Thị trường tài chính 24h: Lý giải tại sao phố Wall liên tục tăng
VN-Index điều chỉnh nhẹ; Thị trường logistics xác lập cuộc chơi mới; Thị trường chứng khoán đi khác quy luật “đại khủng khoảng”; Đằng sau con sóng cổ phiếu khu công nghiệp; Công ty chứng khoán toan tính gì cho kế hoạch 2020?; Chứng khoán châu Á tiếp tục bay cao; JPMorgan lý giải tại sao chứng khoán Mỹ liên tục tăng điểm bất chấp tin xấu…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 2/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm 30.000 đồng/lượng hiện niêm yết tại 48,62 – 48,99 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 10,1 USD lên 1.738,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng giằng co và về quanh 1.735 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng 2,9 USD lên 1.740,7 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,31% xuống 97,53 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 2/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.251 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.170 – 23.350 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,99 USD ( 2,79%), lên 36,43 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,07 USD ( 2,79%), lên 39,39 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index đảo chiều giảm nhẹ
VN-Index vượt 880 điểm ngay khi mở cửa. Dù vậy, đà tăng không duy trì lâu khi trước áp lực ở vùng giá cao này. Nhưng Nhờ sức cầu tốt mà chỉ số giữ được mốc 880 điểm.
Sau giờ nghỉ trưa, sức ép một lần nữa sớm gia tăng, tâm tâm lý chốt lời đã thắng thế, VN-Index lao xuống dưới tham chiếu, mất gần 4 điểm khi đóng cửa.
Tại nhóm VN30, nhiều mã nới rộng đà giảm như BID -2,17%, HPG -2,17%, GVR -2,33%, STB -2,33%; VHM, VPB, NVL, PNJ… đều giảm trên 1,5%
Đáng chú ý, CTD giảm sàn -7% đồng sau thông tin cổ đông lớn nước ngoài Kusto muốn triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu HĐQT mới và kiểm toán đặc biệt nhằm làm rõ các vấn đề xung đột lợi ích trong Công ty.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2,7 triệu đơn vị. Tuy nhiên, tổng giá trị là mua ròng 55,88 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 2/6: VN-Index giảm 3,87 điểm (-0,44%), xuống 874,8 điểm; HNX-Index giảm 0,49 điểm (-0,43%), xuống 113,64 điểm; UPCoM-Index tăng 0,39 điểm ( 0,71%), lên 55,98 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Các cuộc biểu tình tại nhiều thành phố lớn của Mỹ đã trở thành bạo loạn, nạn cướp phá diễn ra ở nhiều nơi. Không chỉ làm thiệt hại về kinh tế, bất ổn xã hội.
Video đang HOT
Trước lo lắng đó, cùng căng thẳng gia tăng giữ Mỹ và Trung Quốc những ngày qua, phố Wall mở cửa phiên cuối tuần trong sắc đỏ.
Tuy nhiên, rất nhanh chóng, các chỉ số đã quay đầu đi lên và duy trì sắc xanh trong suốt thời gian còn lại nhờ chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tăng lên mức 50,7 trong tháng 5.
Cùng với đó, nhiều nền kinh tế đã mở cửa trở lại sau thời gian tạm dừng để đối phó với Covid-19 như châu Âu, Mỹ và mới nhất là Nhật…
Kết thúc phiên 1/6, chỉ số Dow Jones tăng 91,91 điểm ( 0,36%), lên 25.475,02 điểm. Chỉ asố S&P 500 tăng 11,42 điểm ( 0,38%), lên 3.055,73 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 62,18 điểm ( 0,66%), lên 9.552,05 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục bay cao, nhờ vào kỳ vọng ngày một lớn của giới đầu tư về sự phục hồi kinh tế toàn cầu do nhiều quốc gia dần mở cửa trở lại.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,19% lên 22.325,61 điểm. Chỉ số Topix tăng 1,21% lên 1.587,68 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 đã tăng khoảng 36% so với đáy thiết lập vào 16/3, nhờ ca lây nhiễm Covid-19 giảm dần trong cộng đồng, khiến các quan chức dần gỡ bỏ các hạn chế đi lại xã hội và cho phép nhiều nhà bán lẻ tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn thận trọng do sự không chắc chắn bởi các cuộc biểu tình rầm rộ ở Mỹ và căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh về vấn đề tự do dân sự ở Hồng Kông.
Chứng khoán Trung Quốc giằng co nhưng đóng cửa tăng nhẹ nhờ sự lạc quan tăng lên của giới đầu tư đối với chính phủ.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,2% lên 2.921,40 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip tăng 0,31% lên 3.983,57 điểm.
Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh cho các công ty nhà nước tạm dừng mua đậu tương trên quy mô lớn từ Mỹ, làm dấy lên sự lo ngại về những bất đồng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn giữ tâm lý tích cực khi các nền kinh tế trên thế giới mở cửa trở lại cho thấy những dấu hiệu hồi phục.
Chứng khoán Hồng Kông cũng nới đà tăng và leo lên gần 24.000 điểm, được hỗ trợ bởi sự lạc quan về nỗ lực phục hồi nền kinh tế của Bắc Kinh.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,11% lên 23.995,94 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,43% lên 9.876,25 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc đã leo lên mức cao nhất trong 14 tuần và vẫn nhờ hy vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, bất chấp những lo ngại về căng thẳng Mỹ-Trung và các cuộc biểu tình ở Mỹ.
Thông tin đáng chú ý hôm nay là Hàn Quốc đã quyết định nối lại các thủ tục giải quyết tranh chấp đối với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Nhật Bản. Trước đó, hai nước không đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp thương mại bắt nguồn từ lịch sử thời chiến.
Kết thúc phiên 2/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 263,22 điểm ( 1,19%), lên 22.325,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 5,97 điểm ( 0,20%), lên 2.921,40 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 263,42 điểm ( 1,11%), lên 23.995,94 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 22,11 điểm ( 1,07%), lên 2.087,19 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Chờ đợi bất ngờ trong quý II
VN-Index có phiên điều chỉnh khá mạnh; Ngân hàng tăng vốn, vẫn chờ Nghị định 91 sửa đổi; Dòng tiền tìm đến cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp; Sẽ có bất ngờ cho nhà đầu tư chứng khoán trong quý II; Những cái tên nổi bật sắp lên sàn "hậu Covid-19; Chứng khoán châu Á phân xóa giữa vòng xoáy căng thẳng Mỹ-Trung; Dow Jones: Công cụ cũ liệu có lỗi thời?...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 27/5 giảm 130.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã giảm thêm 20.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 48,32 - 48,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 16,4 USD xuống 1.710,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và giằng co nhẹ quanh 1.705/ounce cho đến cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York giảm 6 USD xuống 1.699,6 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,09% xuống 99,82 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 27/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức là 23.260 đồng, giảm 10 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.230 - 23.410 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,23 USD (-0,67%), xuống 34,12 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,41 USD (-1,13%), xuống 35,76 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất gần 12 điểm
Trong phiên sáng, sau khi được kéo lên 875 điểm, áp lực chốt lời đã đẩy VN-Index về sát điểm xuất phát, nhưng sau đó nỗ lực có thêm một lần nảy trở lại gần mức giá trên.
Bước vào phiên chiều, lực cung chốt lời khá mạnh xuất hiện, đẩy VN-Index xuống dưới tham chiếu và tiếp tục lùi sâu đến khi đóng cửa, mất gần 12 điểm xuống 857 điểm.
Trong nhóm cổ phiếu lớn, giảm mạnh nhất là BID -5,24%, VPB -4,76%, HPG -4,23%, VRE -3,77%, CTG -3,24%, GVR -3,05%. Các mã giảm từ hơn 2% đến gần 3% có VHM, VNM, BVH, POW, HDB, STB;
Nhóm cổ phiếu thị trường, ITA vẫn hút dòng tiền, tăng kịch trần, khớp 26,6 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 11,79 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 120,96 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 27/5: VN-Index giảm 11,65 điểm (-1,34%), xuống 857,48 điểm; HNX-Index giảm 1,6 điểm (-1,45%), xuống 108,89 điểm; UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,72%), xuống 54,93 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Trong 3 ngày nghỉ lễ vừa qua đã chứng kiến cảnh tượng người dân Mỹ ồ ạt ra các bãi biển vui chơi, giải trí khi lệnh phong tỏa được nhiều bang dỡ bỏ.
Cảnh tượng này giúp giới đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh của nền kinh tế khi người dân sẽ đẩy mạnh chi tiêu tiêu dùng sau khoảng 1 tháng bị cách ly.
Với kỳ vọng trên, cùng với sự lạc quan về việc nghiên cứu sản xuất vắc-xin chống Covid-19 khiến giới đầu tư hào hứng xuống tiền vào chứng khoán, kéo các chỉ số chính của phố Wall vọt tăng mạnh.
Tuy nhiên, vào cuối phiên, nguồn tin từ Bloomberg cho biết, chính quyền Trump đang cân nhắc một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức, doanh nghiệp và tổ chức tài chính Trung Quốc, củng cố các bình luận trước đó trong ngày từ cố vấn Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, khiến giới đầu tư giật mình bán ra, khiến đà tăng của thị trường bị hãm lại rất mạnh, ngoại trừ Dow Jones.
Kết thúc phiên 26/5, chỉ số Dow Jones tăng 529,95 điểm ( 2,17%), lên 24.995,11 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 36,32 điểm ( 1,23%), lên 2.9991,77 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 15,63 điểm ( 0,17%), lên 9.340,22 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tiếp tục tăng, với điểm sáng từ việc bật lên của nhóm cổ phiếu tài chính.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,7% lên 21.419,23 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,96% lên 1.549,47 điểm, với 28 trên 33 chỉ số phụ đóng cửa trên tham chiếu.
Nhóm cổ phiếu tài chính tăng mạnh như chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng nằm trong số các lĩnh vực hoạt động tốt nhất với Dai-ichi Life Holdings đã tăng 6,3%, Nomura Holdings tăng 5,7% và Mitsubishi UFJ (MUFG) tăng 3,6%.
Trái lại, cổ phiếu của các công ty liên quan đến chất bán dẫn chịu áp lực trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, với Tokyo Electron Ltd và Eclest Corp giảm lần lượt 3,6% và 2,7%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đang chuẩn bị hành động chống lại Trung Quốc trong tuần này để đáp trả kế hoạch áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Chứng khoán Trung Quốc đã giảm khi căng thẳng quan hệ với Mỹ gia tăng và lo lắng kéo dài về thiệt hại nền kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19 đã khiến giới đầu tư chùn tay.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,34% xuống 2.836,80 điểm. Chỉ số CSI300 bluechip giảm 0,7% xuống 3.845,61 điểm.
Chứng khoán Hồng Kông đã giảm do các cuộc biểu tình mới, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,36% xuống 23.301,36 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,29% xuống 9.567,43 điểm.
Thông tin kéo lùi tâm lý thị trường là việc cảnh sát chống bạo động Hồng Kông đã bắn hơi cay để để giải tán những người biểu tình ở Thành phố, nơi Bắc Kinh, đề xuất luật an ninh mới đã làm hồi sinh các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Chứng khoán Hàn Quốc giằng co và đóng cửa gần như không đổi, khi chịu áp lực từ vấn đề Hồng Kông và căng thẳng Mỹ-Trung.
Giới đầu tư cũng dừng lại quan sát, chờ đợi cuộc họp chính sách của Ngân hàng Hàn Quốc vào thứ Năm, nơi dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục mới là 0,5%.
Kết thúc phiên 27/5: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 148,06 điểm ( 0,70%), lên 21.419,23 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 9,74 điểm (-0,34%), xuống 2.836,80 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 83,30 điểm (-0,36%), xuống 23.301,36 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 1,42 điểm ( 0,07%), lên 2.031,20 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Mặt bằng giá cổ phiếu đã không còn rẻ VN-Index áp sát 870 điểm; Sau giãn cách, ngân hàng tái khởi động mạnh mẽ bán nợ xấu; Thị trường không còn của rẻ; Cổ phần hóa, thoái vốn khởi động trở lại; Doanh nghiệp trông vào cổ đông hiện hữu để tăng vốn; Chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc; 17 công ty dầu đá phiến ở Mỹ nộp đơn xin...