Thị trường tài chính 24h: Tìm cơ hội đầu tư sau đại dịch
VN-Index lên sát 795 điểm; Ngân hàng đi gỡ khó và bài toán “khó phải tự gỡ”; Đầu tư hậu đại dịch: Nhiều cơ hội có thể đạt lợi suất 30-50%; Chứng khoán tuần mới: Rung lắc và chốt lời; Cơ hội đầu tư khi nới lỏng giãn cách xã hội; Chứng khoán châu Á đa số giảm do áp lực chốt lời trước mùa báo cáo kết quả kinh doanh; Hàng trăm tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp khả năng thành “trái phiếu rác”…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 20/4 giảm 150.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 47,25 – 48,02 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua giảm 30,3 USD xuống 1.686,5 USD/ounce, sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng dao động quanh 1.680 – 1690 USD/ounce cho đến cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 5 trên sàn Comex New York giảm 6,4 USD xuống 1.684,4 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,14% lên 99,92 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 20/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.238 đồng, giảm 3 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.360 – 23.540 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 4,96 USD (-27,15%), xuống 13.31 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,94 USD (-3,35%), xuống 27,14 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tiến gần 795 điểm
Mặc dù áp lực chốt lời xuất hiện nhưng dòng tiền nội hoạt động mạnh đã giúp thị trường nhanh chóng lấy lại đà tăng. Tuy nhiên, với sự phân hóa của nhóm cổ phiếu lớn khiến thị trường không thể tiến xa.
Bước vào phiên chiều, giao dịch tích cực giúp VN-Index nới rộng biên độ tăng. Tuy nhiên, khi tiến vào vùng kháng cự mạnh 800 điểm, chỉ số chỉ đi được quãng đường ngắn rồi hạ nhiệt.
Cặp đôi lớn nhóm cổ phiếu bia tiếp tục tỏa sáng với SAB 7%; BHN 6,9%.
Dù giá dầu thô rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 2 thập, nhưng nhóm dầu khí lại tăng với GAS 1,6%, PLX 6%, PVT 6,8%, PVD 6,6%.
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, DBC gặp áp lực bán chốt lời, giảm sàn -7%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 25,3 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 406,7 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 20/4: VN-Index tăng 5,37 điểm ( 0,68%), lên 794,97 điểm; HNX-Index giảm 0,78 điểm (-0,71%), xuống 109,68 điểm; UpCoM-Index tăng 0,48 điểm ( 0,93%), lên 52,64 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Sau khi Covid-19 tại nhiều tiểu bang của Mỹ có dấu hiếu qua đỉnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế với lộ trình 3 giai đoan. Một số tiểu bang cũng đã nới lỏng dần lệnh hạn chế đối với đời sống và kinh doanh.
Trong khi đó, cổ phiếu của hãng dược Gilead Science cũng tăng 10% sau báo cáo rằng, một số bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nghiêm trọng đã phản ứng tích cực với thuốc Remdesivir khi dùng thử nghiệm.
Những thông tin trên đã kéo các chỉ số chính của phố Wall tăng mạnh trong phiên cuối tuần vừa qua.
Kết thúc phiên 17/4, chỉ số Dow Jones tăng 704,81 điểm ( 2,99%), lên 24.242,49 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 75,01 điểm ( 2,68%), lên 2.874,56 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 117,78 điểm ( 1,38%), lên 8.650,14 điểm.
Video đang HOT
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản quay đầu điều chỉnh trong phiên đầu tuần, sau khi đã đạt mức đỉnh cao nhất trong 6 tuần trước đó, do sự thận trọng trước báo cáo kết quả kinh doanh của nhóm công ty có khả năng thiệt hại nặng do đại dịch Covid-19.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,15% xuống 19.669,12 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,7% xuống 1.432,41 điểm.
Nhóm cổ phiếu lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã có thời gian tăng mạnh, được thúc đẩy khi các công ty đua nhau thử nghiệm thuốc để đối phó với đại dịch Covid-19 trước khi các nhà đầu tư lo lắng và bắt đầu chốt lời.
Công ty dược phẩm Chugai và nhà sản xuất thiết bị điện tử Omron Corp sẽ công bố kết quả kinh doanh quý vừa qua vào thứ Năm, trong khi nhà sản xuất thiết bị thử nghiệm chất bán dẫn là Eclest Corp và nhà sản xuất robot công nghiệp Fanuc Corp sẽ công bố kết quả vào cuối tuần.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, khi lãi suất cho vay cơ bản của Trung Quốc đã được cắt giảm lần thứ 2 trong năm nay để hỗ trợ nền kinh tế bị Covid-19 tàn phán.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,5% lên 2.852,55 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,36% lên 3.853,46 diểm.
Trung Quốc thông báo đã cắt giảm lãi suất cho vay một năm (LPR) 20 điểm cơ bản (bps) xuống 3,85% từ 4,05% trước đó, trong khi LPR 5 năm đã giảm một nửa xuống còn 4,65% từ 4,75%.
Hầu hết các khoản vay mới và dư nợ đều dựa trên LPR, trong khi lãi suất năm năm ảnh hưởng đến việc định giá các khoản thế chấp. LPR là tỷ lệ tham chiếu cho vay được thiết lập hàng tháng bởi 18 ngân hàng.
Cắt giảm không cân xứng cho thấy chính quyền Trung Quốc sẽ tuân thủ chính sách nhà ở chặt chẽ. Xing Zhaopeng, chuyên gia kinh tế thị trường tại ANZ, Thượng Hải, cho biết, và nhấn mạnh đây không được coi là một công cụ để kích thích nhu cầu trong nước.
Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, khi giới đầu tư nhìn thấy một tuần bận rộn của báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và dữ liệu kinh tế sẽ dẫn đến áp lực chốt lời gia tăng.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,21% xuống 24.330,02 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,09% lên 9.824,42 điểm.
Các công ty niêm yết tại Hồng Kông sẽ bắt đầu công bố kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên trong những ngày tới, với dự báo hầu hết sẽ ghi nhận những khoản lỗ tương đối lớn, có thể làm giảm tâm lý thị trường, các nhà phân tích tại Guodu Hong Kong cho biết.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, cũng với tâm lý giới đầu tư chuẩn bị cho mùa báo cáo kết quả kinh doanh ảm đạm.
Người Hàn Quốc đang quay trở lại làm việc, các trung tâm mua sắm đã đông đúc, công viên, sân golf và một số nhà hàng được mở cửa khi chính phủ nới lỏng các biện pháp cách biệt cộng đồng, trong bối cảnh các ca nhiễm mới virus corona liên tục giảm trong thời gian gần đây.
Kết thúc phiên 20/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 228,14 điểm (-1,15%), xuống 19.669,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 14,06 điểm ( 0,50%), lên 2.852,55 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 49,98 điểm (-0,21%), xuống 24.330,02 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 16,17 điểm (-0,84%), xuống 1.898,36 điểm.
Thạch Bắc
"Cú hích" thúc đẩy mô hình phát triển kinh tế rộng khắp hậu đại dịch
Theo chuyên gia của ADB, mô hình kinh tế của Việt Nam trong tương lai phải là nền kinh tế có năng lực phản ứng nhanh, chống chọi được với các cú sốc về kinh tế, tài chính, dịch bệnh, thiên tai.
Nền kinh tế số, dựa trên các mối tương tác qua môi trường Internet, đã phát triển mạnh. Phân loại hàng hóa của hãng thương mại điện tử Lazada. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
"Mô hình kinh tế của Việt Nam trong tương lai phải là nền kinh tế có năng lực phản ứng nhanh, chống chọi được với các cú sốc, có thể là các cú sốc về kinh tế, tài chính, dịch bệnh, hay thiên tai, và có thể linh hoạt thích ứng ngay sau đó."
Đây là nhận định của ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, khi chia sẻ về những đánh giá và dự báo của ngân hàng đối với kinh tế Việt Nam và khu vực trong giai đoạn hậu đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Thế giới cần một mô hình kinh tế có khả năng thích ứng nhanh chóng
-Xin ông đánh giá tổng quan về những tác động của đại dịch COVID-19 đối với các nền kinh tế châu Á nói chung và đối với Việt Nam nói riêng? Theo ông, những lĩnh vực kinh tế nào sẽ chịu tác động nhiều nhất từ đại dịch?
Ông Nguyễn Minh Cường: Đại dịch gây ra bởi virus SARS-CoV-2 chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới và tác động kinh tế của đại dịch cũng chưa bao giờ nặng nề như vậy, thậm chí còn tồi tệ như giai đoạn đại khủng hoảng kinh tế năm 1930 .
Theo kịch bản cơ sở trong dự báo ngày 3/4 của ADB, nếu đại dịch được kiểm soát trong quý 2 năm 2020, tăng trưởng của các nước Đông Á sẽ giảm từ mức 5,4% của năm 2019 xuống chỉ còn 2% trong năm 2020.
Tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020 dự báo là 4,8%. Đây là vẫn là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực châu Á, giữa bối cảnh kinh tế Malaysia dự đoán chỉ tăng trưởng 0,5%, Philippines tăng trưởng 2%, Indonesia tăng trưởng 2,5%, và mức tăng trưởng dự báo của Thái Lan là âm 2%.
[ADB bổ sung 13,5 tỷ USD giúp các quốc gia ứng phó với COVID-19]
Mặc dù vậy, đây là dự báo đầu tháng Tư và do tình hình đại dịch vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, các dự báo sẽ tiếp tục được cập nhật.
Có thể nói, đại dịch đã tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế. Tất cả "các động mạch" của nền kinh tế từ lao động, dịch vụ, thương mại, đầu tư, tiêu dùng, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, và mạng lưới sản xuất đã bị gián đoạn hoặc đứt đoạn.
Hầu hết các lĩnh vực từ cung đến cầu đều bị tác động. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các ngành du lịch và vận tải chịu tác động đầu tiên và nặng nề nhất.
Tiếp theo đó, khi đại dịch lan rộng sang các nước khác, các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ cũng không tránh khỏi vòng ảnh hưởng.
Số doanh nghiệp tạm rút khỏi thị trường trong quý 1 năm 2020 đã tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số người mất việc hoặc có ít việc làm cũng tăng mạnh. Đó là chưa kể những tác động đối với hơn 5 triệu kinh tế hộ gia đình và khu vực kinh tế không chính thức.
- Ông nhận định như thế nào về xu hướng phát triển trong dài hạn của một số mô hình kinh tế đang phát triển ở giai đoạn bùng nổ của đại dịch, ví dụ như các công cụ giao tiếp từ xa, thương mại điện tử, tự động hoá...? Ngoài ra, khi đại dịch qua đi, ADB dự báo thế nào về sự phục hồi của các ngành công nghiệp quan trọng và chuỗi cung ứng toàn cầu?
Ông Nguyễn Minh Cường: Trong lúc nền kinh tế thực dựa trên các mối quan hệ trực tiếp giữa người và người bị gián đoạn, thì nền kinh tế số, dựa trên các mối tương tác qua môi trường Internet, đã phát triển mạnh, đặc biệt là thương mại điện tử, dịch vụ phân phối, giáo dục, các hoạt động giao tiếp kinh doanh qua mạng, các thủ tục hành chính qua mạng, thậm chí cả dịch vụ y tế qua mạng.
Cùng với đó, nhu cầu hạn chế tiếp xúc cũng thúc đẩy quá trình tự động hóa, từ việc khử trùng trong bệnh viện đến giao hàng qua robot.
Trên thực tế, nền kinh tế số của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ ngay từ trước khi đại dịch. COVID-19 là một "cú hích" mạnh thúc đẩy kinh tế số của Việt Nam, và cũng nhờ có cơ sở hạ tầng kinh tế số tương đối tốt, "cú hích" này có thể sẽ giúp định hình sớm hơn nền kinh tế số Việt Nam trong tương lai.
Dù vậy, kinh tế số sẽ đòi hỏi những thay đổi sâu rộng trong mối quan hệ giữa khách hàng và người sản xuất, từ khuôn khổ pháp lý đến trình độ, kỹ năng, và đến cả cơ cấu của nền kinh tế. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Việt Nam đã thật sự sẵn sàng cho một nền kinh tế số sau COVID-19 hay chưa?
Ngoài ra, về dài hạn sau COVID-19 cũng cần bảo đảm rằng kinh tế số không những chỉ là động lực cho sự tăng trưởng nhanh, mà nó còn phải tạo ra nền tảng cho một sự tăng trưởng rộng khắp, bền vững, và bao trùm.
Để làm được như vậy, mối quan hệ giữa kinh tế số và kinh tế thực nên là mối quan hệ tương hỗ, hơn là mối quan hệ loại trừ. Đây cũng là bài học của một số nước đang phát triển khi quá chú trọng đến kinh tế số mà bỏ qua hoặc coi nhẹ kinh tế thực, dẫn đến sự gia tăng khoảng cách thu nhập và xã hội trong nền kinh tế.
Sau COVID-19, vấn đề quan trọng là các quốc gia phải chú trọng xây dựng một nền kinh tế không chỉ tăng trưởng nhanh, mà còn phải là nền kinh tế có thể chịu đựng được những cú sốc mạnh và sau đó thích ứng nhanh chóng với môi trường mới.
Có thể thấy những nền kinh tế mạnh như Mỹ hay châu Âu, cũng đã rất vất vả khi cú sốc COVID-19 xảy ra và làm chao đảo toàn bộ nền kinh tế. Họ có thể đủ sức mạnh kinh tế với các gói hỗ trợ khủng, nhưng không đủ sức mạnh để hạn chế các tác động xã hội quá nhanh của COVID-19.
Kể từ sau thập niên 1990 khi quá trình toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện, đã có những dấu hiệu báo trước các cú sốc có tính lan tỏa toàn cầu. Ví dụ khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 1997-1998 đã làm chao đảo các nền kinh tế châu Á và thế giới.
Đại dịch SARS năm 2003 tác động đến toàn bộ kinh tế châu Á. Trong khi đó, trận sóng thần năm 2005 dù chỉ xảy ra ở một số nước nhưng đã có tác động mạnh đến kinh tế cả châu lục. Năm 2012, trận lụt lịch sử ở Đông Nam Á đã làm đứt đoạn toàn bộ chuỗi sản xuất ôtô khu vực châu Á trong năm đó.
Những sự kiện trước đây và hiện nay là COVID-19, đã cho thấy điểm quan trọng của mô hình kinh tế Việt Nam trong tương lai phải là nền kinh tế có năng lực phản ứng nhanh, chống chọi được với các cú sốc, có thể là các cú sốc về kinh tế, tài chính, dịch bệnh, hay thiên tai, và có thể linh hoạt thích ứng ngay sau đó.
Những cú sốc này sẽ trở nên thường xuyên hơn do sự phụ thuộc lẫn nhau gia tăng, và do biến đổi khí hậu. Và để bảo đảm được một nền kinh tế như vậy, vấn đề tăng trưởng toàn diện, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh môi trường (nước, không khí, và đất đai), và an sinh xã hội sẽ là những yếu tố có tính quyết định.
Doanh nghiệp cần kế hoạch dự phòng với những cú sốc lớn về mọi mặt
-Để kích thích nền kinh tế trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã tung ra nhiều gói hỗ trợ doanh nghiệp cũng như các giải pháp để thúc đẩy đầu tư công. Ông đánh giá thế nào về các giải pháp này và có khuyến cáo gì trong việc thực hiện để mang lại hiệu quả tốt nhất tới nền kinh tế?
Ông Nguyễn Minh Cường: Các gói hỗ trợ của Chính phủ là hết sức kịp thời, ví dụ gói tín dụng hơn 300.000 tỷ VND, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ VND, và gói giãn thuế 180.000 tỷ VND. Việt Nam không chỉ ứng phó nhanh về y tế, mà còn ứng phó rất nhanh về kinh tế. Để những gói hỗ trợ kinh tế này hiệu quả hơn, những điểm sau có thể cần cân nhắc:
Thứ nhất, thời gian thực hiện các gói hỗ trợ này phải hết sức nhanh. Để làm như vậy, các điều kiện thực hiện phải linh hoạt, không nên theo các quy trình thông thường, mà phải có quy trình và bộ máy riêng để thực hiện.
Thứ hai, ngoài vấn đề số lượng, vấn đề thời gian thực hiện cũng rất quan trọng. Đa phần các gói hỗ trợ với doanh nghiệp có thời hạn đến tháng 9 hoặc tháng 10 năm 2020. Ví dụ gói 180.000 tỷ VND - tương đương khoảng gần 3% Tổng sản phầm quốc nội (GDP) - giãn thuế cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Người dân mua hàng tại siêu thị BigC. (Ảnh: Phương Anh/ TTXVN)
Đây là gói hỗ trợ tài khóa rất lớn và kịp thời của Việt Nam. Mặc dù vậy, thời gian chỉ là 5 tháng. Trên thực tế, nếu doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh đã mất hoặc giảm thu nhập đáng kể, thì việc giãn thuế cũng có ít ý nghĩa vì họ sẽ không có thu nhập để đóng thuế trong vòng 5 tháng. Gói giãn thuế chỉ có ý nghĩa khi họ đã bắt đầu phục hồi, có thu nhập, và việc giãn thuế sẽ tạo điều kiện cho họ phục hồi nhanh hơn và tăng trưởng vào năm 2021. Do vậy, có thể cân nhắc kéo dài thời hạn của các gói hỗ trợ này đến hết năm 2020.
Thứ ba, liên quan đến điểm thứ hai, đây là thời điểm để tăng cường chi tiêu chính phủ thông qua hỗ trợ tài khóa để hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ kinh doanh - vốn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Vì nếu những động lực này bị ảnh hưởng, thì quá trình phục hồi kinh tế sẽ ảnh hưởng, và từ đó, ngân sách thậm chí sẽ bị tác động thậm chí còn nhiều hơn. Do vậy, các gói hỗ trợ giãn thuế đến hết năm 2020 có thể ảnh hưởng đến ngân sách năm 2020, nhưng sẽ tạo động lực tốt cho tăng trưởng trong năm 2021.
Cuối cùng, Việt Nam cần cân nhắc xây dựng một bộ máy thích hợp, ví dụ một ban tư vấn, một cơ quan đầu mối, hay thậm chí một ủy ban phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Bộ máy này sẽ không chỉ hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế, mà còn tư vấn về các bước mở cửa nền kinh tế sau đại dịch trong giai đoạn trước mắt, cũng như đưa ra các khuyến nghị cải cách kinh tế trong trung hạn và dài hạn theo hướng xây dựng một mô hình kinh tế sau COVID-19, tăng trưởng bền vững và có khả năng chịu các cú sốc về thiên tai, dịch bệnh, và kinh tế tài chính.
- Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang là khu vực bị tổn thương nhiều nhất trong đại dịch COVID-19, ông có lời khuyên gì đối với doanh nghiệp Việt Nam để vượt qua khó khăn này và trong thời gian tới ADB có kế hoạch gì để giúp cho khu vực này của Việt Nam hay không?
Ông Nguyễn Minh Cường: Rất khó có thể đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp vì thông thường các doanh nghiệp bao giờ cũng nhanh nhạy hơn các chuyên gia kinh tế vì họ có cọ xát thực tế và đó là vấn đề sống còn của họ.
Các doanh nghiệp đã thực hiện các vấn đề như lên phương án bảo vệ và sử dụng lao động, cân đối tài chính, rà soát chế độ kinh doanh, chuyển đổi sản phẩm sản xuất (ví dụ sang may khẩu trang, đồ bảo hộ) trong ngắn hạn.
Ngoài ra, sau COVID-19, trong trung và dài hạn, có 3 vấn đề các doanh nghiệp có thể cân nhắc là chú trọng thêm vào thị trường nội địa; tăng cường áp dụng công nghệ tin học cho quản lý, sản xuất, tiếp thị, và phân phối; và cũng như với nền kinh tế, cần có kế hoạch dự phòng với các cú sốc lớn về dịch bệnh, kinh tế tài chính, năng lượng, biến đổi khí hậu, và thiên tai.
Để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển đối phó với những tác động nghiêm trọng về y tế và kinh tế vĩ mô gây ra bởi COVID-19, ADB đã tăng gấp ba quy mô gói hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19 và phê duyệt các biện pháp tinh giản hoạt động nhằm cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và linh hoạt hơn.
Gói hỗ trợ này đã mở rộng thêm những nỗ lực ứng phó ban đầu trị giá 6,5 tỷ USD của ADB (được công bố ngày 18/3) bằng việc bổ sung thêm 13,5 tỷ USD và nâng tổng số tới 20 tỷ USD.
Trong gói hỗ trợ 20 tỷ USD này có khoảng 2,5 tỷ USD vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại. Khoảng 2 tỷ USD từ gói hỗ trợ 20 tỷ USD sẽ được cung cấp cho khu vực tư nhân.
Những khoản vay và bảo lãnh sẽ được cung cấp cho các định chế tài chính để kích thích thương mại và các chuỗi cung ứng nhằm hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi COVID-19 hoặc để ứng phó với đại dịch.
ADB đang tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thông qua các gói hỗ trợ COVID-19 và các khoản vay hỗ trợ khu vực tư nhân. Tuy nhiên, để tăng cường được hỗ trợ của ADB với doanh nghiệp, các thủ tục phía Việt Nam cũng cần được đơn giản hóa và thúc đẩy nhanh.
Hiện giờ, phải mất ít nhất là 6-8 tháng để hoàn thiện thủ tục với một dự án hỗ trợ doanh nghiệp. Khoảng thời gian này có thể được rút ngắn đáng kể nếu các thủ tục được cắt giảm thêm, góp phần đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả của sự hỗ trợ từ ADB.
- Xin cảm ơn ông!
Phương Nga
Chứng khoán Rồng Việt lỗ kỷ lục 88 tỷ đồng trong quý I CTCK Rồng Việt (VDSC, HoSE: VDS) mới công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với khoản lỗ kỷ lục trong 1 quý của Công ty từ trước tới nay. Theo báo cáo, kết quả kém tích cực chủ yếu đến từ việc thua lỗ của hoạt động tự doanh. Cụ thể, VDSC thu lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận...