Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Tăng tốc ấn tượng
Tính đến thời điểm 24/6/2019 dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 10,22% GDP năm 2018, tăng 19,2% so với cuối năm 2018. Với mức tăng ấn tượng này, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đến nay đã vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020. Tuy nhiên, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững thì còn nhiều việc phải làm.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Vươt muc tiêu đê ra đên năm 2020
Theo thông kê cua Sở Giao dịch Chứng khoán Ha Nôi, trong 6 thang đâu năm 2019, khôi lương trái phiếu doanh nghiệp phat hanh đat 89.483 ty đông, băng 134% so vơi cung ky năm 2018.
Tinh đên thơi điêm 24/6/2019 dư nơ thi trương trai phiêu doanh nghiêp đat 10,22% GDP, tăng 19,2% so vơi cuôi năm 2018 (8,6% GDP).
Với mức tăng ấn tượng này, quy mô thi trương trai phiêu doanh nghiêp đên nay đa vươt muc tiêu đê ra đên năm 2020 tai Quyêt đinh sô 1191/QĐ-TTg ngay 14/8/2017 cua Thu tương Chinh phu phê duyêt Lô trinh phat triên thi trương trai phiêu giai đoan 2017-2020. Tại Quyết định này, mục tiêu đề ra đối với dư nơ thi trương trai phiêu doanh nghiêp đat 7% GDP vao năm 2020.
Video đang HOT
Chủ tịch VBMA Nguyễn Thị Kim Oanh cho rằng, chủ trương phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp, từng bước giảm phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng là hoàn toàn đúng đắn. Hiện nay, tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu là nhà đầu tư có tổ chức, trong khi tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 6,1%.
Nhà đầu tư nhỏ lẻ: Cẩn trọng
Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín – Giám đốc điều hành Trường Doanh Nhân BizLight cho rằng, hiện nay đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ có lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng, thậm chí lãi suất này cao gấp đôi lãi suất tiền gửi ngân hàng. Do vậy, đây cũng là kênh đầu tư khá hấp dẫn.
Theo vị chuyên gia này, đầu tư trái phiếu thực chất là kênh đầu tư tài chính nên cần chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chỉ tham gia khi có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và có khả năng phân tích, dự báo các chỉ số tài chính.
Cụ thể, các nhà đầu tư cần phải biết phân tích, đo lường triển vọng của doanh nghiệp. Đồng thời, cần nhận thức được các rủi ro đi kèm, chẳng hạn: Bản chất của việc mua trái phiếu là cho doanh nghiệp vay vốn mà trường hợp này là vay vốn không thế chấp, vì vậy, khi doanh nghiệp phá sản nhà đầu tư có thể mất trắng vốn.
Thực tế hiện nay cũng cho thấy các nhà đầu tư không chỉ thiếu kiến thức đầu tư mà còn thiếu cả thông tin chính xác về tình hình doanh nghiệp. Chủ tịch VBMA Nguyễn Thị Kim Oanh cho rằng, rủi ro lớn nhất với nhà đầu tư nhỏ lẻ khi tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp là phần đông số họ trong giai đoạn này vẫn chưa được tiếp cận thông tin đầy đủ về trái phiếu doanh nghiệp họ đang nắm giữ. Nhà đầu tư cá nhân cũng hoàn toàn bất lợi trong việc tiếp cận, xử lý thông tin hay trong quá trình đàm phán, bảo vệ quyền lợi khi xảy ra tranh chấp hoặc rủi ro vỡ nợ.
Nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy thị trường phát triển bền vững
Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp dù đã có xu hướng mở rộng về quy mô trong 5 – 7 năm trở lại đây, nhưng vẫn còn khá nhỏ và chưa đáp ứng được vai trò là kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp.
Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững, tới đây, Bộ sẽ hoàn thiện khung pháp lý về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, trinh Quôc hôi dư thao Luật Chứng khoán sưa đôi, theo hương: Thứ nhất, doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng phải xếp hạng tín nhiệm để nâng cao tính công khai, minh bạch; Thứ hai, gắn việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng với niêm yết, giao dịch trên TTCK để nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu; Thứ ba, trái phiếu doanh nghiệp phat hanh riêng le chi được phat hanh, giao dịch giữa cac nha đâu tư chuyên nghiêp.
Bên cạnh đó, tiếp tục phát triển các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp; Phát triển cơ sở nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm các định chế đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân đầu tư chuyên nghiệp để đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư.
Đối với trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra công chúng, rà soát để rút ngắn quá trình chấp thuận. Đối với việc niêm yết, giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống giao dịch trái phiếu đê chuân hoa quy trinh niêm yêt, giao dich, tăng tinh thanh khoan cua trai phiêu.
Ngoài ra, tiếp tục vân hanh va nâng câp chuyên trang thông tin tập trung về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch Chứng khoán Ha Nôi để tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu.
Một số chuyên gia cũng cho rằng, tiếp tục tăng cường sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan phát triển thị trường trái phiếu trong mối liên kết với thị trường tiền tệ. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh việc trao đổi, tham vấn giữa cơ quan quản lý với các nhà tạo lập thị trường theo định kỳ về diễn biến thị trường và tình hình phát hành trái phiếu.
Minh Khôi
Theo tạp chí tài chính
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục sôi động
Theo tổng hợp của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 8/2019 có 39 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công, tăng so với con số 22 đợt của tháng 7/2019 và toàn bộ là phát hành riêng lẻ.
Đợt phát hành thu về lượng vốn lớn nhất là của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu có kỳ hạn 2 năm, lãi suất cố định 6,8%/năm, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo.
Mặt bằng lãi suất cố định của các đợt phát hành trái phiếu trong tháng 8/2019 phổ biến từ 8-11%/năm. Đợt phát hành ghi nhận mức lãi suất cao nhất là của CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR).
Theo đó, ngày 1/8, PDR huy động được 70 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm với lãi suất cố định 13,5%/năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo.
Đối tượng phát hành nhiều trái phiếu riêng lẻ trong tháng 8/2019 tiếp tục là các ngân hàng, các công ty bất động sản như VPBank, SCB, SeABank, ABBANK, VIB, HDBank, CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển bất động sản NOVA Tân Gia Phát, CTCP Đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An, CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản Thuận Phát...
H.Hòe
Theo tinnhanhchungkhoan
Mua trái phiếu doanh nghiệp như chơi với... lửa Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoán có rủi ro, chứ không phải tiền gửi ngân hàng như không ít nhà đầu tư cá nhân lầm tưởng. Các nhà đầu tư nhỏ, lẻ nên cẩn trọng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vì nó là loại chứng khoán có rủi ro chứ không phải tiền gửi ngân hàng Ảnh minh họa:...