Thị trưởng tâm dịch Italy tự cách ly sau khi phụ tá nhiễm Covid-19
Thị trưởng khu vực Lombardy – tâm dịch bùng phát virus corona tại Italy, đã tự cách ly sau khi một trong những phụ tá của ông ngã bệnh vì Covid-19.
Attilio Fontana, người đã tổ chức nhiều cuộc họp báo trong tuần qua để giải thích cách khu vực của ông đối phó với sự bùng phát, đã công bố tin tức trên Facebook vào cuối ngày thứ Tư và tự quay video đeo khẩu trang.
“Lúc này tôi chưa có triệu chứng nhiễm bệnh nào vì vậy tôi có thể tiếp tục làm việc … nhưng trong hai tuần tôi sẽ cố gắng tiến hành tự cô lập”, ông chia sẻ trên Facebook.
Thị trưởng vùng Lombardy Attilio Fontana đeo khẩu trang khi tuyên bố cách ly trên Facebook. Ảnh: Reuters.
Hơn 300 người đã thử nghiệm dương tính trong tuần qua đối với virus corona ở vùng Bologna, Italy – nơi cũng có 10 người tử vong vì dịch bệnh này.
Trên khắp nước Ý, hơn 400 người mắc bệnh và 12 người đã chết – đợt dịch bệnh truyền nhiễm tồi tệ nhất được ghi nhận ở châu Âu.
Video đang HOT
Thành viên ủy ban điều hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Walter Ricciardi cho rằng các con số ở Italy có thể bị phóng đại và chỉ đề cập tới 190 trường hợp được xác nhận đầy đủ trong quy trình xác minh hai bước. Các mẫu thử khác vẫn đang chờ kết quả.
Ricciardi, người cũng là cố vấn cho chính phủ trong cuộc chiến chống lại virus, nói với báo Corriere della Sera rằng Veneto, khu vực bị ảnh hưởng nhiều thứ hai trong đợt dịch bệnh này, đã quyết định xét nghiệm hàng trăm người, ngay cả khi họ không có triệu chứng.
Ông cho rằng điều này đã dấy lên hồi chuông báo động không cần thiết. Bất cứ ai đã ra lệnh kiểm tra ngay cả những người không có triệu chứng … đã phạm sai lầm, ông nói.
Chính quyền địa phương hôm thứ Tư cho biết khoảng 9,462 thử nghiệm đã được thực hiện ở Italy trong tuần qua.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng dịch bệnh có thể khiến nền kinh tế mong manh của Italy rơi vào suy thoái lần thứ tư sau 12 năm, với nhiều doanh nghiệp ở phía bắc giàu có đang tiến gần đến bế tắc và các khách sạn báo cáo về một làn sóng hủy dịch vụ.
Claudio Marenzi, người đứng đầu ngành thời trang tại đơn vị vận động hàng lang trong công nghiệp Confindustria, cho biết các ngành dệt may đang chịu ảnh hưởng, khi nhiều người mua quốc tế rút đơn đặt hàng do có nỗi sợ phi lý rằng sản phẩm có thể bị nhiễm bệnh.
An Bình
Bác sĩ Nhật kể tình huống trên tàu Diamond Princess là kinh hoàng
Chuyên gia dịch tễ học và giáo sư người Nhật Bản tại Đại học Kobe, Iwata Kantaro, người đã đến thăm tàu du lịch Diamond Princess, mô tả tình huống ở đó là "kinh hoàng" ngay cả so với những gì xảy ra ở châu Phi trong vụ dịch Ebola.
Đội ngũ bác sĩ tham gia xét nghiệm virus corona trên tàu tàu Diamond Princess.
Thông điệp bằng video của ông thu được 800.000 lượt xem trong nửa ngày và trở thành chủ đề thảo luận trong chính phủ. Bác sĩ nói rằng ông được mời lên tàu với tư cách là chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, nhưng sau đó yêu cầu rời khỏi tàu.
"Tôi có những lo ngại về việc con tàu không có đủ biện pháp chống lại sự lây lan của bệnh, vì hơn 500 người đã bị nhiễm bệnh ... Mọi người trên tàu chia sẻ với tôi, họ nói rằng họ sợ tình trạng lây nhiễm có thể lan rộng. Và hôm qua Bộ Y tế đã cho phép tôi lên tàu", ông Iwata nói.
Mùi của nỗi khiếp đảm
"Những gì mà tôi chứng kiến thật đáng sợ. Tôi đã làm công việc này hơn 20 năm nay. Tôi đã ở Châu Phi trong thời gian dịch Ebola và ở Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch SARS, và dĩ nhiên, tôi luôn biết rằng có nguy cơ lây nhiễm. Nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy sợ hãi: tôi là chuyên gia trong ngành và biết cách làm sao để bản thân không bị lây bệnh trong phạm vi một tòa nhà. Vì vậy, ngay cả khi tôi ở trung tâm của bệnh dịch, ở Châu Phi hoặc Trung Quốc - tôi không sợ. Nhưng trên tàu Diamond Princess thì tôi cảm thấy nỗi sợ hãi từ tận đáy lòng. Tôi nhận ra rằng hoàn toàn có khả năng tôi sẽ bị lây nhiễm virus corona ở đây", bác sĩ cho biết.
Nguyên tắc cứng rắn
Ông giải thích rằng trong bất kỳ cơ quan nào bị nhiễm bệnh đều có một sự phân chia rõ ràng đâu là "vùng đỏ", nơi có thể lây nhiễm và bạn cần mặc quần áo bảo vệ, và "vùng xanh", là khu vực an toàn, chỉ cần mặc quần áo sạch là có thể đi lại được.
"Đây là nguyên tắc nghiêm ngặt trong công việc của chúng tôi. Nhưng trên tàu Diamond Princess thì các khu "màu xanh" và "màu đỏ" bị lẫn lộn với nhau, bạn hoàn toàn không thể biết đâu là nơi an toàn, đâu là nơi nguy hiểm. Bạn không biết liệu lan can, thảm có thể bị nhiễm bệnh hay không, vì virus là vô hình. Trên tàu mọi người mặc những bộ quần áo khác nhau, một số mặc quần áo bảo hộ, một số đeo mặt nạ, một số không đeo mặt nạ. Người đang sốt có thể thản nhiên bước ra từ cabin của mình và đi qua cả con tàu, tới phòng sơ cứu. Điều này xảy ra như một hiện tượng bình thường", bác sĩ nói.
Theo ông, các bác sĩ làm việc trên tàu tin rằng họ sẽ bị nhiễm bệnh.
"Bây giờ tôi ở trong phòng kín, tự cách ly mình, tôi không thể nói đây là đâu, nhưng tôi sẽ không đi làm và gặp gỡ người thân. Vì cá nhân tôi hiểu được sự nghiêm trọng của tình huống. Tôi không ngạc nhiên nếu tôi bị nhiễm bệnh "Không có một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nào làm việc thường xuyên ở đó. Mọi việc thuộc quyền của các quan chức Bộ Y tế", bác sĩ cho biết.
Theo danviet.vn
Nhiễm virus nguy hiểm được cứu bằng máu người đã khỏi: Trường hợp cô gái Mỹ gốc Việt Dùng huyết tương có chứa kháng thể để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus Corona (COVID-19) đang được xem là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay tại Trung Quốc. Thực ra, đây không phải là lần đầu phương pháp này được sử dụng để đối phó với dịch bệnh. Điều trị bằng huyết tương là biện pháp chữa trị virus...