Thị trường tivi OLED có thể tăng trưởng yếu trong năm nay
Thị trường tivi OLED toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng yếu trong năm nay, so với lĩnh vực tivi QLED, sau sự gián đoạn nguồn cung đèn nền màn hình do đại dịch COVID-19.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Yonhap)
Thị trường tivi OLED toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng yếu trong năm nay, so với lĩnh vực tivi QLED, sau sự gián đoạn nguồn cung đèn nền màn hình do đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo công bố hôm 22/5 của WitsView, một bộ phận nghiên cứu của hãng phân tích thị trường TrendForce, đơn hàng tivi OLED toàn cầu dự kiến sẽ tăng 7,8% trong năm nay lên mức 3,375 triệu chiếc trong năm nay. Con số này giảm 26,1% so với con số ban đầu được dự báo vào đầu năm nay.
OLED, hay điốt phát sáng hữu cơ, được làm nổi bật bằng các pixel tự phát sáng mang lại màu đen hoàn hảo và đây là màn hình chính được sử dụng cho các dòng tivi cao cấp của LG – hãng đang dẫn đầu thị trường OLED tivi.
Video đang HOT
“Thị trường tivi OLED phải đối mặt với những cơn gió ngược của nguồn cung đèn nền màn hình bị cản trở và giá bán lẻ cao,” WitsView nói. “Cả hai hãng dần đầu thị trường LG Electronics và Sony đã điều chỉnh lại mục tiêu doanh số cho tivi OLED trong năm nay.”
Giới chuyên gia cho biết, sự chậm trễ sản xuất từ LG Display Co., nhà cung cấp tấm đèn nền màn hình OLED kích thước lớn duy nhất trên thế giới, sẽ gây khó khăn cho kế hoạch kinh doanh của hãng tivi.
LG Display trước đây đã lên kế hoạch đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất tấm đèn nền màn hình OLED tại Quảng Châu, Trung Quốc vào quý đầu tiên của năm, nhưng sự bùng phát của COVID-19 đã làm vỡ kế hoạch.
LG Display gần đây cho biết họ có kế hoạch vận hành đầy đủ nhà máy ở Quảng Châu trong nửa đầu năm nay.
Các nhà quan sát trong ngành công nghiệp màn hình tivi cho biết sự gia tăng mạnh mẽ của dòng tivi QLED có thể hạn chế hơn nữa doanh số của tivi OLED trong bối cảnh đại dịch.
WitsView cho biết: “Bên cạnh sự suy giảm do đại dịch gây ra đến nhu cầu của thị trường với OLED, thì giá cả linh hoạt hơn của các sản phẩm QLED cũng sẽ là mối đe dọa đáng kể đối với doanh số của tivi OLED trong năm nay.”
WitsView cho biết, đơn hàng tivi QLED toàn cầu dự kiến sẽ tăng 41,8% trong năm nay để đạt 8,27 triệu chiếc trong năm nay với các chương trình khuyến mãi bán hàng tích cực từ công ty dẫn đầu thị trường Samsung Electronics Co.
QLED là thuật ngữ tiếp thị của Samsung dành cho dòng tivi màn hình tinh thể lỏng (LCD) sử dụng công nghệ chấm lượng tử để tăng cường hiệu suất trong các khu vực chất lượng hình ảnh quan trọng.
Mặc dù tổng số đơn hàng tivi toàn cầu dự kiến sẽ giảm 5,8% trong năm xuống còn 205,21 triệu chiếc trong năm nay, song WitsView cho biết doanh số của tivi QLED có thể tăng hơn nữa.
Theo hãng phân tích thị trường Omdia, Samsung là hãng tivi hàng đầu trong giai đoạn quý 1 năm nay, chiếm 32,4% thị phần tivi toàn cầu về giá trị bán hàng./.
Màn hình khiến LG lỗ nhiều hơn cả smartphone, lên đến 1,1 tỷ USD
LG Display vừa thông báo khoản thua lỗ nặng nề nhất trong 8 năm qua, đưa doanh nghiệp đang bận rộn tái cơ cấu vào tình trạng báo động đỏ.
Theo báo cáo tài chính mới phát hành của LG Display, doanh thu năm 2019 của họ giảm 8% đạt 23,5 ngàn tỷ won, bị lỗ 1,36 ngàn tỷ won (khoảng 1,1 tỷ USD). Lỗ ròng cũng tăng lên đến 2,7 ngàn tỷ won. Chỉ tính riêng trong quý 4, công ty bị thâm hụt 421,9 tỷ won chủ yếu do chi phí tái cấu trúc, dịch chuyển sản xuất từ LCD sang OLED.
Nhà máy LG Display tại Hàn Quốc (ảnh: Yonhap)
Tuy quý 4 bị lỗ nhưng đã có sự cải thiện so với cùng kỳ năm ngoái, con số thu hẹp từ 436 tỷ won, cho thấy cắt giảm quy mô sản xuất LCD là bước đi chính xác. Trong khi giá tấm nền LCD cỡ lớn rớt nhanh gây thiệt hại cho LG Display, giá tấm nền OLED lại tăng 18% trên mỗi mét vuông. Điều này giúp doanh thu quý 4 tăng nhẹ 10%, một tín hiệu tích cực hiếm hoi.
LG Display dự đoán tình hình sẽ cải thiện vào nửa cuối 2020, khi công suất nhà máy OLED ở Trung Quốc tăng. Trong khi đó, kinh doanh Plastic OLED (tấm nền OLED đế nhựa, phân biệt với mảng tấm nền OLED cỡ lớn là đế thủy tinh) cũng có tương lai tươi sáng. Hãng cho biết nhu cầu từ thị trường smartphone và xe hơi đang tăng cao.
Điện thoại LG không còn là đơn vị đáng báo động nhất trong tập đoàn nữa (ảnh: Internet)
Như vậy, màn hình của LG đã vượt qua thiết bị di động để trở thành mảng đáng báo động nhất. Trong năm 2019, smartphone gây thua lỗ 1 ngàn tỷ won (khoảng 858 triệu USD). Con số này càng trầm trọng thêm so với năm 2018, bị âm 789 tỷ won. Tuy nhiên, so với khoản thâm hụt cả năm 2019 lên đến 1,1 tỷ USD của LG Display, vẫn còn kém gần 250 triệu nữa
Theo vnreview
Chi tiết công nghệ 'khủng' trên các mẫu tivi mới hiện nay Những mẫu ti vi mới 4K/UHD cung cấp trải nghiệm mới về phim hoặc trò chơi qua màn hình OLED hoặc QLED. Mẫu tivi mới LG C9 sở hữu bộ xử lý hình ảnh alpha 9 (9) thế hệ thứ 2 trang bị trí tuệ nhân tạo, cho phép xử lý hình ảnh theo nội dung và giao diện mượt hơn. C9 tương...