Thị trường sẽ tiếp tục phân hóa với rủi ro đang tăng dần trong ngắn hạn
Trong tuần 24 – 28/9/2018, chứng khoán thế giới ghi nhận những diễn biến giằng co trái chiều.
Chỉ số DowJones Index và S&P500 giảm lần lượt -0,39% và -0,18% khi nhà đầu tư bất an trước quyết định tiếp tục tăng lãi suất của FED. Trong khi đó, chứng khoán châu Á duy trì tuần giao dịch trong xu hướng tăng điểm với hai thị trường chính của khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản đều có những thông tin tích cực tác động.
Trước những tác động trái chiều từ thị trường tài chính toàn cầu, VnIndex và HNX Index giằng co trong biên độ hẹp với mức tăng nhẹ của hai chỉ số chính lần lượt 0,58% và 0,60% so với phiên đầu tuần. Thông tin FTSE Russell đưa thị trường Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi là điểm nhấn mang lại hiệu ứng tâm lý khá tích cực cho nhà đầu tư trong nước. Dòng tiền duy trì khá tốt với thanh khoản trung bình đạt mức 7.436 tỷ đồng/phiên, trong đó khối ngoại mua ròng hơn 467 tỷ đồng trên toàn thị trường. Sự vận động luân chuyển của các nhóm ngành khiến chỉ số chung có những phiên tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung vẫn trong xu hướng sideway up.
Theo quan sát, một số cổ phiếu lớn đã bắt đầu chững lại và suy giảm nhẹ trong các phiên gần đây bởi động lực xét ở góc độ cơ bản không còn nhiều dư địa cho việc tăng giá như GAS, MSN, VJC, VCB, BID, CTG, PLX, VIC, VNM. Ngược lại, vẫn còn những cổ phiếu còn dư địa cơ bản để tăng giá như MWG, PNJ, CTD, FPT, REE, ACB, MBB. Do đó, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng tuần giao dịch tới sẽ nghiêng về hướng có thể là tuần điều chỉnh của chỉ số nhưng các cổ phiếu sẽ có sự phân hóa. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu vốn hóa tầm trung và nhỏ vẫn nhiều cơ hội nổi trội hơn mặt bằng chung.
Video đang HOT
Trong ngắn hạn, VNDIRECT duy trì quan điểm thận trọng về rủi ro của thị trường trong giai đoạn này khi động lực chốt NAV quý của các quỹ đã kết thúc và thị trường đang trong khoảng trống thông tin để chờ đợi kết quả kinh doanh Quý 3. Bà Nguyễn Phan Cẩm Thúy, Chuyên viên cao cấp Tư vấn Đầu tư, VNDIRECT cho rằng chiến lược hợp lý là giữ lại các cổ phiếu một cách chọn lọc, giảm dần tỷ trọng khi chỉ số tiến về gần vùng kháng cự của VNIndex quanh mức 1.040 điểm, đặc biệt là với các cổ phiếu đã tăng nóng thời gian vừa qua.
Theo baonghean.vn
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên đầu tiên của tháng 10
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên sáng 01/10 sau thông tin tăng trưởng sản xuất chế tạo của Trung Quốc chững lại trong tháng 9.
Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng thêm 0,54% trong phiên sáng 1/10, ngược lại chỉ số Topix giảm 0,14% sau khi cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô lớn như Toyota và Nissan giảm điểm.
Ảnh minh họa (Nguồn: CNBC)
Diễn biến trên sàn Tokyo diễn ra sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố báo cáo cho thấy niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn của nước này tiếp tục giảm trong quý III năm nay.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi đã giảm 0,28% so với phiên cuối tuần trước, bất kể thông tin có lợi từ một cuộc khảo sát gần đây cho thấy hoạt động sản xuất của các nhà máy tại Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận tăng trưởng kể từ tháng 3/2018.
Tại thị trường Australia, chỉ số ASX 200 đã giảm 0,6% khi hầu hết các nhóm cổ phiếu đều giảm điểm. Trong đó, nhóm cổ phiếu tài chính đã giảm 1,31% khi cổ phiếu của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia trượt dốc 1,43% và còn cổ phiếu của công ty tài chính AMP giảm 1,72%.
Diễn biến trượt dốc của nhóm cổ phiếu tài chính Australia xảy ra sau khi Ủy ban điều tra sai phạm trong ngân hàng, quỹ hưu trí và ngành công nghiệp - dịch vụ tài chính Hoàng gia Australia công bố thông tin những vụ bê bối lừa đảo, gian lận trong ngành tài chính nước này.
Hôm nay 01/10, thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đóng cửa nghỉ lễ (Quốc khánh).
Theo số liệu công bố ngày 30/9, tăng trưởng ngành sản xuất chế tạo của Trung Quốc đã chững lại trong tháng 9 do cả nhu cầu ngành sản xuất chế tạo trong nước và xuất khẩu đều giảm.
Chỉ số quản lý mua hàng ngành sản xuất chế tạo Caixin/Markit - đo lường hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc - đã giảm từ 50,6 điểm trong tháng 8 xuống còn 50,0 điểm trong tháng 9, thấp hơn mức mà các nhà kinh tế dự báo trước đó (mức 50,5 điểm).
Số liệu ngành sản xuất chế tạo của Trung Quốc được công bố trong bối cảnh chiến thương mại giữa Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, với việc Mỹ đã kích hoạt thêm gói thuế quan lên 200 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 24/9 và thậm chí Washington còn đe dọa sẽ đánh thuế hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trên thị trường Mỹ, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức tăng điểm cao nhất kể từ quý IV/năm 2013, với mức tăng 7,2% trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần trước - ngày 28/9. Ngoài ra, cả chỉ số Nasdaq Composite và chỉ số bình quân công nghiệp Down Jones đều tăng cao, với các mức tăng lần lượt là 7,1% và 9,3%.
Trong giao dịch tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ (USD) giao dịch ở mức 95,207 điểm vào lúc 9h51 sáng 01/10 theo giờ Hong Kong/Singapore - đây vẫn là mức điểm cao so với tuần trước.
Đồng yên Nhật đã yếu đi và giao dịch ở mức 113,92 yên đổi được 1 USD, còn đồng đô la Australia (AUD) trượt giá xuống còn 1 AUD đổi được 0,7219 USD vào lúc 9h52 sáng 01/10 theo giờ Hong Kong/Singapore.
Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu tại châu Á tiếp tục tăng trong phiên giao dịch sáng 1/10. Giá dầu thô Brent kỳ hạn thế giới tăng 0,29% lên mức 82,97 USD/thùng, còn giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 0,25% lên 73,43 USD/thùng./.
CTV Hồng Quang/VOV.VN
Theo CNBC
Giá vàng ngày 1/10: Vàng trong nước tăng nhẹ Sáng 1/10, giá vàng trong nước mở đầu tháng 10 bằng bước tăng nhẹ từ 30.000 - 70.000 đồng/lượng, trong khi đó giá vàng thế giới đánh dấu mức giảm liên tiếp trong 6 tuần qua. Đầu phiên giao dịch sáng nay (1/10), theo niêm yết của Công ty VBĐQ Sài Gòn, giá vàng SJC đang ở mức 36,35 - 36,50 triệu đồng/lượng...