nhanh nhất có thể?

Chăm da sát Tết: Làm thế nào để da thăng hạng nhanh nhất có thể?

Làm đẹp

08:11:11 19/01/2025
Tết Nguyên Đán đang đến gần, và ai cũng muốn mình trông thật xinh đẹp và rạng rỡ trong những ngày lễ hội. Để có làn da khỏe mạnh, sáng bóng, bạn cần có một quy trình chăm sóc da hợp lý.
Mặc váy ngắn đẹp là phải như Thiều Bảo Trâm, 31 tuổi trông vẫn "baby"

Mặc váy ngắn đẹp là phải như Thiều Bảo Trâm, 31 tuổi trông vẫn "baby"

Phong cách sao

08:07:42 19/01/2025
Thiều Bảo Trâm đã bước sang tuổi 31 vào năm nay. Tuy nhiên, nữ ca sĩ vẫn giữ được nhan sắc tươi trẻ, ngọt ngào không khác là bao so với thời đôi mươi.
Ông Trump ra tối hậu thư về thỏa thuận tại Gaza

Ông Trump ra tối hậu thư về thỏa thuận tại Gaza

Thế giới

08:04:16 19/01/2025
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump muốn thỏa thuận ngừng bắn tại Dải Gaza hoàn tất trước khi ông nhậm chức, trong khi một bộ trưởng Israel đe dọa rút khỏi nội các nếu thỏa thuận được ký.
Giám đốc Đại học Huế dính líu thế nào số tiền hơn 2,6 tỷ đồng của sinh viên?

Giám đốc Đại học Huế dính líu thế nào số tiền hơn 2,6 tỷ đồng của sinh viên?

Pháp luật

07:50:55 19/01/2025
Được biết, ông Lê Anh Phương sinh năm 1974, quê tỉnh Quảng Bình. Ông Phương có trình độ Tiến sĩ công nghệ thông tin, được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư vào năm 2017.