Thị trường ô tô Malaysia thiệt hại 3,3 tỷ đô la sau 2 tháng giãn cách
Hiệp hội Ô tô Malaysia (MAA) cho biết chỉ trong tháng 6 và 7 vừa qua, ngành công nghiệp ô tô nước này thiệt hại khoảng 3,3 tỷ USD.
Thông tin trên được Hiệp hội Ô tô Malaysia (MAA) tiết lộ, sau khi họ được biết tin Chính phủ nước này quyết định cho phép mở lại các showroom ô tô, sau 2 tháng đóng cửa nghiêm ngặt để phòng dịch.
Công nhân lắp ráp xe Mazda CX5 tại nhà máy Kulim (Malaysia)
MAA cho biết việc mở cửa trở lại là kịp thời vì nhiều doanh nghiệp đang vô cùng khó khăn do hoạt động kinh tế ngừng hoàn toàn.
Video đang HOT
Theo Chủ tịch MAA – bà Datuk Aishah Ahmad, ngành công nghiệp ô tô Malaysia đã mất hơn 14 tỷ Ringit (3,3 tỷ USD) trong tháng 6 và tháng 7, khi tất cả các hoạt động trong lĩnh vực này dừng lại.
Doanh số bán và sản lượng sản xuất ô tô của Malaysia trong hai tháng rưỡi qua phản ánh tình hình đã trở nên tồi tệ như thế nào.
Doanh số bán xe chỉ đạt 1.921 chiếc trong tháng 6 và 7.086 chiếc trong tháng 7, khác xa so với mức thông thường 45.000 – 50.000 chiếc mỗi tháng.
Tương tự như vậy, số lượng sản xuất trong tháng 6 và tháng 7 lần lượt chỉ đạt 276 chiếc và 2.775 chiếc, giảm mạnh so với mức 40 – 50 nghìn chiếc trong một tháng bình thường trước đó.
“Đây chỉ là doanh số bán xe tại thị trường nội địa. Các thành viên của chúng tôi cũng bị thiệt hại nhiều về doanh thu từ xuất khẩu xe và linh kiện cũng như doanh thu bán phụ tùng trong nước. Nhìn chung, những tổn thất này là rất lớn và chưa từng có”, bà Datuk Aishah Ahmad giải thích.
Hơn 61.500 xe Mazda tất cả các mẫu ngoại trừ BT-50 phải thay thế bơm xăng
Mẫu xe duy nhất không có tên trong danh sách là Mazda BT-50, toàn bộ các mẫu xe Mazda tại thị trường Việt Nam phải triệu hồi để thay thế bơm xăng.
Cụ thể, ba đợt triệu hồi liên tiếp được Mazda Việt Nam báo cáo thực hiện với cục Đăng kiểm Việt Nam để thay thế bơm xăng. Chi tiết bơm xăng này cũng khiến Toyota, Honda và Mitsubishi đã phải thực hiện các đợt triệu hồi gần đây tại Việt Nam.
Mazda 3 trong diện triệu hồi bao gồm các xe sản xuất từ 21/10/2017 đến 28/12/2018.
Các mẫu xe Mazda phải triệu hồi lần này có thời gian sản xuất trước năm 2020, bao gồm cả các mẫu xe lắp ráp trong nước và các mẫu xe nhập khẩu. Các dòng xe này bao gồm các mẫu xe du lịch Mazda2, Mazda3, Mazda6 và các mẫu Mazda CX-5, Mazda CX-8... (trừ mẫu bán tải BT-50). Tổng số xe Mazda phải triệu hồi trong ba đợt này là 61.514 xe.
Danh sách các mẫu xe của Mazda trong đợt triệu hồi này.
Nguyên nhân được xác định là do các xe trong diện ảnh hưởng này được trang bị một bơm thấp áp, đặt trong bình nhiên liệu, để cung cấp nhiên liệu cho hệ thống phun xăng điện tử. Cánh bơm của các bơm thấp áp này có thể được sản xuất với mật độ vật liệu thấp hoặc loại cánh bơm có thể phát sinh vết nứt do quá trình sấy khô trong khâu sản xuất. Điều này dẫn tới việc cánh bơm có thể bị biến dạng nhất định do tác dụng của xăng. Khi cánh bơm bị biến dạng có thể va chạm với thân bơm, khiến bơm nhiên liệu không hoạt động và làm xe chết máy.
Triệu hồi toàn bộ các xe Mazda CX5 và Mazda CX8 sản xuất từ 4/1/2019 đến 30/12/2019.
Mazda Việt Nam cho biết, thời gian kiểm tra và thay thế bơm xăng cho các mẫu xe này hết khoảng 1 giờ 10 phút và được thực hiện miễn phí tại tất cả các đại lý uỷ quyền của Mazda trên toàn quốc. Dự kiến đợt triệu hồi này sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2025. Hiện tại chưa có thông tin liên quan đến các mẫu xe Mazda lắp ráp và nhập khẩu từ năm 2020 có liên quan đến đợt triệu hồi này hay không.
Tính đến nay, tổng số xe phải triệu hồi để thay thế bơm xăng tại Việt Nam đã lên tới 208.879 xe, trong đó Honda có 74.499 xe bị ảnh hưởng, Toyota và Lexus là 49.749 xe và Mitsubishi với 23.117 xe.
Mazda triệu hồi hơn 61.500 xe tại Việt Nam do lỗi bơm nhiên liệu Theo thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, tổng cộng hơn 61.500 xe Mazda tại Việt Nam sẽ cần kiểm tra thay thế bơm nhiên liệu để bảo đảm an toàn vận hành. Hiện tại chưa có thông tin liên quan đến các mẫu xe Mazda lắp ráp và nhập khẩu từ năm 2020 có "dính" lỗi tương tự hay không. Số...