Thị trường tài chính 24h: Giới đầu tư dồn sự chú ý vào cuộc gặp Mỹ-Trung cuối tuần này
VN-Index tăng hơn 8 điểm; Dòng tiền đầu tư có thực sự “ngồi yên” trong thời Covid?Lần thứ 4 kể từ năm 2000, chỉ báo Buffett cảnh báo rủi ro…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 13/8 tăng 160.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 750.000 đồng/lượng chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng 460.000 đồng/lượng chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng chiều bán ra, hiện niêm yết tại mức 53,18 – 55,80 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ tăng 3,9 USD lên 1.913,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng leo lên 1.950 USD/ounce trước khi hạ nhiệt về quanh 1.930 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 9 trên sàn Comex New York giảm 6,8 USD xuống 1.930,7 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) giảm 0,39% xuống 93,08 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 13/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.215 đồng, giảm 2 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.090 – 23.270 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,12 USD (-0,28%), xuống 42,55 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,16 USD (-0,35%), xuống 45,27 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
VN-Index tăng lên trên 855 điểm
Trong phiên sáng, dưới sự hỗ trợ của các bluechip cùng dòng tiền đầu cơ tích cực, VN-Index tiếp tục đi lên và lên trên 850 điểm (mức điểm trước khi có ca nhiễm trở lại tại Đà Nẵng ngày 23/7 vừa qua).
Bước sang phiên chiều, lực cầu vẫn tỏ ra chiếm ưu thế giúp các chỉ số duy trì đà tăng ổn định và VN-Index chạm ngưỡng 855 điểm khi đóng cửa.
Nhóm VN30 có một số mã lớn tăng tốt như SAB 2,29%, VCB, VRE, BID, CTG, GAS tăng trong khoảng 1-2%.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã tăng trần như OGC, EVG, FIT, TSC, HAP…, các mã nóng khác như HQC, ITA, DXG, HAG, FLC… cũng kết phiên trong sắc xanh.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 8,88 triệu đơn vị, với tổng giá trị bán ròng 173,61 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 13/8: VN-Index tăng 8,13 điểm ( 0,96%), lên 855,05 điểm; HNX-Index tăng 0,76 điểm ( 0,66%), lên 116,87 điểm; UPCoM-Index tăng 0,08 điểm ( 0,14%), lên 56,86 điểm.
Video đang HOT
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng mạnh trong phiên thứ Tư (12/8), với S&P 500 tiến sát mức cao mọi thời đại đã xác lập hồi tháng 2/2020, khi các cổ phiếu công nghệ lớn phục hồi phần nào đà sụt giảm từ phiên trước đó.
Cổ phiếu Facebook, Amazon và Netflix đều tăng ít nhất 1,5% , còn cổ phiếu Alphabet cộng 1,8%. Cổ phiếu Microsoft và Apple đều vọt hơn 2,8%.
Tuy nhiên, những cổ phiếu được hưởng lợi từ việc tái mở cửa kinh tế lại nhuốm sắc đỏ. Cổ phiếu Carnival sụt 4%. Cổ phiếu PMorgan Chase, Bank of America và Citigroup cũng đều suy giảm.
Nhà đầu tư dường như cũng bớt lo ngại về gói kích thích kinh tế tiếp theo. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Nhà Trắng sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Đảng Dân chủ.
Kết thúc phiên 12/8, chỉ số Dow Jones tăng 289,93 điểm ( 1,05%), lên 27.976,84 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 46,66 điểm ( 1,40%), lên 3.380,35 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 229,42 điểm ( 2,13%), lên 11.012,24 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đạt mức cao nhất gần 6 tháng, được thúc đẩy bởi nhóm cổ phiếu công nghệ tăng mạnh, do kỳ vọng Washington sẽ đưa ra gói kích thích kinh tế ngay cả khi cuộc đàm phán giữa các nhà lập pháp bị đình trệ.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,78% lên 23.249,61 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 21/2 và gần như đã phục hồi thiệt hại kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu. Chỉ số Topix rộng hơn đã tăng 1,16% lên 1.624,15 điểm.
Cổ phiếu công nghệ, bao gồm cả cổ phiếu liên quan đến chất bán dẫn tăng cao với hy vọng về nhu cầu chip gia tăng đến công nghệ mới, chẳng hạn như 5G, sau khi các công ty cùng ngành trên toàn cầu tăng mạnh.
Theo đó, Tokyo Electron tăng 3,1% và Murata Manufacturing, tăng 2,6%.
Các nhà sản xuất máy chi tiết tăng 3,23% với Olympus tăng 3,9% lên mức cao kỷ lục, trong khi Terumo tăng 4,5%.
Chứng khoán Trung Quốc giằng co và đóng cửa gần như không đổi, khi giới đầu tư thận trọng trước cuộc gặp giữa các lãnh đạo Mỹ-Trung cuối tuần này để đánh giá lại thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,04% lên 3.320,73 điểm. Chỉ số bluechip CSI300 giảm 0,26% xuống 4.635,71 điểm.
Đáng chú ý nhất hôm nay là cổ phiếu của CanSino Biologics, Công ty có trụ sở tại Thiên Tân đang nghiên cứu một loại vắc xin COVID-19 tiềm năng, đã tăng tới 127% trong phiên chào sàn trên thị trường Star.
Chứng khoán Hồng Kông cũng gần như không đổi, do sự thận trọng chiếm ưu thế trước cuộc họp quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc vào cuối tuần này để thảo luận về tiến độ của thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết vào tháng 1, Trung Quốc cam kết tăng cường mua hàng hóa của Mỹ thêm khoảng 200 tỷ USD, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và sản xuất, năng lượng và dịch vụ…
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,05% xuống 25.230,67 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,28% lên 10,244,60 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc kết thúc ngày hôm nay ghi nhận chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 6, khi các nhà đầu tư tin tưởng vào hy vọng vào các gói kích thích mới tại Mỹ.
Shin Joong-ho, một nhà phân tích của eBest Investment & Securities cho biết, lạm phát Mỹ tăng mạnh bất ngờ làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi kinh tế nhanh hơn và thị trường có niềm tin mạnh mẽ rằng các chính sách sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế.
Kết thúc phiên 13/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 405,65 điểm ( 1,78%), lên 23.239,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,46 điểm ( 0,04%), lên 3.320,73 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 13,35 điểm (-0,05%), xuống 25.230,67 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 5,18 điểm ( 0,21%), lên 2.437,53 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Nhiều nhà đầu tư mới trăn trở
VN-Index tăng vọt lên gần 870 điểm nhờ cổ phiếu VIC; Vốn ngoại bắt đầu quay lại Việt Nam; Tự sự của một nhà đầu tư F0; Cổ phiếu penny "dậy sóng", nhà đầu tư mới trăn trở; Chứng khoán châu Á đồng loạt khởi sắc; Niềm vui từ Fed không kéo dài...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay ngày 19/6 giảm 30.000 đồng/lượng so với chiều ngày hôm qua. Vào cuối giờ chiều nay, vàng SJC tại Hà Nội đã tăng trở lại 50.000 đồng/lượng, hiện niêm yết ở mức 48,39 - 48,74 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên đêm qua tại Mỹ giảm 3,7 USD xuống 1.722,9 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng trở lại và lên trên 1.731 USD/ounce vào cuối giờ chiều. Giá vàng tương lai giao tháng 8 trên sàn Comex New York tăng 8,1 USD lên 1.739,2 USD/ounce.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) tăng 0,11% lên 97,53 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 19/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.234 đồng, giảm 5 đồng so với ngày hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.130 - 23.310 đồng/USD.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,01 USD ( 2,60%), lên 38,85 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,88 USD ( 2,12%), lên 42,39 USD/thùng.
Chứng khoán trong nước
Cổ phiếu VIC giao dịch ấn tượng
Trong phiên sáng, VN-Index giao dịch chủ yếu giằng co nhẹ ở vùng giá 860 điểm, nhưng sang phiên chiều, thị trường tiếp tục nhích từng bước nhẹ.
Tuy nhiên, đột biến đã xẩy ra ở những phút cuối khi VIC có màn phi mã khá ấn tượng, tăng kịch trâng đã giúp VN-Index tăng vọt lên sát 870 điểm khi đóng cửa.
Bên cạnh đó, nhiều bluechip khác cũng nới rộng biên độ như BID 2,3%, CTG 2%, TCB 1,5%, STB 4,4%, VPB 2,2%
Dòng tiền đầu cơ vẫn chảy mạnh giúp các mã vừa và nhỏ khởi sắc. Trong đó HQC 5,8%; ITA và SCR, FIT, JVC, TTB, QBS, LDG, LGL... cũng đều kết phiên tại mức giá trần.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1,5 triệu đơn vị với tổng giá trị bán ròng 51,71 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 19/6: VN-Index tăng 0,83 điểm ( 0,10%), lên 855,27 điểm; HNX-Index giảm 0,53 điểm (-0,47%), xuống 112,74 điểm; UpCoM-Index giảm 0,11 điểm (-0,20%), xuống 55,77 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Các chỉ số chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 18/6, sau khi số liệu cho thấy có trên 1,5 triệu lao động Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Bảy trong 11 lĩnh vực chủ chốt của chỉ số S&P 500 chốt phiên giảm điểm, với bất động sản giảm mạnh nhất (1,34%). Lĩnh vực năng lượng tăng 1,19%, và là nhóm tăng mạnh nhất.
Bộ Lao động Mỹ ngày 18/6 công bố báo cáo cho thấy, có 1,508 triệu lao động đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 13/6, giảm nhẹ so với con số 1,566 triệu của tuần trước đó. Các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Dow Jones nhận định con số của tuần trước là 1,3 triệu.
Kết thúc phiên 18/6, chỉ số Dow Jones giảm 39,51 điểm (-0,15%), xuống 26.080,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,85 điểm ( 0,06%), lên 3.115,34 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 32,52 điểm ( 0,33%), lên 9.943,05 điểm.
Chứng khoán châu Á
Các thị trường chứng khoán ở châu Á đồng loạt tăng điểm nhờ giới đầu tư khá lạc quan với việc các nước đang dần nới lỏng lệnh phong tỏa đã áp dụng trước đó.
Các báo cáo cho hay việc Trung Quốc cam kết tăng cường mua nông sản của Mỹ như một phần thỏa thuận thương mại giai đoạn một giữa hai nước cũng hỗ trợ tâm lý của các nhà đầu tư.
Mặc dù vậy, theo nhà phân tích Ray Attrill của Ngân hàng Quốc gia Australia, những quan ngại về sự lan rộng dịch Covid-19 ở một số bang của Mỹ với tỷ lệ người mắc đang gia tăng diễn ra tiếp sau sự bùng phát trở lại dịch mới đây ở Bắc Kinh.
Kết thúc phiên 19/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 123,33 điểm ( 0,55%), lên 22.478,79 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 28,32 điểm ( 0,96%), lên 2.967,63 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 178,95 điểm ( 0,73%), lên 24.643,89 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 7,84 điểm ( 0,73%), lên 2.141.32 điểm.
Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán khó tăng khi các thông tin quý I dần qua VN-Index giảm về gần 770 điểm; Nợ xấu ngân hàng nhích tăng; Bất ngờ dòng margin quý I; Co kéo dòng tiền, doanh nghiệp buộc phải lỡ hẹn cổ tức; Chờ đợi tiền đầu cơ xoay vòng; Chứng khoán châu Á giao dịch tích cực phiên đầu tuần; Vũ khí bí mật của các hãng dầu...là những thông tin đáng chú ý của...