Thị trưởng thành phố Frankfurt ghé thăm trường chuyên tại TP.HCM
Buổi gặp mặt giữa đoàn cấp cao thành phố Frankfurt và trường chuyên Trần Đại Nghĩa đã tạo cơ hội để nhà trường tiếp cận nền giáo dục và kết nối với các trường THPT, ĐH tại Đức.
Sáng 8-11, đã ghé thăm trường chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, TP.HCM).
Ông Peter Feldmann, Thị trưởng thành phố Frankfurt chào xã giao ông Nguyễn Minh, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Ảnh: NTCC
Tại buổi gặp mặt, ông Peter Feldmann, Thị trưởng thành phố Frankfurt, bày tỏ sự quan tâm tới lĩnh vực giáo dục của TP.HCM nói chung và trường Trần Đại Nghĩa nói riêng. Ông có nhiều câu hỏi về các dự án kết nối của trường với các trường quốc tế.
“Tôi cảm thấy vui vì đến thăm trường hôm nay và bởi trường rất quan tâm tới ngoại ngữ. Tôi cũng ấn tượng với việc HS của trường học nhiều ngôn ngữ vì nó tạo điều kiện cho HS có thể làm công việc liên quan đến quốc tế” – ông Peter Feldmann nói.
Buổi gặp mặt xoay quanh vấn đề giáo dục và giao lưu kết nối. Ảnh: KHÁNH CHI
Ông Nguyễn Minh chia sẻ, nhà trường có ban Quan hệ quốc tế để đẩy mạnh các chương trình giáo dục kết nối với NewZealand, Úc, Nhật Bản, Đài Loan.
Đức là người bạn thứ năm trong bản ký kết hợp tác quốc tế của nhà trường với các nước bạn. Mục tiêu sắp tới của nhà trường là có thể đẩy mạnh phát triển chương trình học lấy chứng chỉ DSD 2 (chứng chỉ tiếng Đức). Đây là một trong những chuẩn đầu vào để tạo điều kiện cho HS có thể đi du học tại Đức.
Ông chia sẻ: “Hiện nay, mục tiêu chiến lược của trường chuyên Trần Đại Nghĩa là tiệm cận giáo dục quốc tế trên nền tảng trường công lập Việt Nam. Do đó, trường rất quan tâm tới việc phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế. HS của chúng tôi không bị giới hạn về ngôn ngữ. Hiện tại, các em có thể học trực tuyến với SV và giáo sư của trường ĐH Sydney (Úc) trong một số chương trình giáo dục”.
Dự kiến, trong tháng 11, trường sẽ có chương trình giao lưu trực tuyến với một trường THPT tại Frankfurt. Trường cũng trao đổi với đoàn cấp cao về các chuyên đề học tập, kết nối HS và nhà trường với HS ở các trường THPT, ĐH tại Frankfurt.
Sau khi dịch ổn định, trường sẽ tổ chức những đoàn du học hè cho những HS có nhu cầu du học tại Đức trong khoảng 4- 5 tuần. Đồng thời, các HS tại Đức cũng có thể tham gia những chuyến du học hè theo dạng trao đổi văn hóa tại trường chuyên Trần Đại Nghĩa.
Nhà trường gửi tặng ông Peter Feldmann bức ảnh trường chuyên Trần Đại Nghĩa. Ảnh: KHÁNH CHI
Video đang HOT
Ngoài ra, bà Trần Thị Hồng Thủy, Hiệu phó nhà trường cũng cho biết: “Với sự hỗ trợ của UBND TP và Sở Ngoại vụ, Sở giáo dục, trường đã kết nối với 1 trường trung học tại Frankfurt. Hi vọng sau buổi gặp gỡ ngày hôm nay, trường sẽ có cơ hội tiếp cận và kết nối với các trường ĐH tại Đức vì việc du học tại đất nước phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật như Đức là cơ hội tốt cho HS của trường”.
Em Nguyễn Lâm Đông Quân (HS lớp 12 TĐ) là một trong hai HS trong đoàn đón tiếp đoàn cấp cao thành phố Frankfurt. Trực tiếp trò chuyện với các lãnh đạo, Quân cảm thấy buổi gặp gỡ là cơ hội để hiểu thêm về văn hóa Đức, những dự án của nhà trường hợp tác với nước bạn. “Đây là cơ hội, động lực để em trau dồi vốn ngôn ngữ của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho việc du học Đức của em sau này” – Quân nói.
Nguyễn Lâm Đông Quân trò chuyện với lãnh đạo thành phố Frankfurt (Đức). Ảnh: KHÁNH CHI
Đoàn cấp cao thành phố Frankfurt (Đức) cùng bà Josefine Wallat -Tổng lãnh sự Cộng hòa Liên bang ức tại TP.HCM chụp ảnh lưu niệm với địa diên BGH và học sinh trường. Ảnh: KHÁNH CHI
Trước đó, ngày 6-11, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã hội đàm với ông Peter Feldmann, Thị trưởng thành phố Frankfurt (CHLB Đức).
Đánh giá cao vị trí cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của TP. Hồ Chí Minh, ông Peter Feldmann cho rằng trên cơ sở mối quan hệ đối tác mà TP. Hồ Chí Minh và thành phố Leipzig (Đức) đã ký kết cũng như quan hệ giữa Leipzig và Frankfurt, trong tương lai tam giác phát triển kinh tế Frankfurt – TP. Hồ Chí Minh – Leipzig rất có nhiều tiềm năng, mang lại lợi ích cho các địa phương của hai nước.
Trong thời gian tới, Frankfurt sẵn sàng tiếp đón, hợp tác cùng TP. Hồ Chí Minh trong những dự án cụ thể như tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, hợp tác giáo dục…
Chuyến thăm, làm việc của đoàn cấp cao thành phố Frankfurt diễn ra trong năm Việt Nam và Đức kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2011-2021) và ngay sau khi TP. Hồ Chí Minh chuyển sang trạng thái mở cửa, phục hồi kinh tế sau đợt bùng phát dịch Covid-19.
Cựu nhân viên Bộ Ngoại giao có bằng Thạc sĩ ở Úc chia sẻ 5 lầm tưởng về cuộc sống trời Tây: Điều thứ 3 gây ngỡ ngàng
"Giấc mơ Úc" có màu hồng như bạn vẫn tưởng?
Uyên Vũ sinh năm 1991, từng là cán bộ báo chí ở Bộ Ngoại giao, đồng thời là người sáng lập Tổ chức giáo dục Quốc tế UVES, thành viên trực thuộc Trung ương Hội hữu nghị Việt Anh, chuyên về đào tạo Tiếng Anh và kỹ năng mềm cho trẻ.
Năm 2017, cô gái 9x được học bổng một phần học phí của Đại học Macquarie Úc dành cho sinh viên Asean có thành tích xuất sắc. Thời điểm đó, Uyên quyết định bỏ mọi thứ đang có để sang học Thạc sĩ ngành Luật quốc tế ở Úc.
Sau khi tốt nghiệp, Uyên có cơ hội định cư ở Úc và trở thành công dân đất nước này. Tại Úc, cô gái 9x sáng lập công ty UNA International, có trụ sở tại Sydney, chuyên về xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics, kết nối giao thương Việt - Úc. Không chỉ vậy, Uyên còn đang cùng các cộng sự ở Úc (trong đó có Phan Minh Đức - quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2010) thành lập dự án giáo dục kết nối giáo dục Úc và Việt Nam.
Chị Uyên Vũ.
Là một người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là chuyện du học, Uyên Vũ thường có những bài chia sẻ hữu ích về các chủ đề xoay quanh vấn đề này trên mạng xã hội. Những bài viết của cô gái trẻ nhận được nhiều sự quan tâm vì tính thiết thực, gần gũi.
Mới đây, Uyên Vũ có bài chia sẻ về một chủ đề tuy cũ nhưng chưa bao giờ hết hot "Những lầm tưởng phổ biến về cuộc sống ở nước ngoài". Được sự đồng ý của 9x này, chúng tôi xin được chia sẻ lại nội dung bài viết như sau:
Úc vẫn luôn nằm trong top các quốc gia có số lượng nhập cư cao nhất thế giới bởi đất nước này nổi tiếng với khí hậu trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp, chính sách an sinh xã hội tốt, hệ thống giáo dục, y tế hàng đầu, thưc phẩm phong phú đa dạng... Điều đó không cần bàn cãi. Nhưng "giấc mơ Úc" có màu hồng như bạn vẫn tưởng? Sau đây là những lầm tưởng phổ biến về cuộc sống ở Úc mà mình quan sát được sau khi sinh sống, học tập và làm việc ở đây.
1. Y tế công miễn phí, chất lượng cao
Nói đến y tế công ở Úc là nói đến chiếc thẻ quyền lực "Medicare". Nôm na đơn giản nó như cái sổ BHYT ở Việt Nam vậy. Nhưng "medicare" không hề miễn phí. Nó chỉ "miễn phí" với những người không đi làm đóng thuế. Còn người đi làm đóng thuế trên 30 tuổi sẽ bị khấu trừ 2% thu nhập cho Medicare (medicare levy).
Hệ thống y tế công chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại, y bác sĩ có tâm với nghề. Thế nhưng nó luôn trong tình trạng quá tải, thiếu thốn nhân lực nghiêm trọng. Nếu bạn có bệnh đi khám ở viện công, thường chỉ những bệnh thuộc dạng "khẩn cấp" mới được ưu tiên chữa ngay. Còn không thì cứ xếp số ngồi chờ tới lượt. Mà nhiều khi chờ đến lượt thì cũng quá sức chịu đựng rồi.
Bạn mình có em bé 2 tuổi bị ốm nhiều ngày không khỏi. Đêm đến bé bị sốt cao nên đưa vào Viện nhi lớn nhất Sydney (cũng là bệnh viên quá tải nhất Sydney). Kết quả là chờ 7 tiếng vẫn không được vào khám. Cuối cùng bạn ấy phải mang bé sang bệnh viện tư có trả tiền để được thăm khám ngay lập tức. Tất nhiên trong quá trình chờ sẽ có y tá ra hỏi và quan sát xem tình trạng bé có khẩn cấp quá hay không? Nếu thấy bé vẫn trụ được thì họ sẽ phải ưu tiên các ca bệnh nặng hơn trước.
Còn nếu bạn có bệnh cần được phẫu thuật thì sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ cho bạn vào danh sách chờ. Danh sách được chia làm 3 nhóm với mức độ khẩn cấp giảm dần. Nếu bạn thuộc nhóm 3, tức là nhóm không khẩn cấp, ví dụ như phẫu thuật xương khớp, thì thời gian chờ lên tới 1 năm.
Vậy nên với những người đi làm có thu nhập khá, họ thường chọn mua bảo hiểm tư để được khám chữa bệnh tốt hơn. Cái gì cũng có giá của nó cả, đúng vậy không?
2. Thuế thu nhập cá nhân cao
Úc là một trong những đất nước có mức thuế thu nhập cá nhân cao nhất thế giới. Năm 2017, số thuế thu được từ cá nhân và doanh nghiệp ở Úc cao thứ hai thế giới, vượt qua cả các nước phát triển khác như Anh, Mỹ, Đức, Nhật.
Mức thuế thu nhập cá nhân ở Úc từ 19% - 45% (thu nhập dưới $18.200/ năm mức thuế 0%). Thuế doanh nghiệp từ 27,5% - 30%. Thuế giá trị tài sản gia tăng là 50%. Ví dụ bạn mua 1 căn nhà đầu tư và bán đi có lãi. Thì số tiền đó bạn phải đóng thuế 50%. Số tiền còn lại sẽ cộng vào thu nhập cá nhân và tiếp tục đóng thuế trên tổng số đó.
Hệ thống thuế thu nhập cá nhân ở Úc rất rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ để đảm bảo việc thu thuế không bị thất thoát. Cơ quan thuế (ATO) sẽ kết nối trực tiếp với tất cả các bên từ hệ thống lương, hệ thống ngân hàng, Bộ An sinh Xã hội. Bất kỳ thu nhập nào của bạn cũng sẽ bị report trực tiếp với cơ quan thuế. Nếu bạn có tiền mặt cho vào tài khoản từ vài ngàn trở lên ngay lập tức sẽ có nhân viên ngân hàng gọi điện hỏi thăm nguồn gốc khoản tiền. Người bình thường mà cầm nhiều tiền mặt trong người ($10.000 trở lên) nếu bị phát hiện sẽ bị cảnh sát truy vết và phải giải trình rõ ràng về nguồn gốc số tiền. Còn nếu là thu nhập chính đáng thì khoản tiền đó đã đóng thuế hay chưa?
Những khoản phúc lợi xã hội dành cho người thu nhập thấp chính là từ những khoản nộp thuế này mà ra. Chính vì vậy mà luôn có sự phân hoá sâu sắc giữa những người đi làm đóng thuế và những người không làm gì mà chỉ chờ nhận trợ cấp, hoặc thậm chí đi làm nhận tiền mặt để ăn trợ cấp.
3. Giáo dục miễn phí
Giáo dục công ở Úc đúng là miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12. Nhưng sự đắt đỏ của giáo dục mầm non thì không thấy ai nhắc tới. Ở Sydney nơi mình sống là thành phố có chi phí đắt đỏ nhất nước Úc, tất nhiên khoản phải chi cho con đi học cũng không hề nhỏ. Ví dụ bé nhà mình đóng học phí $159/ buổi. Có những nơi ở trung tâm học phí lên tới $220/ buổi. Nếu tuần học 5 buổi thì một tháng sẽ là $3180 . Khoản này sẽ được Chính phủ hỗ trợ một phần. Nhưng tất nhiên, thu nhập càng cao thì khoản hỗ trợ càng ít. Tức là thu nhập cao lên đồng nghĩa với việc đóng thuế nhiều hơn và các khoản trợ cấp thì mất đi. Chính vì vậy mà đôi khi thu nhập gia tăng chưa chắc đã điều tốt.
Còn về hệ thống giáo dục công miễn phí từ lớp 1 tới lớp 12 thì thế nào? Cái này cũng xếp theo thu nhập. Tức là các trường tốt chỉ có ở các suburbs giàu có, tức là những nơi giá nhà cao. Nếu bạn muốn cho con học trường công chất lượng thì nơi bạn ở quyết định rất nhiều đến điều đó. Vậy nên khi mua nhà, điều mà mọi người quan tâm nhất chính là trường học. Giá nhà khu vực đó cũng tăng lên nếu xếp hạng của trường trong khu vực tăng theo.
4. Chi phí đắt đỏ
Thành phố nơi mình sống, Sydney, là thành phố đắt đỏ nhất nước Úc, và là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới cùng với London, New York City, Geneva. Và chi phí lớn nhất đó chính là giá nhà.
Giá nhà trung bình ở Sydney $1,3 triệu. Khoản tiền tiết kiệm trung bình của một người sau khi trừ hết các chi phí là $28.426/năm. Tức là trung bình hiện nay một người Úc mất khoảng 46 năm để mua được nhà nếu không vay ngân hàng.
Còn nếu vay ngân hàng thì cần đặt cọc 20%. Tức là mất 10 năm để người mua nhà lần đầu tiên đủ tiền để đặt cọc nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ gia đình. Chưa kể các khoản nợ học phí còn đang phải trả thì thời gian ấy sẽ lâu hơn nữa.
Còn nếu vay ngân hàng thì sao? Khoản vay 30 năm sẽ theo bạn cả đời. Tức là một ngày thất nghiệp, một ngày không thể đi làm có tiền trả nợ, thì bạn phải đối mặt với việc căn nhà bị ngân hàng tịch thu. Không hiếm những căn nhà được ngân hàng rao bán sau khi chính chủ không còn khả năng trả nợ.
Một điều nữa rất hay trong bất động sản ở Sydney mà chính người Sydney không phải ai cũng biết. Đó chính là latte line. Đây là đường ranh giới giữa những suburbs có giá nhà cao, tất nhiên thu nhập trung bình cao và các điều kiện khác như trường học, bệnh viện sẽ tốt hơn phía còn lại. Đây cũng chính là sự phân chia xã hội sâu sắc trong lòng thành phố Sydney.
5. Nơi sống an toàn, không có tội phạm, trộm cắp, ý thức cao
Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Tức là như mình đã đề cập ở trên, nó chỉ đúng với những nơi có dân trí cao. Úc là một đất nước đa chủng tộc, đa văn hoá. Mỗi chủng tộc lại có một đặc trưng sinh sống khác nhau nên không thể đòi hỏi sự đồng đều ở tất cả các suburbs. Những suburbs có tỷ lệ tội phạm cao là những nơi tập trung phần lớn người nhập cư có thu nhập thấp. Các lọai tội phạm bao gồm trộm cắp, cướp giật, đột nhập nhà cửa, quấy rối, chơi thuốc...
Sydney hay nước Úc nói chung đối với mình vẫn là một nơi rất đáng sống. Môi trường trong lành, cảnh quan tuyệt đẹp, thực phẩm sạch, phong phú, chất lượng giáo dục hàng đầu, những thứ mà không phải cứ có tiền là mua được. Đây cũng là quê hương thứ hai, là nơi cho mình nhiều trải nghiệm thú vị. Giấc mơ Úc theo mình sẽ xứng đáng với những ai chăm chỉ, cầu tiến, luôn nỗ lực học hỏi không ngừng. Đó là điều mà mình và những người Việt khác đang làm để hoà nhập và phát triển ở nơi đây.
Giải quyết thế nào khi Chủ tịch Hội đồng trường từ chức? Việc PGS.TS Ngô Văn Thuyên - Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM (HCMUTE) có đơn từ chức được báo chí loan tải ngày 23/10 tạo sự quan tâm của dư luận. Lễ công bố và trao quyết định công nhận Hội đồng trường và Chủ tịch Hội đồng trường HCMUTE nhiệm kỳ 2020-2025, ngày 21/12/2020. Ảnh: Công...