Thị trường quan trọng nhất đang quay lưng với Huawei
Chỉ trong chưa đầy một tháng, lệnh cấm vận của Mỹ đã ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường quan trọng nhất của Huawei.
Trước đây Mỹ từng có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn các nước đồng minh sử dụng công nghệ 5G của Huawei. Tuy nhiên, không phải mọi nước đồng minh của Mỹ đều chấp nhận làm theo sức ép từ phía chính quyền tổng thống Trump.
Anh cho phép Huawei tham gia xây dựng hạ tầng không cốt lõi cho mạng 5G, còn Đức chưa kết luận liệu có cấm Huawei hay không.
Đòn tấn công có hiệu quả ngay lập tức
Dù vậy, động thái chặn công ty Mỹ bán công nghệ cho Huawei do Mỹ đưa ra cuối tháng 5 đã lập tức phát huy hiệu quả. Chỉ trong vòng chưa tới một tháng, khách hàng châu Âu, thị trường đặc biệt quan trọng với sự tăng trưởng của Huawei đã quay lưng với thương hiệu này.
Người dùng châu Âu đang quay lưng với smartphone Huawei. Ảnh: The Verge.
Theo ông Ben Stanton của công ty phân tích thị trường Canalys, nỗi sợ điện thoại Huawei bị tụt hậu về công nghệ dẫn đến nhu cầu mua điện thoại Huawei “tụt dốc nhanh chóng”. Canalys đã khảo sát nhiều nhà mạng, nhà phân phối và đơn vị bán lẻ tại châu Âu để đi đến kết luận này.
“Người dùng lo ngại thiết bị có thể bị mất tính năng, kém bảo mật, không được hỗ trợ về sau và mất giá”, ông Stanton nhận xét.
Bloomberg dẫn lời Stuart Wilson, một khách hàng lớn tuổi tại Anh cho biết ông đã thay đổi ý định mua máy Huawei sau khi đọc về lệnh cấm trên báo. Ông Wilson muốn thay thế chiếc Samsung Galaxy S7 bằng một smartphone mới của Huawei, nhưng cuối cùng chọn mua Galaxy S9.
Video đang HOT
“Tôi có ý định mua một chiếc điện thoại mới. Sau khi đọc báo về rắc rối của Huawei với Google và các bên, ý định của tôi thay đổi. Tôi không biết tương lai của họ sẽ như thế nào, và cuối cùng quyết định không mua Huawei nữa mà tiếp tục mua máy Samsung”, ông Wilson cho biết.
Tại Pháp, doanh thu dòng điện thoại cao cấp của Huawei đã giảm khoảng 1/5 sau khi công ty này bị Mỹ đưa vào danh sách đen, theo một nguồn tin đề nghị giấu tên trong ngành viễn thông. Tại Anh, các nhà mạng đã ngừng chiến dịch bán dòng điện thoại Huawei Mate X 5G vào cuối tháng 5.
Thị trường châu Âu quan trọng như thế nào với Huawei?
Việc đánh mất niềm tin của người dùng tại châu Âu có thể khiến Huawei tan giấc mộng lật đổ Samsung để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới trong năm 2019. Châu Âu là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Huawei, và khách hàng tại đây chịu chi hơn khi mua các thiết bị cao cấp.
Theo số liệu của Canalys, trong 4 năm qua thị phần của Huawei đã tăng gấp 2, đạt gần 20% vào năm 2018.
Trong khi Apple, Samsung đều giảm doanh số thì Huawei lại tăng trưởng mạnh trong năm qua với chỗ đứng vững chắc ở thị trường châu Âu.
Khoảng một nửa doanh số smartphone Huawei đến từ thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên doanh số smartphone Huawei tại Trung Quốc đã chững lại trong thời gian qua. Đó là lý do công ty này muốn khai phá các thị trường còn nhiều tiềm năng như châu Âu, Trung Đông hay châu Phi, theo nhà phân tích Daniel Gleeson của Ovum.
Smartphone nằm trong nhóm “thiết bị phổ thông”, mảng kinh doanh đóng góp doanh thu lớn nhất của Huawei.
Đến nay, người dùng vẫn không chắc liệu các smartphone của Huawei có dùng được Android sau khi hết thời hạn giấy phép đặc biệt từ Mỹ hay không. Giấy phép của Bộ Thương mại Mỹ cho phép các công ty tiếp tục hợp tác với Huawei đến ngày 19/8. Huawei cho biết kế hoạch B của họ là hệ điều hành do họ tự phát triển.
Hệ điều hành do Huawei phát triển được gọi là HongMeng OS tại Trung Quốc, và Ark OS ở nước ngoài.
Tuy nhiên, một số chuyên gia thị trường nhận định hệ điều hành riêng của Huawei khó có thể thành công. Việc tạo nên một hệ điều hành không khó, nhưng Huawei rất khó tạo dựng được hệ sinh thái đủ thu hút cả người dùng và nhà phát triển.
“Đó là một việc rất khó”, Andreas Gal, Giám đốc kỹ thuật tại Mozilla nói. Ông Gal từng đóng vai trò phát triển hệ điều hành Firefox OS của Mozilla.
Tại các thị trường phương Tây, doanh thu dòng sản phẩm cao cấp với giá trên 1.000 USD của Huawei khá cao. Năm 2018 cũng là năm smartphone Huawei tăng trưởng mạnh. Công ty này chiếm 15,7% thị phần smartphone toàn cầu trong quý I/2019, chỉ đứng sau Samsung. Doanh số của cả Samsung và Apple đều đi xuống trong năm 2018.
Theo Business Insider, cơ hội thành công của Huawei giờ nằm ở các nước đang phát triển. Lượng người dùng smartphone tại đây chưa nhiều, và giá cả có thể là yếu tố thuyết phục hơn là các dịch vụ và hệ sinh thái. Do đó, hệ điều hành của Huawei có thể tìm được các khách hàng tại đây.
“Tuy nhiên ở mọi nơi khác thì họ không có cơ hội. Tôi nghĩ chuyện này rất khó, tất cả bởi vì hệ sinh thái ứng dụng”, một nhân vật làm việc trong ngành di động đề nghị giấu tên nhận xét.
Với lệnh cấm từ Mỹ, Huawei khó có thể tiếp tục tăng trưởng như thời gian vừa qua. Đó là tín hiệu mừng cho các đối thủ của họ. Đã có lúc người ta nghĩ đến ngày Huawei vượt qua cả Samsung để trở thành hãng di động số 1 thế giới, nhưng ngày đó đã không đến.
“Lệnh cấm đã tạo ra một khoảng trống trên thị trường, và khoảng trống này có thể được Samsung cùng các thương hiệu Trung Quốc khác như Xiaomi, OnePlus hay Oppo lấp đầy”, ông Gleeson nhận định.
Theo Zing
Hệ điều hành riêng của Huawei sẽ có tên là "Ark OS", không phải "HongMeng"
"Ark OS" có thể là tên gọi chính thức của hệ điều hành mà Huawei phát triển để thay thế cho Android.
Đầu tuần trước, có báo cáo cho rằng Huawei đang phát triển hệ điều hành của riêng mình với tên gọi là "HongMeng OS" nhằm thay thế Android, sau khi bị Google "nghỉ chơi" do ảnh hưởng từ lệnh cấm của chính phủ Mỹ.
"Ark OS" có thể là tên gọi chính thức của hệ điều hành mà Huawei phát triển để thay thế cho Android.
Hiện tại, vẫn chưa rõ bao giờ thì hệ điều hành "HongMeng OS" mới chính thức ra mắt, tuy nhiên gần đây nó đã được Huawei đăng ký bản quyền thương hiệu với Cục quản lý sở hữu trí tuệ quốc gia Trung Quốc.
Theo báo cáo của Android Headlines, Văn phòng sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO) vào ngày 24/5 đã nhận và phê duyệt yêu cầu đăng ký thương hiệu từ Huawei. Trong hồ sơ, Huawei đã tìm cách đăng ký bản quyền cho "Huawei Ark OS", "Huawei Ark", "Ark" và "Ark OS", do đó công ty có thể sẽ áp dụng một trong những cái tên này cho hệ điều hành sắp tới của mình.
Mặc dù Huawei hiện vẫn chưa xác nhận "Ark OS" sẽ là tên gọi chính thức cho hệ điều hành riêng của hãng, tuy nhiên rõ ràng cái tên này nghe khá hấp dẫn, mang tính chất toàn cầu hơn so với tên gọi "HongMeng OS" từng được đồn đại trước đó.
Trong tuần trước, Google đã rút giấy phép sử dụng Android của Huawei và ngừng cung cấp các dịch vụ thiết yếu của mình đối với nhà sản xuất Trung Quốc. Hiện tại, công ty đã khôi phục các dịch vụ bị ảnh hưởng cho Huawei trong khoảng thời gian 3 tháng, sau quyết định tạm hoãn lệnh cấm đến ngày 19/8 của Bộ Thương mại Mỹ.
Theo GenK
Apple, Samsung hưởng lợi nhiều nhất từ vận đen của Huawei Samsung và Apple có thể bán thêm hàng chục triệu smartphone, đồng thời đẩy Huawei xuống vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng toàn cầu. Huawei hiện là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới, nhưng lệnh cấm của Mỹ có thể thổi bay vị trí này. Theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo, Samsung và Apple - những đối...