Thị trường tiền mã hóa chao đảo sau vụ hack hơn 600 triệu USD
Sự cố hacker tấn công mạng Ronin của dự án Axie Infinity chiếm đoạt hơn 600 triệu USD đã khiến toàn bộ thị trường tiền số bị ảnh hưởng.
Đêm 29/3, Ronin Network, mạng lưới blockchain kết nối Axie Infinity với Ethereum thông báo bị hacker tấn công, chiếm đoạt lượng tiền số trị giá hơn 600 triệu USD. Đây là vụ tấn công lớn nhất lịch sử ngành tiền mã hóa.
Ngay sau khi thông báo trên được đưa ra, toàn thị trường tiền mã hóa quay đầu sụt giảm. Các token thuộc lĩnh vực GameFi tương tự Axie Infinity, chứng kiến mức giảm mạnh nhất.
Giá trị của loạt dự án GameFi giảm sút sau sự cố từ Axie Infinity.
Khoảng 23h (giờ Hà Nội) ngày 29/3, token MANA của Decentraland, dự án GameFi, Metaverse có giá trị vốn hóa lớn nhất, giảm từ mốc 2,77 USD còn 2,66 USD, tương đương gần 4% trong vòng vài phút. Tương tự, The Sandbox giảm 4,6%, ApeCoin giảm 5%, GALA mất 5,6% giá trị cùng thời điểm với AXS.
Ngoài các dự án GameFi, những đồng tiền số lớn cũng bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực từ Axie Infinity. Cụ thể, Bitcoin giảm hơn 800 USD, từ 47.900 còn 47.100 USD trong 20 phút. Ethereum, BNB, XPR, Cardano… cũng đồng loạt mất giá. Tuy nhiên, một số coin đã hồi phục sau đó.
Vụ hack Ronin Network được công bố vào đêm 29/3. Tuy nhiên, theo dữ liệu chuỗi khối từ địa chỉ ví Ronin cung cấp, tin tặc đã bắt đầu hành vi rút tiền từ 6 ngày trước.
Video đang HOT
Ronin được phát hành bởi Sky Mavis, công ty đứng sau tựa game NFT Axie Infinity. Theo mô tả, Ronin Network là một giải pháp giúp giải quyết vấn đề phí giao tăng cao và thường nghẽn mạng lưới của Ethereum. Sidechain này được ra đời nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người chơi Axie Infinity và nâng cao trải nghiệm mua bán vật phẩm trong game.
Giá đồng RON của Ronin Network lao dốc sau vụ hack. Đây là loại tiền số giảm giá sâu nhất trong hệ sinh thái của Sky Mavis. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, giá đồng RON rơi từ mốc 2,284 USD xuống còn 1,694 USD chỉ trong vài phút, tương đương mức giảm 22%.
Đồng thời, giá của AXS và SLP cũng liên tục lao dốc. Dữ liệu giá từ sàn giao dịch Binance cho thấy giá AXS, loại token của tựa game Axie Infinity mất 5,54% giá trị. SLP, loại coin trả thưởng cho người chơi tựa game cũng giảm khoảng 5,93%.
Nhà phát triển Axie Infinity cùng Ronin Network là Sky Mavis, một studio được sáng lập và có đội ngũ phần lớn là người Việt. Giữa năm 2021, trò chơi của công ty gây được tiếng vang toàn cầu, đồng thời mở ra xu hướng GameFi của thị trường tiền số.
Đây không phải lần đầu Axie Infinity bị tấn công. Vào tháng 7/2021, dự án thông báo sàn giao dịch NFT gặp sự cố do bị DDOS. Vào tháng 11/2021, nhóm Discord của Axie Infinity bị tin tặc chiếm quyền quản lý, lừa đảo, chiếm đoạt hơn 100.000 USD từ nhà đầu tư.
Dấu hiệu tích cực cho blockchain ở Việt Nam
Coinbase, Binance rót vốn vào các dự án GameFi, DeFi trong nước là dấu hiệu tích cực cho lĩnh vực blockchain Việt Nam.
Gần đây, các dự án blockchain Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư quốc tế. Sau Axie Infinity, những dự án như Coin98, Ancient8, Summoner Arena được các quỹ đầu tư tiền số lớn như Binance Labs, Dragonfly, Coinbase rót vốn.
Đây là thông tin tích cực cho lĩnh vực blockchain Việt Nam khi nhiều dự án GameFi lừa đảo liên tục xuất hiện vào cuối năm 2021, gây mất niềm tin ở nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Ngày 5/1, quỹ đầu tư Binance Labs thông báo rót vốn vào Coin98. Đây là nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) với các sản phẩm như ví không lưu ký Coin98 Wallet, sàn giao dịch phi tập trung Coin98 Exchange và cổng giao dịch đa chuỗi Space Gate.
Trong quá khứ, Coin98 đã có những vòng gọi vốn thành công và được nhiều quỹ đầu tư chú ý. Đầu tháng 4/2021, quỹ đầu tư Alameda Research thuộc sàn giao dịch FTX đã quyết định rót 4 triệu USD vào Coin98 Finance. Binance Labs và Alameda Research đều là những quỹ lớn, uy tín hàng đầu trong lĩnh vực tiền mã hóa.
Binance Labs rót vốn vào dự án Coin98.
Đầu năm nay, dự án blockchain tập trung vào mảng gaming guild Ancient8 của Việt Nam huy động được 4 triệu USD từ loạt quỹ đầu tư nổi tiếng. Vòng gọi vốn này của Ancient8 có sự tham gia của các tổ chức lớn như Dragonfly Capital, Hashed, Coinbase Ventures, Alameda Research...
Gần đây, Summoner Arena thông báo kết thúc vòng gọi vốn với số tiền 3 triệu USD. Loạt quỹ đầu tư lớn gồm Pantera Capital, Coinbase Ventures, Onechain Technology đã tham gia vào đợt góp vốn này.
Trao đổi với PV , ông Phạm Hưởng, người sáng lập GFS Ventures nhận định các dự án trong nước hiện tại có nhiều lợi thế khi gọi vốn bởi Việt Nam là một trong những thị trường blockchain năng động nhất thế giới. "Bên cạnh đó,sự xuất hiện của Axie Infinity, dự án GameFi Việt gây được tiếng vang toàn cầu đã gây được sự chú ý với các quỹ, tổ chức trên trên thế giới", ông Hưởng chia sẻ.
Chia sẻ về các tiêu chí để nhận được đầu tư từ các quỹ lớn, đại diện Coin98 cho biết mỗi tổ chức sẽ có góc nhìn và quan điểm khác nhau. Nhưng hầu hết quy về về 3 yếu tố chính gồm tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức; giải quyết được bài toán đủ lớn ở cấp độ toàn cầu; đội ngũ đủ năng lực thực hiện sứ mệnh đã đặt ra, hướng đến dài hạn.
Thành công của Axie Infinity giúp các dự án Việt gây được sự chú ý với các tổ chức quốc tế.
"Trước khi có những trao đổi đầu tiên với các tổ chức lớn, Coin98 đã ra mắt sản phẩm nhiều năm với lượng người dùng lớn. Tôi cho rằng chính sự kiên trì, tầm nhìn dài hạn và kết quả đạt được là cơ sở để thuyết phục các tổ chức uy tín quyết định rót vốn vào Coin98", ông Nguyễn Thế Vinh, đồng sáng lập Coin98 nói với PV .
Với một dự án non trẻ, vừa được khởi lập từ tháng 8/2021, quá trình gọi vốn của Ancient8 gặp nhiều khó khăn hơn. "Có một số trở ngại trong quá trình ban đầu nhưng với sự hỗ trợ, tư vấn chiến lược của những nhà đầu tư thiên thần, quỹ đối tác, đội ngũ Ancient8 cũng đã hoàn thành vòng seed round", bà Jenny Nguyễn, đồng sáng lập Ancient8 cho biết.
Tuy nhiên, đại diện các dự án cho rằng việc gọi đầu tư, nhận vốn nhiều từ các quỹ không phải luôn là điều tốt. "Người sáng lập, đội ngũ phát triển cần xác định mình cần gì, cần bao nhiêu và gọi vốn từ ai là hợp lý để đưa ra chiến lược tiếp cận, thuyết phục phù hợp", ông Thế Vinh nói.
Sau Axie Infinity, loạt dự án GameFi từ đội ngũ người Việt, "ăn theo" trào lưu mọc lên như nấm sau mưa. Trong số đó, có nhiều dự án mang dấu hiệu lừa đảo như Zuki Moba, Crypto Bike... khiến người tham gia thua lỗ, mất tiền. Từ đó, nhà đầu tư trong nước cảnh giác với GameFi trong nước, mất niềm tin vào "dev Việt".
Ông Phạm Hưởng nhận định rằng việc Coin98, Ancient8 hay Summoner Arena nhận được đầu tư từ Binance, Coinbase là dấu hiệu tích cực cho blockchain Việt Nam, giúp gây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư trong và ngoài nước vào dự án khởi nghiệp Việt Nam. Theo ông Hưởng, qua những sự kiện này, blockchain Việt sẽ nhận được cái nhìn thiện cảm hơn, giúp thị trường phát triển bền vững.
"Khi các quỹ lớn quan tâm, hỗ trợ đầu tư chứng tỏ chất lượng các công ty khởi nghiệp blockchain Việt Nam đã trưởng thành. Những dự án tiên phong này sẽ là 'ngòi nổ' cho làn sóng blockchain ở Việt Nam. Đây là cơ sở để nhiều cá nhân, cơ quan nhà nước tiếp cận, nghiên cứu và đẩy nhanh chuyển đổi số", ông Phạm Hưởng chia sẻ.
Thị trường tiền mã hóa đã quen với việc 'xả hàng' Việc người đứng sau dự án bán phần lớn cổ phần mình đang giữ rất quen thuộc trong giới tiền mã hóa. Đây được gọi là hành vi "rút thảm", nỗi ám ảnh của nhà đầu tư. Việc ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC đăng ký bán ra 175 triệu cổ phiếu công ty gây xôn xao giới tài chính. Vụ...