Thích ăn rau sống, cẩn thận với loại ký sinh trùng tàn phá lá gan này
Sán lá gan lớn thường tiềm ẩn trong những loại rau mọc dưới nước. Khi vào cơ thể, chúng ký sinh ở các thùy gan và hấp thu chất dinh dưỡng của người qua máu, đồng thời tàn phá các mô.
Nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn vì ăn rau sống
Bệnh sán lá gan lớn là một bệnh do sán lá gan gây ra và rất phổ biến ở Việt Nam. Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, ở Việt Nam, bệnh sán lá gan lớn đã xuất hiện ở 47 tỉnh thành. Trong đó, tỷ lệ nhiễm cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và TP. Đà Nẵng).
Sán lá gan lớn
Trong môi trường tự nhiên, ấu trùng đuôi và nang trùng sán lá gan lớn bám vào rau thủy sinh hoặc bơi trong nước. Nếu con người ăn sống các loại rau mọc dưới nước như rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong… hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Theo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), thông qua đường tiêu hóa, ấu trùng sán lá gan lớn vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất.
Sán lá gan lớn ký sinh chủ yếu ở mô gan, nhưng trong giai đoạn xâm nhập sán có thể di chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp.
Nếu con người ăn sống các loại rau mọc dưới nước như rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong… hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh
Video đang HOT
Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị.
Tại đường mật, sán có thể gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hóa đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật.
Các triệu chứng cảnh báo bệnh sán lá gan lớn
Người bệnh nhiễm sán lá gan lớn thường có các biểu hiện như:
- Đau vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc đau vùng thượng vị và mũi ức; cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội.
- Mệt mỏi, có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
- Đau khớp, đau cơ và mẩn ngứa.
- Một số trường hợp sán lá gan lớn gây áp xe gan, bệnh nhân đau hạ sườn phải dữ dội, sốt, gan to. Nếu khối áp xe vỡ lên phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, bệnh cảnh nặng nề.
Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường này, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám. Bệnh sán lá gan lớn thường được chẩn đoán thông qua xét nghiệm tìm trứng sán trong phân hoặc xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng lá gan lớn.
Việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp hạn chế những tổn thương mà sán lá gan lớn gây ra cho cơ thể.
Để phòng bệnh sán lá gan lớn, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, không uống nước lã, tốt nhất không ăn sống các loại rau mọc dưới nước. Tuân thủ những nguyên tắc này không chỉ giúp phòng sán lá gan lớn mà còn nhiều mầm bệnh khác.
Sốc sốt huyết Degue nguy hiểm như thế nào
Thời gian gần đây, bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh đã cứu sống hai trường hợp bị sốc sốt xuất huyết Degue nặng gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu... nguy cơ tử vong cao.
TP.HCM: Liên tiếp cứu sống hai bệnh nhi sốc sốt xuất huyết nặng
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Thành phố Hồ Chí Minh), chỉ trong vòng nửa tháng qua, đơn vị này đã tiếp nhận và cấp cứu thành công cho 2 trường hợp trẻ em sốc sốt xuất huyết Dengue nặng.
Mới đây nhất, bệnh viện tiếp nhận bé gái N.K.L (5 tuổi, ngụ tỉnh Kon Tum) được chuyển xuống Bệnh viện Nhi đồng Thành phố trong tình trạng sốc sốt xuất huyết nặng ngày thứ năm. Gây tổn thương gan, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tràn dịch màng phổi và màng bụng nặng.
Sau gần 3 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã ổn định huyết động, chức năng các cơ quan được bảo tồn
Ngay sau nhập viện, bệnh nhi được hồi sức sốc bằng dịch truyền, thuốc vận mạch, hỗ trợ đặt nội khí quản thở máy, chọc dò dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực ổ bụng nhằm tránh tổn thương nhiều cơ quan, đồng thời truyền máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng.
Theo bác sỹ Lê Vũ Phượng Thy, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, tình trạng bệnh nhân đang diễn tiến phức tạp, mức độ thất thoát huyết tương nhiều mặc dù đã truyền một lượng lớn dung dịch cao phân tử, nguy cơ dẫn đến sốc kéo dài, suy đa cơ quan và suy hô hấp. Vì vậy, các bác sỹ đã quyết định phối hợp dung dịch Albumin 5% để chống sốc.
Sau gần 3 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã ổn định huyết động, chức năng các cơ quan được bảo tồn. Ca bệnh đánh dấu sự phối hợp nhiều điểm sáng mới trong điều trị các ca sốc sốt huyết Dengue nguy kịch tại bệnh viện. Đây cũng là lần đầu tiên các bác sỹ phối hợp dung dịch Albumin 5% và dung dịch cao phân tử với tỷ lệ phù hợp trong chống sốc sốt xuất huyết Dengue.
Thực tế, bệnh sốt xuất huyết vẫn đang rình rập trẻ em và cả người lớn
Sau nhiều ngày kiên cường chiến đấu, bé gái đã bình phục ngoạn mục. Hiện bệnh nhi đã được cai máy thở, các chỉ số sức khỏe ổn định và dự kiến xuất viện trong thời gian tới.
Trước đó, vào giữa tháng 12/2020, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận một trường hợp tương tự là bé trai D. T. T. (9 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) bị sốc sốt xuất huyết nặng.
Bệnh sử ghi nhận bệnh nhi sốt cao liên tục 3 ngày đến ngày thứ 4 bắt đầu có biểu hiện đau bụng, ói, tay chân lạnh nên người nhà đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh.
Bằng sự nỗ lực của mình, các bác sỹ đã cứu sống bé trai một cách ngoạn mục. Sau gần 2 tuần điều trị, bệnh nhi đã khỏe mạnh trở lại và xuất viện về nhà.
Trước hai ca bệnh trên, bác sỹ Lê Vũ Phương Thy khuyến cáo mặc dù thời điểm này bệnh sốt xuất huyết tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam đã giảm nhiệt, đi vào cuối mùa dịch nhưng người dân không nên lơ là, chủ quan.
Thực tế, bệnh sốt xuất huyết vẫn đang rình rập trẻ em và cả người lớn. Vì thế, ngoài tuân thủ các biện pháp phòng bệnh như diệt lăng quăng, diệt muỗi, ngủ màn thì phụ huynh cũng cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa con em mình đến cơ sở y tế kịp thời khi trẻ mắc bệnh.
Nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày kèm các biểu hiện như quấy khóc, bứt rứt, khó chịu hoặc li bì, bỏ ăn uống, bỏ bú; trẻ đau bụng, nôn ói nhiều; ra máu cam, ra máu chân răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, người lớn cần đưa trẻ đến ngay đến các cơ sở y tế nhằm đề phòng trường hợp sốc do sốt xuất huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Càng nhiệt tình ép nhau uống càng nhanh rủ nhau ra nghĩa địa Viêm gan do rượu là tổn thương gan tiến triển do sử dụng rượu trong một thời gian dài. Trong khi uống quá nhiều rượu là nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong có thể dự phòng được. Càng nhiệt tình ép nhau uống càng nhanh rủ nhau ra nghĩa địa (Ảnh minh họa) Mỗi dịp lễ Tết, đặc biệt trong những...