Thị trường smartphone giá rẻ 6 tháng đầu năm sôi động
Tỷ lệ smartphone bán ra ở Việt Nam được dự đoán sớm vượt qua điện thoại phổ thông trong năm nay nhờ smartphone ngày càng rẻ và nhiều.
Năm ngoái, tỷ lệ smartphone bán ra ở Việt Nam đã chiếm tới 41% lượng điện thoại nói chung và IDC dự đoán con số này sẽ tăng lên nhiều hơn nữa trong năm nay. Tại một số thống lớn như FPT Shop, trong vài tháng trở lại đây, 7/10 mẫu điện thoại bán chạy trong tháng là smartphone. Trong khi đó, những mẫu điện thoại cơ bản giá vài trăm nghìn đồng lượng bán ra giảm nhiều và cũng dồn xuống cuối danh sách. Điện thoại cơ bản đang dần bị thay thế khi smartphone ngày càng nhiều, càng rẻ và càng tốt lên.
Điện thoại phổ thông ít mẫu mã và dần bị smartphone giá rẻ thay thế.
Ông Vũ Ngọc Thắng, Phó Giám đốc ngành hàng điện thoại của hệ thống bán lẻ FPT Shop cho hay, giờ smartphone phân khúc tầm giá từ 3 đến 5 triệu đồng đang là tâm điểm của thị trường. Danh sách smartphone bán chạy hàng tháng của VnExpress cho thấy, từ đầu năm đến nay, phần lớn những mẫu smartphone có lượng tiêu thụ tốt đều là các model tầm giá dưới 5 triệu đồng, có tháng, lên tới 7/10 sản phẩm.
Thực tế, so với năm ngoái, số lượng smartphone tầm dưới 5 triệu đồng giờ nhiều tới gấp đôi, gấp ba lần. Nếu lúc trước người dùng có rất ít mẫu mã và lựa chọn, thì giờ ở tầm giá này, hầu như hãng nào cũng có tới vài ba mẫu smartphone khác nhau, anh Tuấn, quản lý hệ thống Hoàng Hà Mobile (Hà Nội) chia sẻ. Từ sau Tết đến nay, smartphone mới được đưa ra liên tục hàng tháng phần lớn đều là model tầm giá thấp.
Microsoft (hay Nokia) từng là “trùm” ở phân khúc smartphone giá dưới 5 triệu đồng với hàng loạt mẫu Lumia khác nhau thì nay, họ phải san sẻ phân khúc này với nhiều đối thủ lớn bé khác. Samsung, HTC hay Lenovo, Oppo mỗi hãng đều có tới 4 hay 5 mẫu smartphone khác nhau với giá bán cách nhau chỉ vài trăm nghìn đồng. Những nhà sản xuất mới vào như Wiko, Huawei… cũng nhắm đến phân khúc smartphone tầm thấp để tung ra những sản phẩm đầu tiên, thay vì nhắm ngay đến phân khúc cao cấp để tạo tiếng như thông lệ.
Thị trường nửa đầu 2015 còn chứng kiến màn giảm giá của hàng loạt smartphone từ tầm giá cao xuống mức giá thấp, để xả hàng tồn. Điều này càng khiến cho phân khúc smartphone giá rẻ trở nên sôi động. Điển hình như mẫu iPhone 4S 8GB được tung ra với giá bán chính hãng chưa tới 4 triệu đồng, hay “cơn sốt” iPhone 5C, iPhone 5 khoá mạng giá rẻ ở thị trường xách tay nhờ mức giá hời chỉ 3 đến 4 triệu đồng.
Video đang HOT
Người dùng ngày càng quan tâm tới smartphone nhờ mức giá rẻ.
Bên cạnh việc có nhiều lựa chọn, giá giảm xuống, smartphone ở phân khúc tầm thấp đang được đầu tư nhiều hơn vào cấu hình và tính năng so với các thế hệ trước. Các mẫu smartphone chỉ khoảng 2 triệu đồng giờ đã được trang bị vi xử lý lõi kép, thậm chí lõi tứ, RAM 1GB cho trải nghiệm khá tốt với như Asus Zenfone C, Lumia 430, 435 hay Huawei Y625…
Đắt tiền hơn một chút, ở tầm giá 3 triệu đồng, phân khúc smartphone tầm thấp hiện giờ có cả những model màn hình tốt, kích cỡ lớn từ 5 inch đổ lên đi kèm độ phân giải HD như LG Magna, Lenovo A7000, Alcatel One Touch Flash hay Meizu M2 Note… Bên cạnh đó, một số dòng máy cũng được đầu tư mạnh cho phần chụp hình với camera độ phân giải hay camera trước chụp hình selfie… như trên các smartphone tầm cao, đắt tiền hơn.
Nhiều lựa chọn đa dạng, tuy nhiên, việc chọn lựa được một chiếc smartphone giá rẻ đúng nhu cầu không đơn giản như mua một chiếc điện thoại cơ bản để nghe gọi.
Trước khi mua, người dùng nên cân nhắc đến nhu cầu sử dụng chính. Với dòng máy Android, ưu tiên lựa chọn là các model chạy hệ điều hành mới như Lollipop, dung lượng RAM và bộ nhớ trong cao. Các yếu tố như vi xử lý, chất lượng màn hình hay camera, nên kiểm nghiệm thực tế và có thể so với các sản phẩm khác, không nên tập trung nhiều vào thông số.
Tuấn Anh
Theo VNE
Theo chân Xiaomi, người Trung Quốc ồ ạt sản xuất điện thoại
Theo Reuters, chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn USD, người ta đã có thể mở ra một công ty khởi nghiệp chuyên sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc.
Tiếng gọi hấp dẫn của thị trường di động lớn nhất thế giới đang tạo ra những hãng điện thoại kiểu mới tại Trung Quốc - nơi những công nhân trộn bê tông, thợ sửa chữa tủ lạnh hay ca sĩ nhạc rock cũng rủ nhau sản xuất điện thoại. Reuters đưa tin, họ nhìn Xiaomi như là biểu tượng của thành công.
Tuy nhiên, thị trường di động Trung Quốc vừa chứng kiến lần đầu tiên sụt giảm sau 6 năm, trong khi Xiaomi cũng có quý đầu tiên giảm doanh số. Điều này dấy lên những cảnh báo về việc có hay không cơ hội thành công của những công ty như SANY (vốn sản xuất máy công trình) hay Gree Electric Appliances của ngôi sao nhạc rock Cui Jian.
Thành công chóng vánh của Xiaomi khiến nhiều người ảo tưởng về cơ hội kiếm tiền dễ dàng từ thị trường di động Trung Quốc. Ảnh: Cnet.
Trong một thị trường đông đúc, các hãng khởi nghiệp phải thuyết phục người dùng bỏ qua những thương hiệu danh tiếng với những smartphone chất lượng cao, hãng nghiên cứu thị trường Gartner cho hay.
"Không dễ bị phá sản khi sản xuất smartphone, nhưng kiếm được lợi nhuận thì rất khó khăn", nhà phân tích CK Lu của Gartner Đài Loan chia sẻ. "Nếu không tìm ra hướng đi khác biệt, bạn sẽ đặt mình vào một thị trường đã bão hòa".
Trung Quốc có khoảng 155 thương hiệu smartphone, với khoảng 1.000 model khác nhau cùng xuất hiện trên thị trường. Trong một năm, nước này có thêm gần 50 thương hiệu mới, theo Counterpoint Research. Ấn Độ - trong khi đó - có khoảng 103 thương hiệu smartphone.
Tuy nhiên, hơn 100 hãng sản xuất nhỏ chỉ chiếm khoảng 1/5 thị phần. Số còn lại nằm trong tay top 10 ông lớn di động, trong đó có Apple, Samsung, Lenovo, Huawei và cả Xiaomi.
Cổ tích không có thực
Để đưa một chiếc smartphone ra thị trường Trung Quốc, chi phí bỏ ra cho một hãng khởi nghiệp (startup) khoảng vài trăm nghìn USD, trong đó chủ yếu là chi phí xin cấp phép và mượn thiết kế có sẵn. Với quy mô lớn hơn, bao gồm tự thiết kế, marketing, các kênh phân phối offline, số tiền bỏ ra lên đến vài trăm triệu USD.
Không nhiều hãng khởi nghiệp có thể tiếp cận phần đông người dùng như Xiaomi. Một số công ty sẵn sàng bù lỗ cho mảng di động, bù đắp bằng những mảng khác. Cơ hội tốt nhất của họ là liên kết smartphone với những mảng khác như thiết bị đeo thông minh hay nhà thông minh, Neil Shah cho hay.
Tuy nhiên, phần nhiều hãng khởi nghiệp Trung Quốc vẫn bị ảo tưởng từ thành công của Xiaomi. Tháng 12/2014, Xiaomi được định giá 45 tỷ USD, sau chưa đến 5 năm thành lập.
Tuy nhiên, cơ hội của các hãng khác không sáng sủa như vậy. "Tôi nghĩ, không quá 3 thương hiệu có thể thành công trên thị trường di động trong tương lai ngắn. Số còn lại chỉ chiếm thị phần rất nhỏ", Giám đốc nghiên cứu của Canalys tại Trung Quốc cho hay. "Nếu vẫn muốn tìm kiếm lợi nhuận chỉ từ việc bán điện thoại, cơ hội là rất rất ít".
Đức Nam
Theo Zing
Doanh số smartphone toàn cầu đi xuống Sau năm 2014 đầy thành công, sức tiêu thụ trên thị trường smartphone đang có dấu hiệu giảm, chủ yếu là từ các dòng điện thoại Android. Samsung đầu tuần này cho biết nhiều khả năng họ sẽ không đáp ứng được kỳ vọng của Phố Wall trong quý II/2015 do doanh số của Galaxy S6 và S6 edge thấp hơn dự kiến....