Thị trường trái phiếu Chính phủ tháng 11/2019: Giá trị giao dịch thứ cấp đạt hơn 221 nghìn tỷ đồng
Theo báo cáo mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 11/2019, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) huy động hơn 26 nghìn tỷ đồng qua đấu thầu với giá trị giao dịch thứ cấp đạt hơn 221 nghìn tỷ đồng.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Tháng 11/2019, HNX đã tổ chức 25 phiên đấu thầu, huy động được tổng cộng 26.126 tỷ đồng trái phiếu, tăng 29% so với tháng 10/2019.
Trong đó, riêng Kho bạc Nhà nước phát hành 13.729 tỷ đồng trái phiếu và Ngân hàng Phát triển Việt Nam 12.397 tỷ đồng trái phiếu. Tỷ lệ giá trị trúng thầu so với giá trị gọi thầu tháng 11 đạt 74,5%. Khối lượng đặt thầu của tháng 11 gấp 2,6 lần khối lượng gọi thầu.
Về lãi suất, so với tháng 10, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước tháng 11 giảm trên tất cả các kỳ hạn, với mức giảm từ 0,01-0,48%/năm. Trong đó, lãi suất trúng thầu tại kỳ hạn 5 năm và 20 năm giảm mạnh nhất, ở mức giảm 0,48%/năm và 0,30%/năm.
11 tháng đầu năm 2019, Kho bạc Nhà nước huy động được 204.009 tỷ đồng TPCP thông qua hình thức đấu thầu tại HNX, đạt 81,6% kế hoạch phát hành năm 2019.
Trên thị trường TPCP thứ cấp tháng 11/2019, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 10.526 tỷ đồng/phiên, tăng 18,6% so với tháng 10. Giá trị giao dịch Repos đạt 40,8% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, tăng 1,8% so với tháng 10.
Video đang HOT
Theo đó, tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 1,15 tỷ trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 130,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1% về giá trị so với tháng 10.
Tổng khối lượng giao dịch TPCP theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 836 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 90,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13,3% về giá trị so với tháng 10.
Giá trị giao dịch mua outright của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 4,7 nghìn tỷ đồng, giá trị giao dịch bán outright của khối này đạt hơn 5,3 nghìn tỷ đồng, không có giao dịch bán repos. Như vậy, tháng 10 nhà đầu tư ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng.
Tính đến 30/11/2019, tổng giá trị niêm yết trái phiếu Chính phủ đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng.
Theo Tapchitaichinh.vn
Chứng khoán phái sinh Việt Nam cần học để tăng trưởng bền vững
Sau 2 năm hoạt động, thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh Việt Nam đã cho thấy tiềm năng phát triển lớn, nhưng để tăng trưởng bền vững, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Hiện tại, trên thị trường phái sinh Việt Nam mới có 2 loại sản phẩm là hợp đồng tương lai chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng TTCK phái sinh (Sở GDCK Hà Nội - HNX) cho biết, Sở lựa chọn sản phẩm hợp đồng tương lai vì đơn giản hơn so với sản phẩm quyền chọn và các sản phẩm này đang thu hút sự quan tâm của các chuyên gia, nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Để có thể trưởng thành từ nền tảng non trẻ hiện tại và tăng trưởng bền vững, theo bà Hà, việc học hỏi các thị trường phái sinh phát triển hơn là điều cần thiết và HNX đã tham khảo, nghiên cứu về thị trường phái sinh Đài Loan thông qua sự tư vấn của các chuyên gia đến từ Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam.
TTCK Đài Loan hiện là một trong những thị trường hàng đầu thế giới với vốn hóa trên 1.000 tỷ USD, giá trị giao dịch khoảng 6 tỷ USD/ngày, với khoảng 73 công ty chứng khoán cùng hoạt động.
Giai đoạn 2010-2018, mức tăng trưởng thị trường hợp đồng tương lai Đài Loan đạt hơn 100%. Riêng năm 2018, tổng giao dịch phiên đêm tăng 20%.
Hiện tại, thị trường phái sinh Đài Loan có gần 300 danh mục sản phẩm. Sở giao dịch tương lai Đài Loan nằm trong Top 17 thị trường tương lai lớn nhất thế giới.
Chia sẻ giải pháp cải thiện thanh khoản, ông Enoch He, Giám đốc khu vực Đài Trung Yuanta cho biết, có 3 yếu tố: Thứ nhất, chính sách mở cửa của Chính phủ, bởi điều này quyết định việc tham gia thị trường của nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, hướng dẫn, cung cấp thông tin tới nhà đầu tư. Thực tế, thị trường phái sinh là thị trường bậc cao trong lĩnh vực tài chính.
Trong khi đó, phái sinh mới xuất hiện tại Việt Nam 2 năm qua, nên mức độ e ngại của nhà đầu tư còn lớn khi chưa thực sự hiểu về hoạt động đầu tư, cũng như sản phẩm trên thị trường.
Thứ ba, cần cải thiện nền tảng, hệ thống giao dịch, trong đó chú trọng vấn đề công bố thông tin.
Khi thị trường có biến động, khách hàng là người cần nắm rõ thông tin nhất. Để cải thiện vấn đề này tại Việt Nam, việc phát triển các ứng dụng tư vấn tự động là cần thiết và nên được đẩy mạnh.
"Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro của khối ngoại trên thị trường Việt Nam là rất cao khi trong 5 năm qua, khối lượng giao dịch tăng gấp 2 lần. Thị trường Đài Loan đã tăng trưởng đáng kể từ khi có sự tham gia của khối ngoại.
Trong thời gian tới, khi khối ngoại có sự hiện diện tích cực hơn tại thị trường phái sinh Việt Nam, tôi tin rằng, thị trường sẽ nhanh chóng tăng trưởng", ông Enoch He nhấn mạnh.
Ghi nhận ý kiến từ một số nhà đầu tư, câu chuyện thuế phí là vấn đề gây bận tâm nhất hiện nay. Một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, hiện mức tổng thuế phí phải nộp cao, nhiều ngày giao dịch kết thúc lỗ do thuế, phí.
Thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã miễn thuế ở giai đoạn đầu khi sản phẩm phái sinh là hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu đi vào vận hành. Tuy nhiên, Việt Nam đang áp dụng mức thuế, phí khá cao.
Đáng chú ý, thị trường Đài Loan cũng từng áp thuế giao dịch cao, ở mức 0,5% giá trị giao dịch trong thời điểm đầu đi vào giao dịch năm 1998.
Tuy nhiên, sau này, để nâng cao sức cạnh tranh với các thị trường khác trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Đài Loan đã liên tục giảm thuế giao dịch đối với sản phẩm phái sinh, tính đến cuối năm 2018, mức áp dụng chỉ còn 0,002%.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Lãi suất trái phiếu Chính phủ chỉ còn 3,3%/năm Theo Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 8/2019, HNX đã tổ chức 13 phiên đấu thầu, huy động được tổng cộng 10.848 tỷ đồng trái phiếu. Lãi suất trái phiếu Chính phủ ngày càng giảm thấp Theo đó, khối lượng huy động trái phiếu trong tháng 8 đã giảm 66% so với tháng 7/2019. Tất cả trái phiếu huy...