Thị trường tài chính 24h:Nên tham lam hay sợ hãi?
VN-Index giảm phiên thứ 3 liên tiếp; Hạ lãi suất điều hành, câu chuyện với các doanh nghiệp nhỏ và vừa; “Sóng” đầu tư công phớt lờ chất lượng tài chính doanh nghiệp; VN – Index tăng mạnh: Nên tham lam hay sợ hãi?; Vui thôi, đừng vui quá!; Chứng khoán châu Á phân hóa; Nhà đầu tư định vị lại chiến lược tại thị trường châu Á…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 15/5 tăng 130.000 đồng/lượng chiều mua vào và 120.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã chữa lại và chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện niêm yết tại 48,30 – 48,69 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 15,1 USD lên 1.730,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng tiếp và lên trên 1.735 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm 1 USD xuống 1.739,9 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,16% xuống 100,31 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 15/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.263 đồng, tăng 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.270 – 23.450 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,32 USD ( 1,16%), lên 27,88 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,38 USD ( 1,22%), lên 31,51 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index điều chỉnh phiên thứ 3 liên tiếp
Trong phiên sáng, sau khi le lói sắc xanh khi mở cửa, áp lực bán nhanh chóng khiến thị trường giảm điểm, nhưng may mắn vẫn bảo toàn được mốc 830 điểm.
Bước sang phiên chiều, lực bán dâng cao khiến VN-Index thủng mốc 825 điểm và tại đây, lực cầu nhập cuộc giúp chỉ số hãm bớt đà giảm, nhưng đóng cửa vẫn dưới 830 điểm.
VHM và VIC vẫn là trụ đỡ chính với mức tăng đều trên 1%, còn SBT, VPB, VRE, EIB nhích nhẹ.
Mặt khác, sắc đỏ vẫn bao phủ trên diện rộng với 20 mã bluechip mất điểm, đáng kể là BID -2,8%, BVH -2,9%, CTG -2,1%, PLX -2,4%, MSN -2,8%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, TTF bảo toàn sắc tím với 4,67 triệu đơn vị khớp lệnh.
Video đang HOT
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 7,01 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 78,74 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 15/5: VN-Index giảm 5,37 điểm (-0,65%), xuống 827,03 điểm; HNX-Index giảm 2,32 điểm (-2,08%), xuống 109,02 điểm; UpCoM-Index giảm 0,33 điểm (-0,62%), xuống 53,15 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong suốt sáng thứ Năm khi dư âm bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn ám ảnh nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, việc ông Trump đe dọa cắt đứt quan hệ với Trung Quốc và dữ liệu thất nghiệp mới công bố tiêu cực với con số 2,98 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần trước cũng khiến nhà đầu tư lo lắng.
Tuy nhiên, trong phiên chiếu, các chỉ số đã hồi trở lại và tăng bật vào cuối phiên khi nhà đầu tư kỳ vọng vào các gói kích thích kinh tế sẽ giúp kinh tế hồi phục nhanh trở lại. Theo đó, ông Trump cho biết, ông sẵn sàng đàm phán một dự luật kích thích kinh tế khác.
Kết thúc phiên 14/5, chỉ số Dow Jones tăng 377,37 điểm ( 1,62%), lên 23.625,34 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 32,50 điểm ( 1,15%), lên 2.852,50 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 80,56 điểm ( 0,91%), lên 8.943,72 điểm.
70,12 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 189,79 điểm (-2,06%), xuống 9.002,55 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đã hồi phục sau 3 phiên giảm liên tiếp trước đó, nhưng tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng sau quan hệ Mỹ-Trung Quốc ngày một căng thẳng.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,62% lên 20.037,47 điểm. Trong tuần, chỉ số này mất 0,7%.
Chỉ số Topix tăng 0,5% lên 1.453,77 điểm nhờ 2/3 trong 33 chỉ số phụ tăng. Trong tuần, chỉ số này đã giảm 0,3%.
Có dấu hiệu rạn nứt hơn trong mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump cho biết, ông rất thất vọng với việc giấu thông tin về dịch Covid-19 của Trung Quốc và thậm chí ông Trump đe dọa có thể cắt đứt quan hệ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hôm nay, nhóm nâng đỡ thị trường là các cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn, tăng 2,8% sau khi chỉ số bán dẫn của Philadelphia tại Mỹ đêm qua đi lên.
Theo đó, Tokyo Electron Ltd đã tăng 2%, Netherest Corp tăng 3,3%.
Đáng chú ý, Nissan Motor Co Ltd đã tăng 3,9% sau có có tin tức rằng hãng xe Nhật Bản có thể đang xem xét khả năng đóng cửa nhà máy Barcelona, và chuyển sản xuất sang các nhà máy của Renault.
Chứng khoán Trung Quốc đã giảm, và ghi nhận tuần giảm điểm đầu tiên kể từ tháng 3, do lo ngại tăng trưởng kinh tế suy giảm và các xung đột thương mại với Mỹ quay trở lại.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm gần 0,1% xuống 2.868,46 điểm. Chỉ số này đã giảm 0,9% trong tuần.
Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,32% xuống 3.912,82 điểm và mất 1,3% trong tuần này.
Thông tin đáng chú ý hôm nay là dữ liệu cho thấy sản lượng công nghiệp của Trung Quốc đã tăng 3,9% so với cùng kỳ trong tháng 4, tháng đầu tiên trong năm nay mà chỉ số này tăng và vượt dự báo tăng 1,5% của giới phân tích, và cải thiện đáng kể so với mức giảm 1,1% trong tháng 3.
Mặc dù vậy, sức mua còn yếu với doanh số bán lẻ giảm 7,5% trong tháng 4, cao hơn mức giảm 7% được dự báo.
Thị trường giao dịch thận trọng hơn do căng thẳng Mỹ – Trung ngày càng xấu đi khi Tổng thống Donald Trump cho biết có thể cắt đứt quan hệ thương mại với Bắc Kinh vì một số vấn đề liên quan tới dịch Covid-19.
Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, khi căng thẳng Trung-Mỹ xuất hiện trở lại và dữ liệu mới chỉ ra sức mua mờ nhạt ở Trung Quốc đại lục.
Đóng cửa, Hang Seng-Index đã giảm 0,14% xuống 23.797,47 điểm. chỉ số này mất 1,8% trong tuần.
Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,13% xuống 9.674,57 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc đã tăng khi sản lượng công nghiệp của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi, mặc dù sự căng thẳng của mỗi quan hệ Mỹ-Trung đã hãm đà đi lên của thị trường.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 0,12%, lên 1.927,28. Nhưng đã giảm 1% trong tuần.
Các cổ phiếu đã phục hồi từ sau khi dữ liệu sản lượng công nghiệp tốt hơn dự kiến từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, Nhà phân tích Lee Kyoung-min của Daeshin Securities, cho biết.
Thông tin đáng chú ý hôm nay là Bộ tài chính Hàn Quốc đã đưa cam kết sẽ đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu cú sốc việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Kết thúc phiên 15/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 122,69 điểm ( 0,62%), lên 20.037,47 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 1,88 điểm (-0,06%), xuống 2.868,46 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 32,27 điểm (-0,14%), xuống 23.797,47 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 2,32 điểm ( 0,12%), lên 1.928,28 điểm.
VST: Quý 1 lỗ thêm 83 tỷ đồng, lỗ lũy kế 2.136 tỷ đồng cao gấp 3,6 lần vốn điều lệ
VST đã "ca bài ca" thua lỗ liên tục trong 8 năm qua, năm 2020 công ty dự kiến lỗ tiếp 273 tỷ đồng.
CTCP Vân tai va Thuê tau biên Viêt Nam (UPCoM: VST) đã công bố BCTC quý 1/2020.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 110,2 tỷ đồng giảm 10,6% so với cùng kỳ, kinh doanh dưới giá vốn khiến VST lỗ gộp 32,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ lỗ gộp hơn 1 tỷ đồng.
Sau khi trừ các khoản chi phí và chịu lỗ khác gần 28 tỷ đồng, VST báo lỗ hơn 83 tỷ đồng trong quý 1 trong khi cùng kỳ cũng lỗ hơn 69 tỷ đồng.
Theo BCTC hơp nhât năm 2019, phia kiêm toan đa đưa ra y kiên ngoai trư: "Tai thơi điêm 31/12/2019, nơ ngăn han đa vươt qua tai san ngăn han cua Công ty la 1.893 ty đông, lô luy kê 2.053 ty đông, chi tiêu vôn chu sơ hưu đa bi âm 1.429 tỷ đồng. Đông thơi cac khoan nơ vay đa qua han thanh toan lên tơi 736 ty đông cua BIDV va ACB. Công ty chưa có phương án hiệu quả để khắc phục khả năng thanh khoản cũng như tìm kiếm được nguồn tiền để thanh toán cho các khoản vay đến hạn trong vòng 12 tháng tới trong điều kiện hoạt động bình thường.
Công ty cũng đang đối mặt với các vụ kiện của ngân hàng về việc phải thanh toán ngay các khoản vay và không thể đảm bảo thanh toán ngay các khoản vay và không thể đảm bảo thanh toán nếu bị xử thua và bị thi hành án. Thưc tê nay cho thây sư tôn tai cua yêu tô không chăc chăn trong yêu dân đên nghi ngơ đang kê vê kha năng hoat đông liên tuc cua Công ty".
Trong báo cáo thường niên năm 2019 VST cho biết sẽ thực hiện cơ cấu tài chính, cơ cấu các khoản nợ vay phù hợp với tình hình thực tế. Trình VIMC tiếp tục kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét cho Vitranschart JSC được xóa lãi vay và khoanh nợ gốc đối với các dự án đầu tư đóng mới theo chỉ đạo trước đây của Chính phủ tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).
Năm 2020 VST đặt mục tiêu doanh thu đạt gần 470 tỷ đồng giảm nhẹ so với cùng kỳ và dự kiến lỗ thêm 273 tỷ đồng trong đó kinh doanh vận tải dự kiến lỗ 277 tỷ đồng, kinh doanh cung ứng thuyền viên có lãi 12,3 tỷ đồng và kinh doanh các dịch vụ khác lãi 4,42 tỷ đồng.
Trong năm 2020 công ty có chủ trương bán tàu Viễn Đông 3, VTC Planet và VTC Sun vào cuối năm 2020 khi thị trường mua bán tàu được cải thiện, đồng thời đạt được thỏa thuận với các tổ chức tín dụng. Tiếp tục thực hiện chủ trương thành lập công ty con; thoái vốn tại CTCP Cung ứng dịch vụ Hàng Hải và XNK Phương Đông, Công ty TNHH Lancaster Tân Thuận,...
Điểm đáng chú ý trong hoạt động của VST là công ty vẫn nỗ lực duy trì mức tăng trưởng thu nhập cho người lao động qua các năm.
VST đã ca bai ca thua lô liên tục trong suốt 8 năm qua, tuy vây, trong các báo cáo tài chính của mình Công ty vân khăng đinh se hoat đông liên tuc trong các năm tài chính tiếp theo.
Thanh Tú
Viconship lãi ròng quý I tăng 42% nhờ giảm chi phí tài chính Viconship ghi nhận doanh thu thuần hơn 408 tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ. Chi phí tài chính giảm hơn 81% đã giúp lãi ròng tăng gần 42%. Theo BCTC quý I, Công ty Container Việt Nam (Viconship, HoSE: VSC) ghi nhận doanh thu thuần hơn 408 tỷ đồng, giảm 3,5% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm nhiều hơn giúp...