Thị trường ví điện tử Việt Nam sẽ “nóng” lên trong thời gian tới
Thị trường ví điện tử Việt Nam được dự báo sẽ “ nóng” hơn nhiều khi Ant Financial, công ty fintech của Alibaba, vừa mua cổ phần khá lớn của ví điện tử eMonkey.
Hiên tại có 28 ví điện tử được cấp phép, nhưng 80-90% thị phần thuộc về những cái tên như Payoo, MoMo, SenPay, Moca, AirPay và ZaloPay. Mặt khác, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh và thu hút nhiều công ty tài chính tên tuổi, trong đó có Alibaba.
Dù không được phép mua quá 50% cổ phần theo quy định hiện hành, nhưng chắc chắn Ant Financial sẽ có sức ảnh hướng đáng kể và tham gia hỗ trợ kỹ thuật cho ví điện tử eMonkey trong thời gian tới.
eMonkey là ví điện tử do M-Pay Trade lập ra và đã có những bước phát triển đáng kể từ khi khởi nghiệp. eMonkey muốn trở thành cạnh tranh với những cái tên khác, vươn lên trở thành một trong những ví điện tử phổ biến nhất thị trường vào năm 2025.
Video đang HOT
Ông Đinh Hồng Sơn – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần FinanceX – nhận xét Trung Quốc đã rất thành công với chiến lược thanh toán phi tiền mặt bằng ứng dụng công nghệ tài chính và tiêu dùng. Việc Ant Financial gia nhập thị trường ví điện tử tại Việt Nam vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các ví điện tử trong nước cũng như các ngân hàng trong thanh toán điện tử. Theo ông, Ant Financial sẽ đem đến những thay đổi lớn về ví điện tử tại Việt Nam nhờ vào tiềm lực tài chính và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng Việt nhưng lại gây áp lực cạnh tranh rất lớn với những cái tên ví điện tử trong nước.
Theo ông Sơn, Ant Financial sẽ bạo chi cho các chiến dịch truyền thông, khuyến mại để gia tăng hình ảnh thương hiệu tại Việt Nam, từ đó đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường ví điện tử trong nước. Ant Financial hoạt động ở Trung Quốc không khác gì một ngân hàng, thậm chí trả lãi suất còn cao hơn cả ngân hàng.
Chắc chắn trong thời gian tới sẽ có nhiều hoạt động liên quan đến thanh toán điện tử và một khoản tiền không nhỏ sẽ được luân chuyển trên eMonkey. Chính vì thế, “Ngân hàng nhà nước cần lưu tâm và có những chính sách phù hợp để các hoạt động tài chính luôn nằm trong kiểm soát của chính phủ” – ông Sơn nhấn mạnh.
Theo techsignin
Vì sao Alibaba thâu tóm ví điện tử của Việt Nam?
Ant Financial, công ty fintech của tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba đã mua lại lượng cổ phần khá lớn của ví điện tử eMonkey của Việt Nam - theo nguồn tin từ Reuters.
Ant Financial đã mua khối lượng cổ phần khá lớn, nắm giữ tối đa 50% cổ phần trong eMonkey và dự kiến sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến ví điện tử này. Thương vụ cho phép Ant Financial tham gia thị trườn thanh toán Việt Nam do eMonkey đã có giấy phép hoạt động được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, Business Insider nhận định.
Động thái này cũng thể hiện quyết tâm mở rộng thị trường mới của Ant Financial. Bên cạnh đó, việc tiếp cận thị trường Việt Nam cũng mang lại một số giá trị đặc biệt.
Cùng với Tencent, Ant Financial đã thống trị thị trường thanh toán Trung Quốc - khoảng 90%, do vậy, việc thâm nhập các thị trường mới là cách để doanh nghiệp này tiếp tục phát triển. Bên cạnh việc tìm cách đầu tư vào các dịch vụ công nghệ khác để mở rộng phạm vi hoạt động, Ant Financial đã đẩy mạnh khả năng chấp nhận thanh toán trên toàn thế giới để khách Trung Quốc có thể sử dụng khi ra nước ngoài. Ant Financial cũng hợp tác với các ví địa phương để dễ dàng tiếp cận người dùng mới và tăng khối lượng thanh toán. Việc hợp tác với eMonkey ở Việt Nam có thể đáp ứng cả 2 mục tiêu này.
Thị trường thanh toán ở Đông Nam Á đang có tiềm năng lớn và việc tham gia thị trường Việt Nam có thể giúp Ant Financial tận dụng được điều này. Tổng khối lượng giao dịch của ngành thanh toán số tại Đông Nam Á dự kiến tăng từ 600 tỷ USD năm 2019 lên 1,1 nghìn tỷ USD năm 2025. Trong đó, ví điện tử chiếm 22 tỷ USD năm 2019 và đạt 114 tỷ USD vào năm 2025. Những con số này được trích từ báo cáo của Google, Temasek và Bain&Company.
Việt Nam được dự báo sẽ là nền kinh tế Internet (bao gồm các ngành công nghiệp, thương mại điện tử, du lịch và truyền thông trực tuyến) lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, sau Indonesia và Thái Lan, với giá trị lên đến 43 tỷ USD vào năm 2025. Vì vậy, Việt Nam thực sự là một mục tiêu quan trọng của Ant Financial.
Tuy nhiên, Business Insider đánh giá việc mở rộng đầu tư của Ant Financial vào Việt Nam sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Grab cũng đang nhắm đến thị trường này. Công ty cung cấp dịch vụ vận tải có trụ sở tại Đông Nam Á xem Việt Nam là một trong bốn thị trường lớn nhất và đã hợp tác với một công ty thanh toán địa phương để cung cấp dịch vụ fintech trong ứng dụng.
Hơn thế, nói với Reuters hồi tháng 8/2019 ông Ming Maa, Chủ tịch Grab đã tuyên bố có kế hoạch đầu tư "vài trăm triệu USD" vào Việt Nam. Do vậy, Ant Financial sẽ cần sẵn sàng đầu tư mạnh để lôi kéo khách hàng nếu muốn đưa eMonkey đứng đầu trong lĩnh vực thanh toán di động ở Việt Nam.
Theo GenK
Moca được vinh danh Công ty Fintech tiêu biểu năm thứ 3 liên tiếp Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ Moca (Moca) vừa vinh dự nhận giải thưởng Công ty Fintech tiêu biểu năm 2019 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG phối hợp cùng với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tạng. Thành tích này đánh dấu cột mốc Moca trở thành công ty fintech đầu tiên tại Việt Nam được...