Thị trường ngày 13/8: Giá dầu bật tăng hơn 2%, vàng đảo chiều tăng cao
Chốt phiên giao dịch ngày 12/8, giá dầu, vàng và đồng tăng trở lại, trong khi khí tự nhiên, quặng sắt, thép và cao su đồng loạt giảm.
Giá dầu thô tăng 2%
Giá dầu thô tăng hơn 2% sau khi tồn trữ dầu của Mỹ giảm, thúc đẩy kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ vượt qua đại dịch virus corona.
Chốt phiên giao dịch ngày 12/8, dầu thô Brent tăng 93 US cent tương đương 2,1% lên 45,43 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 1,06 USD tương đương 2,6% lên 42,67 USD/thùng, sau khi giảm 0,8% trong phiên trước đó.
Tồn trữ dầu thô, xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ trong tuần trước giảm, khi các nhà máy lọc dầu tăng cường sản xuất và nhu cầu được cải thiện. Nhu cầu nhiên liệu của Mỹ trong tuần trước tăng lên 19,37 triệu thùng/ngày (bpd), mức cao nhất kể từ tháng 3/2020, Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết. Tồn trữ dầu thô giảm 4,5 triệu thùng, so với dự kiến giảm 2,9 triệu thùng của các nhà phân tích. Sản lượng dầu thô giảm xuống 10,7 triệu thùng/ngày từ mức 11 triệu thùng/ngày trong tuần. Việc EIA điều chỉnh giảm dự báo sản lượng dầu quan trọng của Mỹ trong năm nay cũng hỗ trợ giá. Sản lượng dầu thô của Mỹ dự báo sẽ giảm 990.000 bpd trong năm nay xuống 11,26 triệu bpd, cao hơn mức giảm 600.000 bpd dự báo tháng trước đó.
Giá khí tự nhiên giảm
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm do dự báo nhu cầu giảm chậm hơn, khi thời tiết nóng nhất của mùa hè đã qua.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn New York giảm 1,9 US cent tương đương 0,9% xuống 2,152 USD/mmBTU, thấp nhất kể từ đầu tháng 8/2020 và giảm khoảng 4% so với mức cao nhất của tuần trước đó kể từ tháng 12/2019.
Refinitiv dự báo nhu cầu của Mỹ bao gồm xuất khẩu sẽ giảm từ mức trung bình 89,3 tỉ feet khối (bcfd) trong tuần này xuống 88,8 bcfd trong tuần tới do thời tiết mát hơn.
Giá vàng tăng trở lại
Giá vàng tăng trở lại sau khi giảm xuống dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce trong đầu phiên giao dịch và sau 1 ngày giảm mạnh nhất trong 7 năm, do số liệu kinh tế ảm đạm làm gia tăng mối lo ngại về sự suy thoái bởi đại dịch virus corona.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 1,4% lên 1.937,42 USD/ounce, sau khi giảm mạnh 2,5% trong đầu phiên giao dịch. Vàng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn New York tăng 0,1% lên 1.949 USD/ounce.
Trong phiên trước đó, giá vàng giảm 6,2% – ngày giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2013. Giá bạc giảm 15%, ngày giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2008.
Mối lo ngại về nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch, khi nền kinh tế Anh giảm mức kỷ lục 20,4% trong quý 2/2020, đã khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn cùng với đồng USD suy yếu giảm 0,3%.
Giá đồng tăng
Giá đồng tăng do thị trường chứng khoán tăng, giá dầu tăng và đồng USD suy yếu, song số liệu nhà máy tại châu Âu suy giảm làm dấy lên mối lo ngại nhu cầu sẽ vẫn yếu và thị trường dư cung.
Giá đồng trên sàn London tăng 0,8% lên 6.436,5 USD/tấn.
Giá đồng đạt mức cao nhất 2 năm (6.633 USD/tấn) trong ngày 13/7/2020, do tiêu thụ của Trung Quốc – thị trường lớn nhất – tăng sau các hạn chế virus corona được nới lỏng và các thương nhân lo ngại dịch bệnh sẽ làm gián đoạn hoạt động khai thác.
Sản lượng công nghiệp khu vực Euro zone trong tháng 6/2020 tăng song vẫn thấp hơn so với dự kiến. Nền kinh tế Anh giảm mức kỷ lục 20,4% trong quý 2/2020.
Giá quặng sắt và thép đều giảm
Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm, do tình trạng tắc nghẽn tại các cảng của nước này dự kiến sẽ được nới lỏng vào cuối tháng này.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên giảm 3,9% xuống 808 CNY (116,27 USD)/tấn, trong phiên có lúc giảm 0,9% xuống 833 CNY/tấn.
Video đang HOT
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây giảm 0,6% xuống 3.805 CNY/tấn và giá thép cuộn cán nóng giảm 0,2% xuống 3.900 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 10/2020 giảm 0,5% xuống 14.060 CNY/tấn.
Giá cao su giảm phiên thứ 2 liên tiếp
Giá cao su tại Osaka giảm phiên thứ 2 liên tiếp, do lo ngại về căng thẳng giữa nước mua hàng đầu thế giới – Trung Quốc – và Mỹ gia tăng gây áp lực thị trường, kéo giá cao su tại Thượng Hải giảm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn OSE giảm 3,4 JPY tương đương 1,9% xuống 171 JPY (1,6 USD)/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Thượng Hải giảm 85 CNY xuống 12.315 CNY (1.773 USD)/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn SICOM giảm 0,8% xuống 128,5 US cent/kg.
Giá đường tăng
Giá đường tăng do nhu cầu rủi ro tại các thị trường tài chính lớn được cải thiện, làm lu mờ triển vọng sản lượng tại nước sản xuất hàng đầu – Brazil – tăng.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE tăng 0,1 US cent tương đương 0,8% lên 12,84 US cent/lb, hướng theo mức cao nhất 5 tháng (13 US cent/lb) trong ngày 7/8/2020.
Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 3,3 USD tương đương 0,9% lên 375,2 USD/tấn.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê tăng do lo ngại thời tiết khô tại Brazil có thể ảnh hưởng đến triển vọng cây trồng trong niên vụ tới.
Giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn ICE tăng 0,65 US cent tương đương 0,6% lên 1,1425 USD/lb, sau 4 phiên giảm liên tiếp từ mức cao nhất 4,5 tháng (1,3 USD/lb) trong tuần trước đó.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London tăng 5 USD tương đương 0,4% lên 1.342 USD/tấn.
Việt Nam – nước sản xuất cà phê robusta hàng đầu thế giới – xuất khẩu 1,83 triệu bao (60 kg) trong tháng 7/2020, giảm 13,8% so với tháng 6/2020. Trong 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá đậu tương và ngô tăng, lúa mì giảm
Giá ngô và đậu tương tại Mỹ tăng do hoạt động đẩy mạnh mua vào.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 3-3/4 US cent lên 3,27-1/4 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 9-1/2 US cent lên 8,83 USD/bushel, trong khi giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 giảm 4-3/4 US cent xuống 4,91-1/3 USD/bushel.
Giá dầu cọ giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Giá dầu cọ tại Malaysia giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống mức thấp nhất 2 tuần, do sản lượng trong tháng 8/2020 tăng cao và theo xu hướng giá dầu thực vật khác suy yếu.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Bursa Malaysia giảm 10 ringgit tương đương 0,38% xuống 2.633 ringgit (627,2 USD)/tấn, thấp nhất kể từ ngày 29/7/2020.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 13/8
Thị trường ngày 06/05: Giá dầu tăng hơn 20%, vàng duy trì trên 1.700 USD/ounce
Tâm lý các thị trường lạc quan khi một số quốc gia Châu Á, Châu Âu và một số bang của Mỹ nới lỏng việc phong tỏa, kết thúc phiên 5/5 dầu tăng mạnh, các kim loại công nghiệp đồng loạt tăng, giá vàng duy trì ở mức cao.
Ảnh minh họa,
Dầu tăng mạnh
Giá dầu tăng trong phiên đêm qua do hy vọng sự phục hồi trong nhu cầu nhiên liệu khi một số quốc gia Châu Âu và Châu Á cùng với một số bang của Mỹ bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa.
Dầu Brent đã tăng 6 phiên liên tiếp, trong khi dầu WTI tăng 5 phiên liên tiếp. Nhu cầu nhiên liệu toàn cầu giảm khoảng 30% trong tháng 4 nhưng đang tăng khiêm tốn do những nỗ lực dỡ bỏ hạn chế đi lại.
Chốt phiên 5/5 giá dầu thô WTI kỳ hạn tháng 6 tăng 20,5% hay 4,17 USD lên 24,56 USD/thùng. Dầu thô Brent kỳ hạn tháng 7 tăng 13,9% hay 3,77 USD lên 30,97 USD/thùng.
Giá dầu tiếp tục tăng sau phiên giao dịch bất chấp số liệu cho thấy tồn kho dầu thô hàng tuần của Mỹ tăng nhiều hơn dự kiến. Viện Dầu khí Mỹ cho biết tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng 8,4 triệu thùng trong tuần trước trong khi giới phân tích dự kiến tăng 7,8 triệu thùng.
Italy, Tây Ban Nha, Nigeria và Ấn Độ cùng với Ohio và các bang khác của Mỹ bắt đầu cho phép một số công nhân trở lại làm việc và mở cửa công trình xây dựng, công viên và thư viện.
Ngân hàng UBS của Thụy Sĩ cho biết việc nới lỏng các hạn chế sẽ giúp cân bằng nguồn cung và nhu cầu của thị trường dầu mỏ trong quý 3 và thậm chí dự đoán thiếu hụt nguồn cung vào quý 4, dự báo phục hồi vào cuối năm 2020 với dầu Brent đạt 43 USD/thùng và 55 USD/thùng vào giữa năm 2021.
Phản ánh hy vọng rằng ngành dầu mỏ có thể đã vượt qua tình trạng tồi tệ nhất của việc phong tỏa, các quỹ phòng hộ và nhà đầu tư là những người mua sản phẩm phái sinh dầu khí tuần thứ 5 liên tiếp trong tuần kết thúc vào ngày 28/4.
Morgan Stanley cho biết mức cao điểm dư cung trong thị trường toàn cầu có thể đã đạt được và tình trạng khủng hoảng lưu trữ đang giảm dần.
Xuất khẩu dầu thô của Saudi Arabia trong tháng 5 dự kiến giảm xuống khoảng 6 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất trong gần một thập kỷ.
Tuy nhiên, nhu cầu dầu toàn cầu và giá đã chịu tổn thất lịch sử trong tháng 4 và sự phục hồi có thể chậm do giao thông hàng không sẽ không sớm hồi phục.
Khí tự nhiên của Mỹ tăng lên cao nhất 16 tuần
Giá khí tự nhiên đã tăng mạnh lên mức cao nhất 16 tuần sau khi một đường ống dẫn khí lớn phải đóng cửa, các dự báo thời tiết lạnh hơn trong tuần tới và do sản lượng giảm khi các nhà khoan đá phiến đóng cửa các giếng dầu bởi giá dầu thấp.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 6 tại sàn giao dịch New York tăng 14,1 US cent hay 7,1% đóng cửa tại 2,134 USD/mmBtu, đóng cửa cao nhất kể từ ngày 14/1.
Vàng duy trì trên 1.700 USD/ounce, pallađi giảm
Giá vàng ổn định trên 1.700 USD/ounce trong phiên qua do các gói kích thích kinh tế khổng lồ toàn cầu đã bù cho nhu cầu tài sản rủi ro của nhà đầu tư cải thiện khi nhiều nền kinh tế lớn nới lỏng phong tỏa.
Vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.705,57 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 6 của Mỹ giảm 0,2% xuống 1.710,6 USD/ounce.
Việc dần mở cửa lại các nền kinh tế là động lực lớn nhất hiện nay hỗ trợ tâm lý. Các nhà đầu tư dường như quá lạc quan tại thời điểm này, đánh giá thấp quá trình này sẽ diễn ra dần dần như thế nào.
Vàng có xu hướng hưởng lợi từ các biện pháp kích thích của ngân hàng trung ương vì nó được xem như rào cản chống lại làm phát và mất giá của tiền tệ. Các nhà đầu tư cũng theo dõi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang gia tăng.
Lượng vàng nắm giữ của quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust tăng 0,4% lên 1.071,71 tấn trong ngày 4/5.
Pallađi giảm 3% xuống 1.792,08 USD/ounce, trong phiên có lúc pallađi giảm khoảng 5% xuống 1.747,31 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ ngày 24/3.
Giá các kim loại công nghiệp tăng
Giá kim loại công nghiệp khác tăng do một số quốc gia nới lỏng các biện pháp phong tỏa và giá dầu tăng.
Giá nhôm trên sàn giao dịch kim loại London (LME) đã tăng 0,3% lên 1.488 USD/tấn, kết thúc chuỗi 3 ngày giảm liên tiếp nhưng vẫn gần mức thấp nhất 4 năm tại 1.455 USD đã chạm tới vào ngày 8/4.
Kim loại này sử dụng trong đóng gói và vận chuyển đã giảm khoảng 20% kể từ giữa tháng 1 do đại dịch Covid-19 đã đóng cửa công nghiệp toàn cầu.
Nhưng sản lượng toàn cầu đã tăng và các nhà phân tích cho biết họ dự kiến dư thừa 1,5 triệu tấn trong năm nay, thị trường tiêu thụ khoảng 60 triệu tấn một năm. Các nhà đầu cơ dự kiến giá giảm.
Tồn kho LME tăng lên 1,36 triệu tấn từ dưới 1 triệu tấn trong giữa tháng 3, trong khi lưu kho tại sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm khoảng 120.000 tấn từ giữa tháng 3 xuống 410.543 tấn.
Đồng LME tăng 1% lên 5.174 USD/tấn, kẽm tăng 1,1% lên 1.921 USD/tấn, nickel tăng 1,7% lên 12.010 USD/tấn.
Đường phục hồi
Đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,38 US cent hay 3,7% lên 10,78 US cent/lb.
Giá dầu tăng do hy vọng sự phục hồi trong nhu cầu nhiên liệu khi một số quốc gia Châu Âu và Châu Á cùng với một số bang của Mỹ bắt đầu nới lỏng phong tỏa.
Brazil dự kiến sản xuất 35,3 triệu tấn đường trong niên vụ 2020/21, nhiều hơn 18,5% so với niên vụ trước do các nhà máy phân bổ thêm mía để sản xuất đường thay vì ethanol.
Một đại lý cho biết vẫn phải xem liệu việc nới lỏng hạn chế và cắt giảm sản lượng dầu thô sẽ có tác động nhiều tới sản xuất ethanol của Brazil hay không, mặc dù vậy ít nhất giá đường nên củng cố khoảng 10,5 US cent/lb.
Đồng real của Brazil cũng tăng làm giảm giá trị xuất khẩu đường và cà phê dưới dạng đồng nội tệ và không khuyến khích việc bán ra.
Đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 15,6 USD hay 4,6% lên 357,7 USD/tấn.
Cà phê tăng
Cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 3,45 US cent hay 3,2% lên 1,1065 USD/lb, tuần trước giá đã xuống mức thấp nhất trong 1,5 tháng.
Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) dự kiến thị trường cà phê toàn cầu chuyển thành dư thừa 1,95 triệu bao (60kg/bao) trong niên vụ 2019/20 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trước đó đã dự báo thiếu hụt 474.000 tấn. Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 3,7% trong tháng 3 so với một năm trước xuống 11,06 triệu bao.
Xuất khẩu cà phê của Costa Rica tăng 11,2% trong tháng 4 so với cùng tháng năm trước.
Cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 3 USD hay 0,3% lên 1.200 USD/tấn.
Giá táo tại Cam Túc, Trung Quốc tăng
Hiện nay vụ táo trên thị trường đang gần kết thúc trong khi vụ mới đang ra hoa. Thị trường chủ yếu loại táo huaniu, giá thị trường khoảng 3 CNY/0,5 kg, cao hơn một chút so với cùng kỳ năm trước. Giá tăng chủ yếu do dự trữ và khối lượng được phân bổ trên thị trường ở mức thấp. Khối lượng trên thị trường giảm tiếp, giá có thể vẫn tăng nhẹ trong những tuần tới.
Ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, khiến tổng khối lượng vận chuyển trong 2 tháng 2 và 3 giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Từ đầu tháng 3, thị trường trong nước Trung Quốc đã dần khôi phục trở lại và nhu cầu thị trường tăng lên. Những tuần gần đây thị trường trái cây đã tốt và giá tăng lên.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 06/05
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% trong phiên 10/8 Giá dầu thế giới tăng trong phiên 10/8. Kết quả này có được nhờ sự lạc quan của Saudi Arabia về nhu cầu của châu Á và cam kết của Iraq về tăng cường cắt giảm nguồn cung, cho dù sự chưa chắc chắn về một thỏa thuận nhằm thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế Mỹ đã hạn chế đà tăng...