Thị trường máy ảnh chuyển mình trước ‘cơn bão’ smartphone
Máy ảnh du lịch dồn lực vào phân khúc cao cấp, dòng mirrorless lên ngôi trong khi full-frame không còn là giấc mơ xa vời với người yêu nhiếp ảnh.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ trong khoảng 5 năm trở lại đây, điện thoại thông minh đã khiến cho nhiều ngành điện tử khác bị ảnh hưởng, trong đó đáng kể nhất chính máy ảnh. Chất lượng chụp hình của nhiều smartphone ngày nay không thua kém đáng kể so với máy ảnh trong khi xét về mức độ tiện dụng, khả năng chỉnh sửa, giao tiếp mạng xã hội lại vượt trội hơn hẳn. Không thể cạnh tranh trực tiếp, các nhà sản xuất máy ảnh đang dần tìm cách thỏa hiệp với smartphone và nhắm vào các phân khúc không có sự đối đầu trực tiếp.
Máy compact biến mất ở phân khúc giá rẻ, dồn lực vào cao cấp
Kiểu dáng nhỏ gọn, giá rẻ không còn là thế mạnh của máy ảnh.
Những mẫu máy ảnh compact giá thấp khoảng trên dưới 5 triệu đồng gần như biến mất khỏi các cửa hàng máy ảnh. Hai năm trở lại đây nhiều hãng lớn như Canon, Nikon, Panasonic hay Fujifilm gần như không đưa ra thị trường sản phẩm nào ở tầm giá này. Đây cũng là phân khúc mà sức cạnh tranh của máy ảnh với smartphone gần như chỉ là con số 0.
Số lượng model mới ra mắt giảm đáng kể nhưng thay vào đó, chất lượng lại được đề cao hàng đầu. “Ít mà chất” là khẩu hiệu được nhiều nhà sản xuất coi làm tôn chỉ, như Sony với RX100, RX1, Fujifilm với dòng X100, X20, X30… Ở tầm giá khoảng trên dưới 20 triệu đồng, máy ảnh với kiểu dáng nhỏ gọn nhưng sở hữu chất lượng vượt trội so với smartphone. Số lượng người mua ở phân khúc này dù không nhiều, nhưng ít nhất, khách hàng còn tìm được lý do để móc hầu bao.
Các tính năng thỏa hiệp với smartphone
Xu hướng này đã bắt đầu từ khoảng hơn 2 năm trước nhưng gần đây đã trở thành những tính năng bắt buộc phải có trên máy ảnh. Có thể kể đến là Wi-Fi, NFC kết nối với smartphone nhằm dễ dàng tải ảnh lên các trang mạng xã hội hoặc lưu trữ online. Một số dòng máy đã tích hợp thẳng phần mềm và tải lên các trang chia sẻ với Wi-Fi mà không cần thông qua smartphone. Thậm chí, Samsung từng thử nghiệm cả các máy có khe cắm SIM để mang tính di động không kém điện thoại.
Máy ảnh không gương lật mirrorless lên ngôi
Máy ảnh mirrorless tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Đề cao tính di động nhưng chất lượng ảnh phải vượt trội so với smartphone và phải thay được ống kính, xu hướng mua hàng mới của người tiêu dùng đã khiến mirrorless ngày càng phổ biến. Hơn nữa, dòng máy này cũng đã rẻ đi khá nhiều so với thời kỳ mới ra mắt. Ở mức giá khoảng 10 triệu đồng, người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn những bộ kit chất lượng như Sony A5000, A5100 hay Fujifilm X-A1, XA-2.
Video đang HOT
Máy ảnh DSLR thêm các model rẻ
Trong khi máy compact giá rẻ đi vào ngõ cụt, DSLR lại tìm đường đi xuống phân khúc này. So với mirrorless, DSLR thường có tốc độ bắt nét tốt hơn, kho ống kính phong phú và kiểu dáng chuyên nghiệp hơn. Với mức chi phí 10 triệu đồng, người dùng có nhiều lựa chọn như Pentax K-50, Canon 600D, Nikon D3300, Canon D1200…
Phong cách thiết kế cổ điển lên ngôi
X100 với thiết kế cổ điển là dấu mốc đưa Fujifilm trở lại ấn tượng với thị trường máy ảnh.
Trong nỗ lực làm mới mình, các nhà sản xuất đã chọn cách đưa thiết kế cổ điển lên các mẫu máy ảnh mới để thu hút khách hàng. Theo sau Leica, Fujifilm có thể coi là hãng thành công nhất với xu hướng này với dòng X100, XT1. Nikon không kém cạnh cũng có Nikon Df hay Olympus OM-D.
Máy full-frame nhiều lựa chọn giá rẻ
Full-frame không còn là giấc mơ xa vời.
Sở hữu máy ảnh cảm biến full-frame luôn là niềm ao ước với bất kỳ người đam mê nhiếp ảnh nào. So với khoảng 3 năm trước, giá máy hiện giờ đã rẻ đi khá nhiều và ở mức khoảng 30 triệu đồng cho các model mới như Canon 6D, Nikon D610 hay khoảng hơn 21 triệu đồng như Sony A7.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Những thiết bị khiến giới công nghệ mê mẩn 10 năm trước
iPod Classic, PDA hay những chiếc máy ảnh kỹ thuật số đều là sản phẩm trong mơ của dân công nghệ cách đây 10 năm.
Một chiếc xe hơi có niên hạn sử dụng đến 20 năm. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp di động, mọi thứ thay đổi theo tháng. 10 năm trước, người ta sử dụng PDA, điện thoại cục gạch thay vì smartphone. Những người cầm iPod trên tay được cho là dân sành điệu.
iPod Classic
Năm 2005, iPod Classic chỉ có duy nhất bản màu trắng. Chiếc máy nghe nhạc MP3 cho phép chuyển nhạc hay chép ảnh qua iTunes. Cuối năm 2005, Apple công bố bản cập nhật, cho phép người dùng xem video trên màn hình 2,5 inch.
Điện thoại Samsung
Samsung Galaxy S6 sở hữu camera 16 megapixel. 10 năm trước, chiếc MM-A800 của hãng là smartphone đầu tiên tại Mỹ cung cấp camera 2 megapixel.
Máy ảnh số
Với sự phát triển của smartphone, máy ảnh kỹ thuật số phổ thông gần như không còn đất sống. 10 năm trước, những sản phẩm như Canon Powershot A520 được xem là thiết bị chụp hình, nhỏ gọn đáng sở hữu nhất.
Game Boy, Xbox
Năm 2005, Nintendo giới thiệu Game Boy Micro - thiết bị chơi game cầm thay nhỏ gọn nhất thế giới. Đây là phiên bản cuối cùng của thương hiệu Game Boy (ra mắt 1989). Hiện tại, nó vẫn là món hàng hot cho các nhà sưu tầm. Trong khi đó, Xbox 360 ra mắt 11/2005. Những game như "Mortal Kombat X" hiện vẫn phát hành cho Xbox.
PDA
Trước smartphone, PDA (personal digital asistants) như Palm Z22 là món đồ mơ ước của tất cả mọi người. Nó cho phép quản lý danh bạ, ghi chú và xem hình ảnh trông hoành tráng hơn nhiều so với máy nghe nhạc MP3 nhưng tính năng không cao cấp hơn bao nhiêu.
Máy DVD mini
Ngày nay, người dùng có thể stream những bộ phim dài bất tận, độ nét cao trên smartphone. Năm 2005, bạn phải mua một chiếc máy DVD "mini" với kích thước ngang ngửa laptop, thuê (hoặc mua) đĩa DVD và cầu mong cho nó không nhanh xước. Một chiếc Toshiba Portaro có giá khoảng 500 USD.
TV độ nét cao
Năm 2005, HD TV là chuẩn cao nhất. Chiếc JVC EXE màn hình lớn nói trên chỉ có mặt ở Nhật Bản, giá bán xấp xỉ 7.000 USD.
Đức Nam
Ảnh: AP, Flickr, Getty Images
Theo Zing
Sony kiếm được 20 USD trên mỗi chiếc iPhone 6 Hãng điện tử Nhật Bản chiếm tới 40% lượng cảm biến máy ảnh bán ra trên toàn cầu, vượt qua cả Samsung và Omni Vision. Sony là hãng sản xuất và bán cảm biến ảnh lớn nhất thế giới. Không phải là hãng máy ảnh lớn nhất thế giới và cũng đang gặp muôn vàn khó khăn trong mảng điện thoại thông minh...