Thị trường tablet giá rẻ xuất hiện nhiều thương hiệu lạ
Ngoài các thương hiệu quen thuộc với các dòng máy tính bảng giá rẻ như Asus, Acer, Huawei, Archos, gần đây, thị trường có thêm nhiều tên tuổi rất lạ chỉ từ 1,79 đến 2,3 triệu đồng cho phiên bản màn hình 7 inch.
Các siêu thị điện máy tại Hà Nội như Media Mart, Trần Anh, Thế Giới Di Động, Topcare… gần đây trưng bày nhiều máy tính bảng của các thương hiệu mới như Benss, Annol, Hinic, Popcom… Trong đó, rất nhiều model 7 inch chỉ có giá dưới 2 triệu đồng, như Benss B12 (1,99 triệu đồng, bộ nhớ 8 GB, màn hình 800 x 480 pixel, pin 2.600 mAh, chip Cortex A9 1 GHz), Annol Novo 7 Tornado (cấu hình tương tự Benss B12 nhưng pin 3.500 mAh), chip Cortex A10 (chip 1,5 GHz giá 1,95 triệu đồng); Popcom Upad 7C (1,79 triệu đồng)… Dù giá đã rẻ như vậy, nhưng các sản phẩm này vẫn kèm quà tặng khuyến mại với giá trị từ 200 đến 250 nghìn đồng.
Các máy tính bảng loại này trọng lượng khá nhẹ, tốc độ truy cập Internet đạt mức khá. Trải nghiệm đọc báo, chơi các game đơn giản như Angry Birds, Fruit Ninjathấy ổn định, tuy nhiên, camera hơi kém. Dường như các nhà sản xuất mới chỉ trang bị camera chứ chưa đầu tư cho phần mềm xử lý đi kèm nên màu sắc không tươi, ánh sáng yếu. Về tổng thể, chất lượng so với tầm tiền là chấp nhận được, tính năng và cấu hình phù hợp với người dùng bình dân, văn phòng (vì chỉ trang bị Wi-Fi) dùng để thư giãn (lướt net, chơi các game nhẹ).
Thông tin về các thương hiệu nói trên không nhiều, khi “Google” ra chỉ thấy các trang web bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung. Riêng hãng Hinic có một trang web sử dụng tên miền tiếng Việt nhưng chỉ có thông tin của một sản phẩm duy nhất là H9701C, các chính sách bảo hành đều không có.
Video đang HOT
Một chuyên gia về thị trường cho biết hầu hết các thương hiệu lạ nói trên đều xuất xứ từ Trung Quốc. So với các máy tính bảng cùng cấu hình thuộc các thương hiệu được nhiều người biết đến như Asus, Acer, giá các sản phẩm này hơn đến 40%. Đơn cử, máy tính bảng B1 của Acer giá 3 triệu đồng (màn hình 7 inch, chip lõi kép 1,2 GHz, RAM 512MB, bộ nhớ trong 8 GB), nhưng sản phẩm cấu hình tương đương của một hãng không tên tuổi tới từ Trung Quốc giá chỉ dưới 2 triệu đồng.
Cách đây 1, 2 năm, máy tính bảng giá rẻ của Trung Quốc chủ yếu được đưa vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch và được bán trên mạng hoặc qua các cửa hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên, việc các siêu thị nhập thêm mặt hàng này được cho là giúp thị trường đa dạng nguồn hàng, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn. Theo đại diện của một siêu thị điện máy ngoài Hà Nội, trung bình mỗi ngày hệ thống của ông bán được 20 đến 25 chiếc máy tính bảng Trung Quốc giá rẻ.
Hiện tại, máy tính bảng giá rẻ của các thương hiệu lạ từ Trung Quốc đều được các siêu thị áp dụng thời hạn bảo hành 12 tháng, chế độ “1 đổi 1″ trong vòng 7 ngày nếu lỗi từ nhà sản xuất, pin và phụ kiện bảo hành 6 tháng kể từ ngày mua. Về cơ bản, vì là sản phẩm giá rẻ nên chất lượng bị hạn chế hoặc nhà sản xuất sẽ hy sinh một vài tính năng để có được mức giá thấp nên người mua nên tìm hiểu kỹ sản phẩm, cân nhắc giữa nhu cầu với những tính năng được trang bị, chọn nơi bán có uy tín, tốt nhất nên xem thực tế trước khi quyết định.
Theo VNE
Acer và Asus tăng trưởng nhờ tablet giá rẻ
Mặc dù có doanh số máy tính chưa cao, hai hãng của Đài Loan vẫn được kỳ vọng là có thể vươn lên nhờ việc tấn công thị trường tablet giá rẻ vốn đang có nguồn cầu lớn.
Acer kỳ vọng mình sẽ xuất xưởng được 10 triệu máy tính bảng trong năm 2013, trong đó có cả hai phiên bản Acer Icona B1 đang bán với giá lần lượt là 150 USD và 179 USD.
Asus cũng đưa ra mục đích giống với hãng "đồng hương". Năm ngoái, mảng kinh doanh tablet của hãng này đã được cải thiện nhiều sau khi hợp tác với Google để sản xuất Nexus 7. Theo tính toán, tổng số máy Nexus 7 được bán ra tới nay đã đạt 5,3 triệu đơn vị, cao hơn nhiều so với con số đạt được vào nửa đầu năm ngoái là 1,4 triệu.
Acer là một trong những hãng vươn lên trên thị trường nhờ máy tính bảng giá rẻ. Ảnh:Laptopmag.
Theo Techhive, mặc dù Acer và Asus sản xuất tablet Android đã khá lâu nhưng hiện tại, tình hình phát triển của hai công ty này trên thị trường mới có chút lạc quan. Đầu tuần, CEO của Acer, ông J.T.Wang, cho biết nguồn cung ứng của họ đã trở nên đủ mạnh để hỗ trợ cho các sản phẩm đại trà. "Trong vài tháng gần đây, thị trường có nhiều biến đổi tích cực. Nó đã trở nên trưởng thành hơn và đây là cơ hội tốt cho Acer và các hãng khác", đại diện của công ty này cho biết.
Theo tính toán của công ty Gartner, hiện nay số lượng người dùng mua các mẫu tablet của những hãng tên tuổi không lớn, giá từ 100 USD đến 150 USD (từ 2,09 triệu đồng đến 3,14 triệu đồng), đang tăng dần. Năm 2012, các nhà cung cấp này đã bán được 25 triệu tablet tới người dùng. Tracy Tsai, một nhà phân tích của Gartner, cho rằng nguồn cầu về máy tính bảng giá rẻ hiện nay vẫn chưa được các hãng có tên tuổi lớn đáp ứng hết. Trong khi đó, đối với phân khúc tablet cao cấp, iPad của Apple đang thống trị.
Windows 8 chưa tạo ra được sự đột phá cho Asus. Ảnh: The Verge.
Việc hệ điều hành Windows 8 chưa tạo ra được sự đột phá trên phân khúc tablet cao cấp cũng là nguyên nhân khiến Acer và Asus vẫn phải tập trung vào nền tảng Android. Đầu tháng này, CEO của Asus là Jerry Chen cũng đã thừa nhận rằng Windows 8 chưa được người dùng đón nhận mạnh mẽ.
Dickie Chang, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường IDC, nhận định người dùng có xu hướng chọn tablet giá rẻ nhiều hơn. Vì vậy, các nhà cung cấp máy tính cũng đang dần bắt kịp theo xu hướng này. Ví dụ, Lenovo giành vị trí hãng cung cấp tablet lớn thứ hai sau Apple tính theo thị phần nhờ việc bán máy tính bảng Android 7 inch giá dưới 175 USD. Ngoài ra, tháng trước, một hãng khác là HP cũng đã bắt đầu quay trở lại thị trường với model Slate 7 với giá chỉ 169 USD.
Các nhân phân tích dự đoán tablet Android 7 inch sẽ dần phổ biến hơn nữa trên thị trường bởi giá thành sản xuất đang giảm. Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu tạo ra từ máy tính bảng sẽ nhiều hơn nhưng cũng gây ra áp lực cho các hãng này về việc tạo ra sản phẩm hấp dẫn với người dùng.
Theo VNE
Hết chiêu, tablet giá rẻ lại... giảm giá mạnh Tablet giá rẻ đang ngày càng gặp khó. Ảnh: Internet Sau khoảng 3 tháng "im hơi lặng tiếng", thì tới tháng 8/2012, thị trường trong nước lại chứng kiến cuộc chạy đua tablet "siêu rẻ" của một số doanh nghiệp với sản phẩm có giá thấp nhất là 1,38 triệu đồng. Trong những tháng đầu năm 2012, cùng với thực tế tablet (máy...