Thị trường ngày 15/5: Giá dầu bật tăng 9%, vàng cao nhất 3 tuần
Giá dầu tăng mạnh trong phiên vừa qua khi chênh lệch cung – cầu thu hẹp dần lại, trong khi đó vàng tăng mạnh do căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục sa sút vì dịch bệnh. Những yếu tố này cũng tác động tới tất cả các thị trường hàng hóa nguyên liệu khác.
Ảnh minh họa.
Dầu tăng do chênh lệch cung – cầu thu hẹp dần
Dầu tăng giá trong phiên vừa qua sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo lượng tồn trữ dầu thô toàn cầu cuối năm 2020 sẽ giảm, mặc dù vẫn còn đó nỗi lo về nguy cơ bùng phát đợt lây nhiễm virus SARS-CoV-2 lần thứ 2 trong những tháng tới.
Dầu Brent tăng 1,94 USD (6,7%) lên 2,27 USD/thùng, dầu Tây Texas (Mỹ) tăng 2,27 USD (9%) lên 27,56 USD/thùng.
Xu hướng giá tăng đã kéo dài 2 tuần qua khi một số quốc gia nới lỏng những hạn chế về các biện pháp phòng chống sự lây lan của virus, cho phép các nhà máy và cửa hàng mở cửa trở lại. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 9/5 là 2,98 triệu, giảm so với 3,18 triệu của tuần trước đó, là lần giảm thứ 6 liên tiếp, mặc dù vẫn còn ở mức cao. Nhu cầu xăng tỷ lệ thuận với thị trường việc làm. Những biện pháp nới lỏng giãn cách giúp nhu cầu xăng hồi phục dần, mặc dù các chuyên gia cho rằng khó có thể quay trở lại mức cao như trước đây.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ngày 13/5 cho biết, tồn trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 745.000 thùng trong tuần tới 8/5, xuống còn 531,5 triệu thùng, lần giảm đầu tiên trong vòng 15 tuần.
IEA một lần nữa hạ mức dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2020, nhưng đồng thời cũng hạ dự báo về lượng tồn trữ dầu thô, theo đó cho rằng sẽ giảm khoảng 5,5 triệu thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm.
Ủy ban Giao dịch Hàng hóa kỳ hạn Mỹ cảnh báo các sàn giao dịch và các công ty môi giới nên chuẩn bị tinh thần cho khả năng sẽ có một đợt giá một số hợp đồng kỳ hạn có thể biến động mạnh khi đến lúc đáo hạn vào tuần tới.
Vàng cao nhất 3 tuần
Giá vàng phiên vừa qua tăng lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần do nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn gia tăng khi các nhà đầu tư từ bỏ tài sản rủi ro vì lo sợ sự sa sút kinh tế có thể kéo dài và căng thẳng Mỹ – Trung có khả năng nóng trở lại.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.727,70 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt mức cao kể từ ngày 23/4 (1,735,96 USD/ounce); vàng kỳ hạn tháng 6/2020 tăng 1,4% lên 1,740,90 USD/ounce.
“Có dấu hiệu cho thấy một số nhà đầu tư đã giảm lượng nắm giữ cổ phiếu, quan hệ Mỹ-Trung tiếp tục xấu đi, trong khi dữ liệu kinh tế Mỹ vẫn không khả quan. Tất cả những điều đó đều hỗ trợ giá vàng”, chuyên gia phân tích cao cấp của hãng môi giới OANDA, Edward Moya, cho biết.
Chứng khoán thế giới đã giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp do các số liệu kinh tế yếu kém, nhất là về thị trường việc làm, cho thấy các ngân hàng trung ương có thể sẽ cần thêm các chương trình kích thích kinh tế.
Giá vàng cũng được hậu thuẫn bởi tương lai không chắc chắn về mối quan hệ Mỹ – Trung. Trong buổi trả lời phỏng vấn đài Fox Business Network hôm 14-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông rất thất vọng vì Trung Quốc không ngăn chặn dịch COVID-19 ngay từ đầu, rằng lúc này ông không muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đề cập khả năng cắt quan hệ với Trung Quốc. Đại dịch cũng đã phủ bóng lên thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Đồng giảm phiên thứ 4 do triển vọng kinh tế u ám
Giá đồng tiếp tục giảm trong phiên vừa qua sau khi các quan chức Mỹ cảnh báo về một cuộc suy thoái kéo dài do COVID-19. Các nhà phân tích cho biết không loại trừ khả năng sẽ có một làn sóng nhiễm virus thứ 2 ở Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gia tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 0,5% xuống 5.199,50 USD/tấn.
Ngô và đậu tương giảm, lúa mì tăng
Giá ngô và đậu tương Mỹ giảm trong phiên giao dịch vừa qua do thời tiết ở khu Trung Tây nước Mỹ diễn biến thuận lợi, hứa hẹn sẽ đem lại mùa màng bội thu. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng ngô năm nay sẽ cao kỷ lục, gần 16 tỷ bushel, do đó dự trữ loại ngũ cốc này sẽ cao nhất trong vòng 33 năm. Tương tự, tiến độ trồng đậu tương cũng thuận lợi.
Kết thúc phiên giao dịch, giá ngô giảm 3/4 US cent xuống 3,17-1/2 USD/bushel, đậu tương giảm 2-1/2 US cent xuống 8,37 USD/bushel (cả hai đều là hợp đồng kỳ hạn tháng 7).
USDA xác nhận đã bán 198.000 tấn đậu tương cho Trung Quốc, và cũng bán 20.000 tấn dầu đậu tương cho nước này – là lần đầu tiên 2 nước giao dịch mặt hàng dầu đậu tương sau gần 2 năm gián đoạn.
Video đang HOT
Lúa mì tăng vào lúc đóng cửa phiên giao dịch, với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 tăng 1/2 US cent lên 5,02-1/4 USD/bushel. Tuy nhiên, trước đó, trong cùng phiên, giá có lúc giảm xuống chỉ 4,96-3/4 USD/bushel, mức thấp nhất kể từ 18/3/2020.
USDA dự báo tồn trữ lúa mì thế giới cuối vụ 2020/21 sẽ tăng lên mức cao kỷ lục, 310,12 triệu tấn, so với 295,12 triệu tấn cuối vụ 2019/20.
Thời tiết ở các nước khu vực Biển Đen (Nga, Ukraine and Kazakhstan) cũng như Australia đều thuận lợi, hứa hẹn sẽ cho vụ lú mì bội thu.
Gạo Thái Lan giảm, gạo Việt Nam và Ấn Độ duy trì mức cao
Giá gạo Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong vòng gần 2 tháng do nguồn cung tăng lên theo tiến độ thu hoạch lúa. Trong khi đó, gạo Ấn Độ và Việt Nam duy trì ở mức cao vì nhu cầu xuất khẩu mạnh và giá cả cạnh tranh hơn so với gạo Thái lan.
Hiện gạo 5% tấm của Thái Lan là 480 – 485 USD/tân, giảm so với mức 515 – 546 USD/tân cách đây một tuần. Giá gạo Thái hiện đang thấp nhất kể từ 26/3/2020. Trong khi đó, gạo cùng loại của Việt Nam giá 450 – 460 USD/tân – cao nhất gần 1 năm; gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá 380 – 385 USD/tân, cao nhất trong vòng 9 tháng.
Đường đi lên theo dầu mỏ
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 trên sàn New York tăng 0,2 US cent (1,9%) lên 10,46 US cent/lb, trong khi đường trắng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 10,4 USD (3%) lên 355,2 USD/tấn.
Các thương gia cho biết giá đường thô hai tuần qua bứt phá lên trên mức 10 US cent, phản ánh niềm tin của một số nhà đầu tư khiến họ đang có xu hướng mua vào.
Giá dầu thô 2 tuần qua hồi phục đã khiến khu vực Trung Nam Brazil chuyển hướng gia tăng tỷ lệ mía dùng để sản xuất ethanol.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica trên sàn New York tăng 1,65 US cent, đạt 1,067 USD/lb; robusta trên sàn London tăng 21 USD (1,8%) lên 1.168 USD/tấn.
Các thương gia tiếp tục theo dõi về khả năng vụ thu hoạch ở Nam Mỹ bị chậm lại, điều này khiến giá tăng lên, mặc dù đồng real Brazil gần đây yếu đi và triển vọng sản lượng của nước này sẽ đạt mức cao.
Tại Châu Á, giá cà phê Việt Nam tuần này giảm theo xu hướng ở London, trong khi thị trường Indonesia trầm lắng khi các thương gia chờ đợi vụ thu hoạch mới.
Ở Tây Nguyên, cà phê nhân xô được bán với giá 30.000 đồng (1,28 USD)/kg, giảm so với 31.000 – 32.000 đồng cách đây một tuần. Cà phê robusta loại 2 (5% đen, vỡ) chào giá cộng 170 – 180 USD/tân so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 trên sàn London của phiên liền trước (tức là ngày 13/5, khi hợp đồng robusta kỳ hạn tháng 7 trên sàn London có giá 1.147 USD/tân), thấp hơn mức cộng 200 USD/tân cách đây một tuần.
Ở Lampung (Indonesia), cà phê robusta Sumatra có giá chào cao hơn 260 – 280 USD/tân so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7 trên sàn London, tăng nhẹ so với mức cộng 260 – 270 USD/tân cách đây một tuần.
Quặng sắt tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tiếp tục tăng do kỳ vọng Chính phủ nước này sẽ tăng cường kích thích kinh tế khiến nhu cầu đối với các vật liệu xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tăng mạnh.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 1,1% lên 648 CNY (91,31 USD)/tấn vào cuối phiên giao dịch, trong phiên có lúc tăng 1,5% đạt 650 CNY/tấn, cao nhất kể từ ngày 1/8/2019. Phiên trước đó (13/5), giá quặng sắt 62% nhập khẩu vào Trung Quốc tăng 1,5 USD lên 90,30 USD/tân.
Giá thép biến động thất thường. Thép cây trên sàn Thượng Hải (kỳ hạn tháng 10) giảm 0,5% xuống 3.445 CNY/tấn, trong khi đó thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.344 CNY/tấn, còn thép không gỉ giảm 0,1% xuống 13.420 CNY/tấn.
Cao su giảm
Giá cao su đồng loạt giảm trong phiên vừa qua sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tỏ ra bi quan về triển vọng hồi phục kinh tế, giữa bối cảnh thị trường lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona lần thứ 2.
Kết thúc phiên vừa qua, cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn Tokyo giảm 1 JPY xuống 151,1 JPY (1,4 USD)/kg, cao su kỳ hạn tháng 9 trên sàn Thượng Hải giảm 60 CNY xuống 10.140 CNY (1.429 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng nay 15/5
Thị trường ngày 14/5: Giá dầu giảm hơn 2%, quặng sắt cao nhất 9,5 tháng
Các nhận định bi quan về triển vọng hồi phục của kinh tế thế giới, nhất là nền kinh tế Mỹ, cùng nỗi lo về làn sóng lây nhiễm virus SARS-CoV-2 thứ hai khi các nước dần nới lỏng chính sách cách ly đã khiến giá dầu cùng một số mặt hàng khác giảm khá mạnh trong phiên vừa qua. Riêng sắt thép tăng giá mạnh do kỳ vọng nhu cầu cải thiện ở Trung Quốc.
Ảnh minh họa.
Dầu giảm hơn 2%
Giá dầu giảm hơn 2% trong phiên vừa qua do giới đầu tư lo ngại về triển vọng nhu cầu dầu mỏ sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định bi quan về nền kinh tế và cho rằng sẽ mất nhiều tháng để hồi phục sau đại dịch Covid-19.
Kết thúc phiên giao dịch vừa qua, giá dầu Brent giảm 79 US cent (2,6%) xuống 29,19 USD/thùng; dầu Tây Texas (Mỹ) giảm 49 US cent (1,9%) xuống 25,29 USD/thùng.
Gần đây giá dầu đã tăng lên khi nhà đầu tư lạc quan rằng nhu cầu nhiên liệu sẽ hồi phục cùng với tiến trình mở cửa trở lại của các nền kinh tế, trong khi các nước sản xuất giảm mạnh nguồn cung mặt hàng này để cân đối với nhu cầu trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, trong phiên 13/5, cả dầu và các tài sản rủi ro khác như chứng khoán đều giảm giá do nhiều tín hiệu cho thấy con đường hồi phục sẽ không dễ dàng. Tại một sự kiện với Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE), Chủ tịch FED, ông Jerome Powell, cho biết có thể cần thêm nhiều động thái để hỗ trợ cho nền kinh tế.
"Mặc dù đã phản ứng kịp thời và phù hợp về kinh tế, nhưng đây có thể chưa phải là chương cuối cùng, khi xét đến con đường quá bất ổn ở phía trước và còn hứng chịu nhiều rủi ro suy giảm". Trước đó, Bộ Lao động Mỹ thông báo nền kinh tế Mỹ đã mất 20,5 triệu việc làm trong tháng 4/2020.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ tuần trước đã giảm 745.000 thùng, theo Cơ quan thông tin Năng lượng nước này (EIA). Điều đó trái ngược hoàn toàn với kết quả thăm dò ý kiến của Reuters - cho rằng tồn trữ sẽ tăng 4,1 triệu thùng. Cũng theo EIA, các kho chứa dầu ở trung tâm dự trữ Cushing, Oklahoma (Mỹ) đã giảm 3 triệu thùng, và tỷ lệ lấp đầy công suất dự trữ hiện đạt 80%. EIA dự báo sản lượng dầu Mỹ sẽ giảm 540.000 thùng/ngày, nhiều hơn mức giảm 470.000 thùng/ngày dự báo trước đó.
EIA dự báo nhu cầu dầu thế giới năm nay sẽ giảm 8,1 triệu thùng/ngày xuống 92,6 triệu thùng/ngày, so với mức dự báo trước đó là giảm 5,2 triệu thùng/ngày. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng hạ dự báo về nhu cầu dầu năm nay, cho rằng sẽ giảm 9,07 triệu thùng/ngày, nhiều hơn mức giảm 6,85 triệu thùng/ngày đưa ra hồi tháng trước.
Vàng tăng do chủ tịch FED tỏ ý sẽ tung thêm các chương trình kích thích
Giá vàng tăng trong phiên vừa qua sau khi ông Jerome Powell cam kế sẽ mở rộng các biện pháp kích thích kinh tế nếu cần, để giảm bớt những tác động tiêu cực từ Covid-19.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.709,75 USD/ounce, trong ki vàng giao tháng 6/2020 tăng 0,6% lên 1.716,4 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá vàng giao ngay tăng 0,9%, nhưng giảm nhẹ sau đó khi ông Powell từ chối phương án sử dụng lãi suất âm như một công cụ kích thích kinh tế.
Về việc này, nhà phân tích Suki Cooper của ngân hàng Standard Chartered cho biết: "FED có một số lựa chọn khác, và các chính sách tiếp tục duy trì hoặc nới lỏng định lượng hơn nữa sẽ hậu thuẫn tích cực cho thị trường vàng. Chúng tôi hy vọng lãi suất trên toàn cầu sẽ vẫn thấp, thậm chí ở một số quốc gia duy trì mức âm như hiện nay, và điều đó sẽ có lợi cho vàng".
Đồng giảm vì lo sợ về làn sóng Covid-19 thứ 2
Giá đồng giảm trong phiên vừa qua do lo ngại về một đợt lây nhiễm virus SARS-CoV-2 mới ở những nước tiêu thụ kim loại hàng đầu thế giới như Trung Quốc hay Hàn Quốc.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) CMCU3 đã giảm 0,6% xuống 5.221 USD/tấn.
Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã thông báo về những ca nhiễm mới sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, và họ đã phải áp dụng một số biện pháp kiểm soát mới để hạn chế sự lây lan của virus. Trong khi đó, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, Anthony Fauci, cũng cảnh báo các nhà hoạch định chính sách về những rủi ro khi dỡ bỏ các chính sách phong tỏa/cách ly ở quốc gia này, cho rằng điều đó có thể khiến dịch bệnh bùng phát trở lại.
Quặng sắt cao nhất 9,5 tháng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng rưỡi trong phiên vừa qua do nhu cầu tăng khi các nhà máy thép thúc đẩy sản xuất khi lợi nhuận được cải thiện.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên trong phiên 13/5 có lúc tăng 2,4% lên 647 CNY (91,22 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ 1/8/2020; kết thúc phiên tăng 2,1% so với phiên liền trước.
Giá quặng sắt 62% và 65% nhập khẩu vào Trung Quốc đã tăng 5% từ đầu tháng 5 đến nay, phiên 11/5/2020 đạt lần lượt 88,8 USD và 105,5 USD/tân.
Đối với thép, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 0,3% lên 3.464 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên 3.337 CNY/tấn trong khi thép không gỉ giảm 0,6% xuống 13.505 CNY/tấn.
Lúa mì thấp nhất 2 tháng, ngô và đậu tương cũng giảm
Giá lúa mì trên sàn Chicago đã giảm xuống mức thấp nhất gần 2 tháng trong phiên giao dịch vừa qua do dự báo nguồn cung gia tăng trên toàn cầu và thị trường xuất khẩu sẽ trong tình trạng cạnh tranh mạnh mẽ. Giá ngô và đậu tương cũng có chung xu hướng đi xuống do tiến độ trồng trọt của Mỹ hứa hẹn sản lượng sẽ bội thu.
Kết thúc phiên giao dịch, lúa mì kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 12-3/4 US cent xuống 5,01-3/4 USD/bushel, trong phiên có lúc giá tiến sát ngưỡng tâm lý 5 USD, chỉ còn 5,00-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ 18/3/2020. Giá đậu tương giao cùng kỳ hạn cũng giảm 12-1/2 US cent xuống 8,39-1/2 USD/bushel, còn ngô giảm 4 US cent xuống 3,18-1/4 USD/bushel.
Bộ Nông nghiệp vừa đưa ra dự báo rằng tồn trữ lúa mì toàn cầu cuối niên vụ 2020/21 sẽ tăng lên mức cao kỷ lục 310,12 triệu tấn, từ mức 295,12 triệu vào cuối năm 2019/20, đồng thời dự báo xuất khẩu lúa mì của Mỹ trong năm 2020/21 sẽ giảm, trong khi xuất khẩu của Nga, Argentina, Australia và Canada sẽ tăng.
Về nhu cầu, Trung Quốc đang cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu ngô trong năm nay với mức thuế quan thấp, và có thể mở rộng hạn ngạch nhập khẩu lúa mì, trong bối cảnh này đang nỗ lực đẩy mạnh việc mua nông sản từ Mỹ để thực hiện các cam kết thương mại toàn cầu.
Cà phê arabica giảm phiên thứ 3 liên tiếp
Giá cà phê arabica trên sàn New York giảm phiên thứ 3 liên tiếp do triển vọng sản lượng của Brazil sẽ cao và nguy cơ nhu cầu tiếp tục yếu.
Kết thúc phiên giao dịch, arabica kỳ hạn tháng 7/2020 giảm 2,3 US cent (2,1%) xuống 1,0505 USD/lb; robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm 33 USD (2,8%) xuống 1.147 USD/tấn.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 4/2020 đã giảm 2,5% so với tháng trước đó, chỉ đạt 165.799 tấn (tương đương 2,76 triệu kg).
Cao su giảm vì lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ hai
Giá cao su tiếp tục giảm phiên thứ 2 liên tiếp do nhà đầu tư lo ngại về làn sóng lây nhiễm virus corona thứ 2 nổi lên ở nhiều nước trong quá trình nới lỏng các chính sách giãn cách xã hội.
Kết thúc phiên giao dịch, cao su kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Tokyo giảm 0,2 JPY xuống 152,1 JPY/kg; kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 1% xuống 10.210 CNY/tấn.
Campuchia dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu gạo kể từ 20/5
Bộ Tài chính Campuchia ngày 13/4 cho hay, nước này sẽ dỡ bỏ một phần lệnh cấm xuất khẩu gạo - đã áp dụng từ ngày 6/4 để đảm bảo an ninh lương thực trong nước trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu.
Campuchia chỉ xuất khẩu khoảng 500.000 tấn gạo mỗi năm, theo số liệu của Chính phủ nước này. Tuy nhiên, việc Campuchia cấm xuất khẩu gạo đúng thời điểm nhiều nước khác cũng có hành động tương tự đã gây lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung lương thực trên toàn cầu.
Gừng ở Châu Âu tăng cao do nhu cầu mạnh
Nhu cầu gừng trên thị trường Châu Âu đang ở mức cao, nhất là từ các thị trường như Đức, Hà Lan..., nơi nhu cầu tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, do người dân muốn tăng sức đề kháng bằng các sản phẩm thiên nhiên. Giá gừng hữu cơ của Trung Quốc bán ở Đức hiện là 2,5 - 2,8 EUR/kg, trong khi gừng bình thường giá 1,7 - 1,9 EUR/kg.
Trong khi đó, dự trữ gừng của Trung Quốc bắt đầu giảm vì sản lượng vụ 2019 (thu hoạch vào mùa Xuân năm 2020) thấp hơn mọi năm. Mặt khác, xuất khẩu gừng từ Peru bị gián đoạn do lệnh giới nghiêm ảnh hưởng tới việc thu hoạch và chế biến.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng nay 14/5
Thị trường ngày 24/4: Giá dầu tiếp tục leo dốc gần 20%, các hàng hóa khác cũng đồng loạt tăng cao Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục khởi sắc phiên thứ 2 liên tiếp nhờ giá dầu thô hồi phục và Hạ viện Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế trị giá gần 500 tỷ USD. Ảnh minh họa. Dầu tăng do sản lượng giảm nhanh Giá dầu thô tiếp tục hồi phục trong phiên giao dịch vừa qua...