Thị trường smartphone tiếp tục lao dốc vì Covid-19
Theo Qualcomm, doanh số smartphone sẽ giảm 30% trong những tháng tới do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.
Sau khi ghi nhận nhu cầu smartphone giảm 21% ở quý vừa qua, Qualcomm cho rằng chưa có dấu hiệu lạc quan nào trong vài tháng tới. Doanh thu quý II/2020 của hãng đạt 5,2 tỷ USD, tăng nhẹ so với con số dự kiến 5,02 tỷ USD, nhưng lãi ròng lại giảm 29% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 468 triệu USD.
Thị trường smartphone tiếp tục lao dốc, Qualcomm đặt hi vọng vào sự khởi sắc của smartphone 5G.
Qualcomm cho biết có 3 yếu tố liên quan đến virus SARS-CoV-2 tác động tới doanh số smartphone trong những tháng tiếp theo, bao gồm: ảnh hưởng của Covid-19 và chính sách phòng chống dịch bệnh của các nước đến niềm tin của người dùng, doanh nghiệp; nhu cầu của khách hàng đối với smartphone dùng chipset Qualcomm; tình trạng của chuỗi cung ứng, gia công và phân phối thiết bị không dây trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Ngoài ra, Qualcomm cho rằng có các yếu tố khác, không liên quan virus corona nhưng ảnh hưởng đến doanh thu của công ty trong quý, bao gồm tranh chấp cấp phép với Huawei, quá trình triển khai mạng và sự phát triển ở phân khúc cao cấp.
Mặc dù nhu cầu về các thiết bị mới có thể giảm, Qualcomm vẫn giữ ước tính sản lượng thiết bị 5G được xuất xưởng vào năm 2020 như các báo cáo trước đây. Họ dự kiến có 225 triệu smartphone 5G ra mắt trong năm nay.
Thị trường 5G non trẻ là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Qualcomm. Modem của họ đóng vai trò độc quyền, không thể thay thế, không có đối thủ cạnh tranh thực sự trên thị trường.
Ngay cả Apple cũng buộc phải xuống thang trong các tranh chấp tại tòa án để đổi lại hợp đồng cung cấp modem 5G từ Qualcomm.
Muốn giành thị trường smartphone Việt, phải thống trị phân khúc 3-4 triệu
Cứ 10 smartphone bán ra thì có 2,5 smartphone ở phân khúc 3-4 triệu và cứ 10 đồng người Việt bỏ ra thì có 1,5 đồng cho phân khúc này.
Trên thị trường Việt hiện tại, smartphone rẻ nhất có giá dưới 1 triệu đồng, cao nhất thì khoảng 50 triệu. Thị trường chia thành 11 phân khúc khác nhau với khoảng cách rất sát sao đến từng đồng, ngoại trừ phân khúc từ 10 triệu đồng trở lên. Trong 11 phân khúc, đa số đều ở mức dưới 10%, thậm chí dưới 5%. Chỉ có 3 phân khúc đạt 2 con số, trong đó cá biệt là phân khúc 3-4 triệu luôn chiếm thị phần toàn thị trường. Tức là cứ 10 smartphone bán ra thì có 2,5 smartphone thuộc phân khúc 3-4 triệu đồng. Từ tháng 1-tháng 3 năm 2020, thị phần ở phân khúc này chưa bao giờ dưới 20%, thậm chí có nhiều thời điểm áp sát mốc 30%. Ở phân khúc này, OPPO đang đứng số 1 nhưng Samsung ở rất gần phía sau.
Trong top 25 smartphone bán chạy nhất hàng tuần trong suốt đầu năm 2020 tới nay, luôn có 7-8 smartphone từ 3-4 triệu và có đủ mặt các ông lớn như Samsung, OPPO, Vsmart cùng một số hãng khác. Với Samsung là các Model Galaxy A10S, A20S... Với OPPO là A5S, A5 2020...Vsmart thì có Live, Active. Ngoài ra, VIVO hay Realme cũng có những smartphone bán chạy nhất nằm ở phân khúc này.
Tuy thuộc vào phân khúc tầm trung cận giá rẻ nhưng nhờ có doanh số siêu khủng nên tỷ trọng về giá trị của phân khúc 3-4 triệu cũng rất khủng, đứng thứ 2 toàn thị trường, chỉ sau phân khúc trên 10 triệu. Tính suốt từ đầu năm 2020 tới nay, phân khúc 3-4 triệu chưa bao giờ đóng góp dưới 10% giá trị thị trường. Có thời điểm đã lên tới gần 20%. Giá trị trung bình là 15,4%, tức là cứ 10 đồng chảy vào thị trường smartphone thì có 1,5 đồng chảy vào phân khúc 3-4 triệu đồng.
Đóng góp rất lớn cả về lượng và giá trị của phân khúc 3-4 triệu đồng khiến không một hãng Android nào muốn đứng ngoài miếng bánh béo bở này. Vị trí số 1 của Samsung, số 2 của OPPO trên thị trường smartphone Việt có đóng góp rất lớn từ phân khúc này. Ngay cả đối với Vsmart, phân khúc 3-4 triệu cũng có những đóng góp không nhỏ cho cú bứt tốc thần kỳ lên vị trí TOP 3. Và sau khi đã làm làm chủ được thị trường ở các phân khúc giá phổ thông, Vsmart đã sẵn sàng chinh phục phân khúc lớn nhất thị trường Việt với Active 3 và Live. Ở phân khúc này, Active 3 và Live có những lợi thế nhất định, nhưng việc phải đương đầu với khoảng gần 20 chục đối thủ sừng sỏ khác sẽ không dễ với Vsmart vì hãng nào cũng muốn thống trị phân khúc này.
Từ giờ tới cuối năm, cuộc đua ở phân khúc này sẽ còn rất khốc liệt về chất lượng. Đối với người dùng, đó là một dấu hiệu tốt khi nhiều smartphone 3-4 triệu ngày càng xịn sò hơn, không khác gì các dòng cận cao cấp.
Kim Chi
"Chưa ai dám nghĩ có ngày thương hiệu Việt đứng thứ 3 thị trường smartphone" Đó là chia sẻ của rất nhiều nhà phân phối điện thoại di động về kỳ tích thương hiệu điện thoại Việt Vsmart trên thị trường. Chiếm 16,7% thị phần sau 15 tháng ra mắt, Vsmart làm ngỡ ngàng ngay cả với những người lâu năm trong nghề. Trong báo cáo tháng 3/2020 của hãng nghiên cứu thị trường GfK - một trong...