Thị trường tài chính 24h: Huyền thoại đầu tư chứng khoán thừa nhận sai lầm
VN-Index mất gần 7 điểm phiên đầu tuần; Những lưu ý khi “kẹt” tiền đóng phí bảo hiểm; Cổ phiếu 3.000 đồng làm cơ sở cho chứng quyền, vì sao?; Cần giữ được dòng tiền ở lại thị trường; Diễn biến trái ngược giữa giá dầu và nhóm cổ phiếu bán lẻ xăng dầu Việt Nam; Chứng khoán Hồng Kông bị bán tháo mạnh; Warren Buffett thừa nhận sai lầm khi đầu tư vào cổ phiếu hàng không….là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 4/5 giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày cuối tuần trước. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 100.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra, hiện niêm yết tại 47,90 – 48,52 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần tại Mỹ tăng 17,8 USD lên 1.702,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng đã nhích dần và leo lên trên 1.710 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 6 trên sàn Comex New York tăng gần 19 USD lên 1.719,5 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,30% lên 99,37 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 4/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.247 đồng, giảm 10 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.340 – 23.520 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,56 USD (-7,89%), xuống 18,22 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,67 USD (-2,53%), xuống 25,77 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index mất điểm trong ngày giao dịch trở lại
Sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, dòng tiền vẫn chưa mấy nhập cuộc khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm cùng áp lực bán luôn thường trực đã đẩy VN-Index về dưới tham chiếu.
Video đang HOT
Bước sang phiên chiều áp lực bán gia tăng và ngày càng mạnh hơn khiến thị trường tiếp tục lùi bước và đẩy VN-Index về mức thấp nhất khi đóng cửa.
Nhóm VN30 có nhiều mã gia tăng sức ép như BVH -4,5%, HPG -2,3%, SAB -4,9%, MSN -2,3%, MWG -2,8% …
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, trừ HDB 4,4%, còn lại đều giao dịch kém tích cực.
Hàng loạt cổ phiếu vừa và kết phiên giảm sàn như FRT, HBC, DLG, HAI, AMD, TSC, FIT, HAR, HID, LMH…
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 16,6 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 125,72 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 4/5: VN-Index giảm 6,64 điểm (-0,86%), xuống 762,47 điểm; HNX-Index giảm 1,12 điểm (-1,05%), xuống 105,72 điểm; UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,59%), xuống 51,91 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà trắng ngày 30/4, ông Trump đe dọa áp thuế mới với Trung Quốc khi nói có bằng chứng nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Lời đe dọa của ông Trump đã khiến giới đầu tư lo sợ kinh tế thế giới càng khó khăn trong bối cảnh suy thoái toàn cầu đang diễn ra do ảnh hưởng của Covid-19, nên đồng loạt bán ra, đẩy phố Wall lao dốc trong phiên cuối tuần.
Trong tháng 4, Dow Jones tăng 11,08%, S&P tăng 12,68% và Nasdaq tăng 15,45%, lấy lại hết những gì đã mất trong tháng 3.
Kết thúc phiên 1/5, chỉ số Dow Jones giảm 622,03 điểm (-2,55%), xuống 23.723,69 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 81,72 điểm (-2,81%), xuống 2.830,71 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 284,60 điểm (-3,20%), xuống 8.604,95 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản nghỉ giao dịch Ngày Xanh.
Chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch ngày Thanh niên.
Chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm mạnh nhất trong hơn 6 tuần qua, khi giới đầu tư quan ngại về sự leo thang trong căng thẳng Mỹ-Trung Quốc và dữ liệu tăng trưởng kinh tế của Thành phố chuẩn bị được công bố cũng gây tâm lý bán tháo.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 4,18% xuống 23.613,80 điểm, phiên giảm mạnh nhất từ ngày 23/3. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 4,4% xuống 9.599,02 điểm.
Căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục leo thang và lên một mức mới, sau khi Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo nói rằng có bằng chứng về virus corona xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Hồng Kông công bố ước tính GDP trong quý đầu tiên của năm sua khi thị trường đứng cửa, và dữ liệu của chính quyền Thành phố cho thấy, kinh tế Hồng Kông tăng trưởng âm 8,9%. Con số này thậm chí còn vượt qua mức giảm kỷ lục 8,3% trước đó trong quý III/1998 và giảm 7,8% trong quý đầu năm 2009.
Chứng khoán Hàn Quốc ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong một tháng, khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng đè nặng tâm lý giới đầu tư, trong khi dữ liệu kinh tế trong nước ảm đạm góp thêm phần nhấn chìm thị trường.
Cuộc khủng hoảng Covid-19 khiến xuất khẩu của Hàn Quốc sụt giảm trong tháng 4 với tốc độ mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, báo hiệu một triển vọng ảm đạm cho thương mại quốc tế khi đại dịch làm tê liệt nền kinh tế thế giới và phá vỡ chuỗi cung ứng.
ngoài ra, gây áp lực đến thị trường cong từ việc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hôm 3/5 đã công bố báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới tháng 4″, trong đó, GDP bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP) của Hàn Quốc năm nay sẽ giảm 1,3% so với năm ngoái.
Nếu đúng như dự đoán của IMF, đây sẽ là lần đầu tiên sau gần 25 năm kể từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á 1998 (-5,8%), sức mua tương đương của Hàn Quốc xuống mức âm.
Kết thúc phiên 4/5: Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 1.029,79 điểm (-4,18%), xuống 23.613,80 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 52,19 điểm (-2,68%), xuống 1.895,37 điểm.
Lãi trước thuế quý I SHB tăng gần 5%, không trích lập dự phòng rủi ro
Mảng tín dụng của SHB vẫn tăng trưởng tốt giữa mùa dịch đạt lãi thuần 1.684 tỷ đồng.
Ngân hàng tăng cho vay khách hàng 6,4% trong quý I, trong khi tiền gửi khách hàng tăng 1,27%.
Nợ xấu tăng từ 1,91% lên 2,17% cuối tháng 3.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHB) công bố thu nhập lãi thuần quý I tăng 25% lên mức 1.684 tỷ đồng, mảng tín dụng này tiếp tục đóng vai trò chủ đạo khi chiếm tới 91% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.
SHB ghi nhận lãi từ hoạt động ngoại hối tăng đột biến 223% đạt 45 tỷ đồng. Ngược lại, các mảng phi tín dụng như hoạt động dịch vụ giảm 11% còn 112 tỷ đồng, mảng mua bán chứng khoán đầu tư giảm 94% khi thu về gần 2 tỷ đồng, mảng hoạt động khác thì giảm 68% còn 5,9 tỷ đồng lãi thuần.
Theo đó, tổng thu nhập hoạt động đạt 1.850 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, chi phí hoạt động lại tăng 33% lên 1.071 tỷ đồng khiến lợi nhuận thuần trước dự phòng của SHB còn lại là 780 tỷ đồng, chỉ tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngân hàng tiếp tục không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ này. Do đó lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 5% đạt gần 780 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế còn tăng 3% lên mức 614 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản của SHB tăng nhẹ 1% so với đầu năm đạt gần 369.000 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng đến 6,4% đạt trên 282.000 tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng chỉ tăng 1,27%, lên hơn 262.500 tỷ đồng.
Tổng nợ xấu của ngân hàng là 6.135 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn ở mức 3.683 tỷ đồng, tăng 4,6% và chiếm 60% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng cũng tăng từ mức 1,91% đầu năm lên 2,17% cuối tháng 3.
Trong tháng 4 vừa qua, SHB đã đề xuất đưa vấn đề bán vốn SHB Finance (SHBFC) cho đối tác chiến lược nước ngoài tại công ty trình cổ đông tại phiên họp thường niên. Đây là công ty tài chính tiêu dùng có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và tập khách hàng 460.000 người.
Dòng chảy ngầm, hàng tỷ USD âm thầm đổ vào Việt Nam Dòng vốn ngoại chuyển biến nhanh theo hướng tích cực. Sự trở lại của dòng tiền lớn, nhất là dòng tiền đến từ Hàn Quốc, Thái Lan... chính là chỉ báo Việt Nam luôn là 1 địa chỉ hấp dẫn. Dấu hiệu tích cực Sau nhiều tuần bán ròng mạnh liên tiếp do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đầu quý 2/2020,...