Thị trường quỹ năm 2018 phát triển an toàn và ổn định
Vừa qua, tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã tổ chức “Hội nghị tổng kết hoạt động cung cấp dịch vụ quỹ của VSD năm 2018″. Đây là hoạt động thường niên được tổ chức từ năm 2013 khi VSD chính thức cung cấp dịch vụ cho các Quỹ đầu tư.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Tham dự hội nghị, về phía VSD có ông Nguyễn Sơn – Chủ tịch HĐQT, ông Dương Văn Thanh – Tổng Giám đốc, ông Phạm Trung Minh – Thành viên HĐQT và các phòng ban có liên quan.
Về phía khách mời có đại diện Vụ Tài chính các ngân hàng và Tổ chức tài chính, Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính, lãnh đạo Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán – UBCKNN, Báo Đầu tư và đại diện các Công ty Quản lý Quỹ, Ngân hàng lưu ký giám sát, Công ty Chứng khoán là thành viên lập quỹ và đại lý phân phối.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Dương Văn Thanh – Tổng Giám đốc VSD đánh giá, trong năm 2018, hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ đầu tư đã đạt được rất nhiều thành công. Thị trường quỹ năm 2018 phát triển cả về quy mô, giá trị giao dịch, số lượng tài khoản giao dịch, tổng giá trị tài sản ròng (NAV).
Cụ thể: Năm 2018, thực hiện 1.570 phiên giao dịch định kỳ cho các quỹ mở (gấp 1,3 lần năm 2017), số lượng tài khoản giao dịch đạt 67.788 tài khoản (gấp hơn 1,5 lần năm 2017 và gấp 7,3 lần năm 2015), tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ sử dụng dịch vụ đại lý chuyển nhượng của VSD có sự tăng trưởng mạnh (đạt 12.019 tỷ đồng, gấp gần hai lần năm 2017 và gấp hơn 10 lần năm 2015). Về xây dựng hệ thống quỹ, VSD đã tích cực phối hợp với thành viên, đặc biệt là công ty quản lý quỹ để xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ cho quỹ mới thay thế cho hệ thống cũ. Đến nay, hệ thống công nghệ mới của VSD đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về nội dung, phạm vi dịch vụ quỹ của các thành viên, giảm thiểu tối đa các khâu phải làm thủ công như trước đây.
Qua Hội nghị này, VSD đề nghị các thành viên đánh giá toàn diện các hoạt động của Quỹ trong năm 2018, nhất là sự phối hợp giữa VSD và các thành viên, trao đổi những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình hoạt động và cơ chế chính sách có liên quan để đề xuất cơ quan quản lý sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Video đang HOT
Đại diện VSD, cơ quan quản lý trao đổi với thành viên thị trường về hoạt động của thị trường Quỹ đầu tư trong năm 2018.
Báo cáo đánh giá hoạt động cung cấp dịch vụ Quỹ đầu tư của VSD trong năm 2018, ông Nguyễn Đức Anh Tuấn – Phó Trưởng phòng Dịch vụ quỹ và sản phẩm mới nêu rõ, VSD đã thực hiện cung cấp dịch vụ quỹ an toàn, ổn định và được các Công ty Quản lý quỹ (CTQLQ), ngân hàng giám sát, công ty chứng khoán tín nhiệm, nâng cao vai trò vị thế của VSD trong các hoạt động có liên quan đến dịch vụ quỹ.
Bên cạnh đó, VSD Ban hành Quy định mới về việc cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng cho Quỹ mở tại VSD thay thế quy định cũ; ký lại các Hợp đồng cung cấp dịch vụ với tất cả các Công ty quản lý quỹ đang sử dụng dịch vụ tại VSD.
Đối với quỹ ETF, VSD là đơn vị được cả hai CTQLQ lựa chọn là tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng cho hai quỹ ETF hiện có trên thị trường. Thực hiện 400 phiên giao dịch cho hai quỹ ETF, trong đó có 170 phiên có giao dịch với tổng số lượng chứng chỉ quỹ (ccq) ETF giao dịch là 455.000.000 ccq (trong đó: thực hiện phát hành và đăng ký bổ sung 323.500.000 ccq; thực hiện mua lại và hủy đăng ký 131.500.000 ccq).
Về hệ thống cung cấp dịch vụ quỹ mới, ông Nguyễn Đức Anh Tuấn cho biết, được sự ủng hộ của cơ quan quản lý, sự hỗ trợ và phối hợp của các thành viên thị trường, VSD đã nỗ lực cố gắng hoàn thành việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ mới cho quỹ mở và quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, cấu phần đại lý chuyển nhượng đã chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9-2018. Hai cấu phần quản trị quỹ và dịch vụ cho Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện đang tiến hành kiểm thử với thành viên và cũng sẽ sớm đưa vào hoạt động theo đúng kế hoạch. Hệ thống mới sẽ tăng tốc độ xử lý hệ thống, hỗ trợ nhà đầu tư tra cứu thông tin, đáp ứng nhu cầu các sản phẩm đầu tư của các Quỹ và hỗ trợ người sử dụng.
Tham gia ý kiến đóng góp tại Hội nghị, về phía các thành viên thị trường có đại diện Công ty cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM), Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI, Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Việt Nam), Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương (TCC)… đã đánh giá rất tích cực đối với hoạt động của VSD về cả hệ thống và nhân sự trong năm 2018, từ đó giúp các công ty quản lý quỹ gia tăng thêm các dịch vụ cho khách hàng của mình.
Đồng thời, đại diện các thành viên thị tường cũng trao đổi một số khó khăn vướng mắc trong quy định về thuế đối với quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện; việc xử lý tài sản bảo đảm của các quỹ; về kết nối STP giữa hệ thống Quỹ mở và các ngân hàng lưu ký giám sát và đại lý phân phối; về thay đổi thông tin và tra cứu thông tin của nhà đầu tư; về thực hiện hoán đổi ETF trong ngày…
Trước những chia sẻ của các thành viên, ông Dương Văn Thanh – Tổng Giám đốc, ông Phạm Trung Minh – thành viên HĐQT cùng đại diện Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán – UBCKNN đã có những ý kiến giải đáp đối với ý kiến góp ý của các thành viên.
Ông Nguyễn Hải Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Qũy đầu tư chứng khoán – UBCKNN cho rằng, trong 5 năm qua, VSD đã liên tục tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động cung cấp dịch vụ quỹ thường niên, giúp cho cơ quan quản lý, VSD và thành viên thị trường có dịp tổng kết hoạt động cung cấp dịch vụ quỹ, chia sẻ những khó khăn vướng mắc và có định hướng công tác trong những năm tiếp theo.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Nguyễn Sơn – Chủ tịch HĐQT VSD bày tỏ sự vui mừng khi hội nghị quỹ lần thứ 5 của VSD diễn ra thành công tốt đẹp. Đây là dịp để những người làm trong lĩnh vực quỹ đầu tư như các cơ quan quản lý của UBCKNN, các Vụ chức năng của Bộ Tài chính, VSD, các thành viên thị trường… cùng nhau chia sẻ, trao đổi nhằm tháo gỡ những vướng mắc và phát triển bền vững của lĩnh vực quỹ đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.
Thời gian tới trong phạm vi thẩm quyền, VSD tiếp tục đề xuất lên Ủy ban chứng khoán nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước khác để hoàn thiện chính sách, khung pháp lý đối với hoạt động quỹ. Đồng thời, chú trọng đầu tư về công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đối với quỹ, đặc biệt triển khai ứng dụng các dịch vụ cho quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, góp phần tạo ra tiện ích và an sinh cho xã hội; phát triển những dịch vụ mới, thu hút thêm nhiều tổ chức tham gia, góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
H.T
Theo nhandan.com.vn
Chủ thương hiệu Vodka Hà Nội "ngập ngụa" trong đống nợ trăm tỷ
"Halico có thể lấy lại đà tăng trưởng từ năm 2020 và chấm dứt mạch thua lỗ khi tăng cường hoạt động tiếp thị", ban lãnh đạo công ty tỏ ra thận trọng khi dự báo về tương lai dài hạn.
Nhận định mức độ cạnh tranh trong thị trường đồ uống có cồn ngày càng khắc nghiệt, Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico, mã chứng khoán: HNR) ngay từ đầu năm đã đề ra kế hoạch lỗ sau thuế 58 tỷ đồng và nối dài mạch thua lỗ năm thứ ba liên tiếp.
Halico, chủ thương hiệu Vodka Hà Nội "ngập ngụa" trong đống nợ bết bát trăm tỷ. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đầu ngành rượu khu vực miền Bắc tính đến cuối quý III năm nay đạt 528 tỷ đồng, giảm mạnh so với đầu năm. Một trong những nguyên nhân chính là lũy kế lỗ sau thuế chưa phân phối vẫn không ngừng tăng, hiện lên đến 310 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo công ty cho rằng, hoạt động kinh doanh trong hai năm tới cũng không quá khả quan so với trước đây bởi thị hiếu tiêu dùng của người Việt tiếp tục dịch chuyển dần sang các sản phẩm bia và rượu nhập ngoại.
Về chủ quan, hệ thống phân phối của công ty rộng khắp cả nước nhưng hương vị sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng trẻ nên sản lượng tiêu thụ èo uột. Bên cạnh đó, Tập đoàn Diageo - cổ đông lớn của Halico, đồng thời là chủ sở hữu nhiều thương hiệu rượu nổi tiếng thế giới như Johnnie Walker, Bailey... cũng không đàm phán được hợp đồng cung cấp với các đối tác nước ngoài nên công ty mất nguồn thu từ sản xuất và gia công rượu.
Halico cũng không dự định sẽ tăng vốn trong năm tới đây. Ảnh: Vietnamnet
Halico tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội do hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898. Từ tháng 12/2006 chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 48,5 tỷ đồng. Lần gần đây nhất, tháng 6/2010 công ty tiến hành tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng bằng cách phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 84,33%.
Tính đến 19/3/2018, Halico có 2 cổ đông lớn là Tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Hà Nội nắm giữ cổ phần chi phối 44,29% và một tổ chức nước ngoài, Streetcar Investments Holdings Pte. Ltd thuộc tập đoàn bia rượu Diageo sở hữu 45,57%.
Sản phẩm chính hiện nay của công ty là các loại đồ uống có cồn, không cồn với các thương hiệu Lúa Mới Vodka Hà Nội, Bluebird... với hệ thống phân phối bán lẻ trên khắp cả nước và xuất khẩu sang một số nước Đông Âu, Nhật, Hàn...
Từ năm 2015 đến nay công ty liên tục thua lỗ do việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Doanh thu năm 2017 giảm sút hơn một nửa so với năm trước đó, còn số lỗ năm 2017 gấp 4 lần năm 2016, lên đến hơn 84 tỷ đồng.
Trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 thể hiện, tính đến hết năm 2017, tổng tài sản công ty đạt 658 tỷ đồng, giảm 134 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng nợ phải trả 98 tỷ đồng, giảm 50 tỷ đồng so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu đạt 558 tỷ đồng, trong đó, vốn góp chủ sở hữu 200 tỷ đồng.
Vũ Đậu (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Sợ vợ, "bất lực" toàn tập Khi đến phòng khám nam khoa, xét nghiệm, kiểm tra đủ thứ, tôi không mắc chứng bệnh gì để dẫn đến "bất lực" là do... sợ vợ. Sau khi nghe tôi kể về quá trình ân ái với vợ, bác sỹ khẳng định, "dụng cụ đàn ông" của tôi mất tác dụng là do tâm lý quá... sợ vợ. Dù bị gia đình...