Thị trường sẽ tạo ra một nhịp tăng mới
VN-Index đã có 4 phiên tăng điểm liên tiếp sau đợt điều chỉnh giảm kể từ giữa tháng 7. Ông Đỗ Bảo Ngọc, chuyên gia nghiên cứu cao cấp Công ty Chứng khoán MB (MBS) nhận định, với diễn biến giảm giá khá mạnh của nhóm cổ phiếu blue-chip trước đó và đang xoay vòng hồi phục, nhiều khả năng thị trường sẽ tạo ra một nhịp tăng mới, chứ không đơn thuần chỉ là hồi phục kỹ thuật.
Ông có nhận xét gì về những phiên tăng điểm vừa qua?
Trong đợt suy giảm kể từ giữa tháng 7 của thị trường, tôi nhận thấy hiện tượng điều chỉnh giá diễn ra khá mạnh và trên diện rộng từ các cổ phiếu vốn hóa nhỏ (penny), vốn hóa trung bình (midcap) cho đến các cổ phiếu vốn hóa lớn, chất lượng cao (blue-chips). Trong đó, diễn biến giảm giá của nhiều mã blue-chip có tác động lớn tới các chỉ số chứng khoán, khiến cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm 8 – 10% trong đợt suy giảm này.
Trong quá trình điều chỉnh, vùng hỗ trợ mạnh của VN-Index là 615 – 620 điểm và HNX-Index là 80 điểm. Sau khi các chỉ số tiệm cận vùng hỗ trợ mạnh, dòng tiền có dấu hiệu quay trở lại thị trường, giúp tạo ra sự vận động tích cực của giá nhiều cổ phiếu, cả blue-chips, midcap và penny, thị trường chung đang có cơ hội cho một nhịp hồi phục đáng kể. Tôi cho rằng, với việc nhóm blue-chips giảm giá khá mạnh trước đó và đang xoay vòng hồi phục sẽ giúp thị trường tạo ra một nhịp tăng mới, chứ không đơn thuần chỉ là hồi phục kỹ thuật.
Nhưng diễn biến giá dầu không mấy tích cực và khối ngoại đang có động thái bán ròng?
Với giá dầu thế giới, lấy đại diện là dầu thô WTI, đang dao động trong biên độ 41 – 43 USD/thùng sau khi đã cho tín hiệu tạo đáy ngắn hạn ở vùng 40 USD/thùng. Xu thế giá dầu ngắn hạn đang hình thành là đi ngang, với các phiên tăng giảm đan xen, do đó mức độ tác động của giá dầu đối với nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước không quá lớn trong giai đoạn này.
Ông Đỗ Bảo Ngọc
Với nhà đầu tư nước ngoài, họ mới chuyển sang bán ròng trong 3 phiên giao dịch gần đây, với giá trị bán ròng hơn 330 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là bán cổ phiếu VIC (giá trị bán ròng gần 250 tỷ đồng). Mã VIC bị khối ngoại bán ròng không khiến thị trường bất ngờ vì ngày 2/8 vừa qua là ngày VIC niêm yết bổ sung hơn 200 triệu cổ phiếu (trả cổ tức cho cổ đông).
Theo tính toán của tôi thì tại vùng giá 50.000 đồng/cổ phiếu, lượng cổ phiếu này đều mang lại lợi nhuận vì trước ngày chốt quyền hưởng cổ tức bằng cổ phiếu, VIC có giá 47.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi hưởng cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 11%, thị giá VIC còn cao hơn mức giá trước chia cổ tức, nên không bất ngờ khi một bộ phận khối ngoại bán ra nhằm hiện thực hóa lợi nhuận.
Ngoài giao dịch cục bộ tại VIC thì tôi không nhận thấy yếu tố bất thường nào từ giao dịch của khối ngoại. Họ vẫn là nhóm mua ròng lớn trong suốt thời gian thị trường điều chỉnh từ giữa tháng 7 cho đến nay, với tổng giá trị mua ròng gần 600 tỷ đồng, nếu tính từ đầu tháng 7 thì con số này là gần 1.000 tỷ đồng. Dự báo khối ngoại sẽ sớm quay trở lại mua ròng trong thời gian tới, khi triển vọng thị trường Việt Nam trong trung và dài hạn là khá tích cực.
Video đang HOT
Theo ông thì thị trường có khả năng tiếp tục tăng điểm, ông có thể dự báo cụ thể hơn?
Sau khi tạo đáy ngắn hạn tại vùng 620 điểm với VN-Index, 80 điểm với HNX-Index và có sự hồi phục mạnh kể từ đầu tuần này (8/8), các chỉ số đã vượt qua ngưỡng kháng cự của đường MA20 ngày, tương ứng với 650 điểm của VN-Index và 83 điểm của HNX-Index trong phiên giao dịch hôm qua (11/8).
Theo phân tích kỹ thuật thì các chỉ số có khả năng kiểm nghiệm lại vùng đỉnh cũ 680 điểm với VN-Index và 86 – 88 điểm với HNX-Index. Tôi thiên về kịch bản giao dịch tích cực của thị trường trong tuần tới.
Trong giai đoạn này, ông có khuyến nghị gì về chiến lược đầu tư cũng như những nhóm ngành đáng chú ý?
Chiến lược giao dịch phù hợp tại thời điểm này là duy trì danh mục hiện tại, mở trạng thái mua một phần khi thị trường đi ngang tích lũy tại vùng hỗ trợ nêu trên, ưu tiên các mã có sẵn trong danh mục. Với các cơ hội giải ngân mới, nhà đầu tư nên ưu tiên cổ phiếu của các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tích cực, thị giá đã giảm về vùng định giá hấp dẫn và thanh khoản tăng lên.
Một số nhóm cổ phiếu đáng lưu tâm khi thị trường tăng điểm là nhóm dầu khí, với chất xúc tác là sự hồi phục của giá dầu thế giới, trong đó nên tập trung vào các mã đã điều chỉnh giá mạnh và có kết quả kinh doanh khả quan. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngành thép duy trì được lực cầu tốt, với cơ hội điển hình ở mã HPG. Với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đã điều chỉnh sau 3 tuần giảm điểm vừa qua, nên ưu tiên các mã duy trì được thanh khoản cao như VIC, VNM, VCB, BVH…
Trong nhóm cổ phiếu midcap, nên quan tâm đến các mã có kết quả kinh doanh tốt và thị giá đã điều chỉnh khá sâu như CVT, EVE, HUT, BHS, VCG, SVC, KSB. Nhà đầu tư nên hạn chế mua nhóm penny có thanh khoản yếu, nhằm giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động trái chiều.
Nhã An thực hiện.
Theo NTD
Phiên chiều 29/7: Bluechips bị bán mạnh, VN-Index thoái lui
Áp lực ban tiếp tục được duy trì, tập trung mạnh vào nhóm bluechips nên VN-Index đã điều chỉnh trở lại sau 2 phiên tăng điểm, thanh khoản chung cũng sụt giảm khi sức cầu tỏ ra yếu ớt.
Vẫn là xu hướng giằng co, song đó chỉ là trong nửa đầu phiên giao dịch chiều, khi mà nhà đầu tư còn đang "nhìn ngó". Tuy nhiên, nhận ra sức cầu càng lúc càng tỏ ra yếu ớt nên việc đẩy bán bắt đầu được gia tăng và thực sự dứt khoát trong thời gian khớp lệnh giá đóng cửa.
Các cổ phiếu bị bán mạnh không có gì thay đổi, vẫn là nhóm cổ phiếu bleuchips và cổ phiếu đầu cơ. Không còn trụ đỡ, trong khi lực cầu èo uột, bởi vậy không ngạc nhiên khi VN-Index tiếp tục lùi sâu và chính thức có phiên điều chỉnh trở lại, sau 2 phiên tăng kỹ thuật trước đó.
Ngược lại, nhờ lực đỡ tốt từ một số mã cổ phiếu bluechips chủ chốt, chỉ số HNX-Index dần hồi phục và kết phiên với sắc xanh nhẹ. Tuy nhiên, thanh khoản chưa có nhiều cải thiện.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần 29/7, với 119 mã giảm và 97 mã tăng, VN-Index giảm 4,91 điểm (-0,75%) xuống 652,23 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 5,16 điểm (-0,8%) xuống 639,17 điểm với 11 mã tăng và 15 mã giảm.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 119,64 triệu đơn vị, giá trị 2.194,19 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 7,35 triệu đơn vị, giá trị gần 160 tỷ đồng, đáng chú ý có giao dịch thỏa thuận của 1,5 triệu cổ phiếu DLG, giá trị 10,95 tỷ đồng.
Trong khi đó, với 101 mã giảm và 93 mã tăng, HNX-Index tăng 0,2 điểm ( 0,23%) lên 83,71 điểm. Chỉ số HNX30-Index tăng 0,23 điểm ( 0,15%) lên 151,43 điểm với 7 mã giảm và 10 mã tăng.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 39,24 triệu đơn vị, giá trị 465,31 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 3,3 triệu đơn vị, giá trị 47,79 tỷ đồng.
Áp lực đẩy bán mạnh khiến các mã trụ như VNM, VIC, MSN, VCB, BVH đều đồng loạt giảm điểm mạnh. VIC giảm 1.500 đồng, VCB giảm 1.000 đồng. VNM và MSN cùng giảm 2.000 đồng, song VNM thanh khoản cao với hơn 1 triệu đơn vị được khớp.
Nhiều mã bluechips khác như SSI, PVD, PVT, HPG, HSG, FPT, MBB, KDC... cũng giảm điểm.
HSG giảm 600 đồng xuống 39.400 đồng/CP và khớp 1,59 triệu đơn vị. Với HPG, nhờ được khối ngoại mua vào mạnh mẽ với gần 3,17 triệu đơn vị, nên chỉ còn giảm 100 đồng về 44.500 đồng/CP và tổng khớp lệnh được 6,18 triệu đơn vị.
SSI quay đầu giảm 300 đồng về 22.900 đồng/CP và khớp 1,29 triệu đơn vị.
Ngược lại, GAS lại có được mức tăng nhẹ 500 đồng, cùng với các mã như CII, NT2, GMD, SBT, STB, HCM... duy trì được sắc xanh nên VN-Index không lùi sâu hơn.
SBT khớp 3,92 triệu đơn vị và tăng 600 đồng lên 32.800 đồng/CP. CII khớp 3,3 triệu đơn vị, tăng 200 đồng lên 26.000 đồng/CP. STB khớp 1,19 triệu đơn vị, tăng 100 đồng lên 11.300 đồng/CP.
Bên cạnh nhóm cổ phiếu bluechips, các mã đầu cơ tiếp tục bị bán ra khá mạnh trong phiên này. Chỉ một số mã có thông tin hỗ trợ nên mới duy trì được sắc xanh, đa phần còn lại là giảm điểm, với một số mã đáng chú ý:
KBC với thông tin kết quả kinh doanh tích cực nên tăng 300 đồng lên 17.700 đồng/CP, khớp lệnh 7,04 triệu đơn vị. Tuy nhiên, "người anh em" ITA lại giảm điểm nhẹ, thanh khoản cũng cao với hơn 5,1 triệu đơn vị được khớp.
VHG đã giảm sàn về 3.800 đồng/CP và khớp 8,11 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường.
Tương tự, câu chuyện về giải chấp và trục trặc trong chuyển đổi trái phiếu tiếp tục khiến TTF giảm sàn về 23.100 đồng/CP. Đây đã là phiên đo sàn thứ 9 liên tục của TTF.
Trong khi đó, HHS cũng chỉ kịp thoát mức sàn vào cuối phiên, đóng cửa giảm 300 đồng về 6.400 đồng/CP, khớp lệnh chỉ sau VHG, đạt 7,89 triệu đơn vị. Được biết, HHS mới công bố giải trình về việc kết quả kinh doanh quý II/2016 giảm mạnh 80% so với cùng kỳ năm trước là do tình hình chung của thị trường ô-tô, đồng thời đây cũng là giai đoạn HHS tập trung đầu tư sản xuất, sản phẩm và dịch vụ mới, cũng như phát triển mạng lưới.
Trên sàn HNX, các mã trụ trên sàn này như ACB, AAA, NTP, HUT, VCG, BVS đều có được mức tăng khá ổn, hay sự thu hẹp đà giảm của nhóm dầu khí, đã giúp HNX-Index "đi ngược chiều" với VN-Index.
VCG tăng 300 đồng lên 14.900 đồng/CP, khớp lệnh 2,88 triệu đơn vị.
Dẫn đầu thanh khoản sàn HNX là HKB với 3,87 triệu đơn vị được khớp và có cú đảo chiều khá ngoạn mục khi tăng nhẹ lên 15.800 đồng, trong khi kết phiên sáng với mức giảm sàn. ACM giảm sàn về 2.000 đồng/CP, khớp lệnh 2,59 triệu đơn vị.
Ngoài ra, đạt thanh khoản trên 1 triệu đơn vị còn có VGS, SHB, SCR, DCS, song không có mã nào trong số này tăng điểm.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 25/7: Có cơ hội xuất hiện nhịp hồi phục ngắn Về mặt xu hướng, VN-Index vẫn đang giữ được xu hướng uptrend ngắn hạn khi vùng hỗ trợ 640-645 điểm chưa bị phá vỡ. Sau khi hồi phục từ vùng đỉnh cũ, đường giá đang có cơ hội xuất hiện nhịp hồi phục ngắn trong những phiên đầu tuần. Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS ĐTCK lược trích báo cáo phân tích...