Thị trường lao động phục hồi tích cực, mở ra nhiều cơ hội việc làm
Theo ghi nhận của các Trung tâm giới thiệu việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các công ty tư vấn nguồn nhân lực quốc tế tại Việt Nam, thị trường lao động trong quý I/2021 có dấu hiệu phục hồi tích cực, đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nhất là những nguồn lao động chất lượng cao.
Người lao động tìm kiếm việc tại sàn giao dịch của Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên Thành phố. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Thị trường lao động khởi sắc
Từ đầu năm 2021 đến nay, thị trường lao động đang dần hồi phục. Cụ thể, dữ liệu từ Adecco Việt Nam (Adecco là tập đoàn hàng đầu thế giới về cung cấp giải pháp nhân sự) cho thấy số lượng việc làm trong tháng 3 tăng 40% so với tháng 1; lượng hồ sơ ứng tuyển tăng 26%. Một số lĩnh vực chứng kiến sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng trong quý I/2021, bao gồm: Kỹ thuật sản xuất và chế tạo; năng lượng, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, điện tử, thiết kế bán dẫn; xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp.
“Trong thời gian tới, sự kết hợp giữa làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng và tác động tích cực từ những hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại nhiều triển vọng cho nền kinh tế Việt Nam, khiến cơ hội việc làm và nhu cầu tuyển dụng tăng lên đáng kể”, bà Nguyễn Thị Thu Phương, Giám đốc Tuyển dụng Adecco Hà Nội chia sẻ.
Tương tự, theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh (Falmi), thị trường lao động 3 tháng đầu năm sôi động hơn so với cùng kỳ năm 2020. Nhu cầu nhân lực thành phố trong quý I/2021 hơn 44.000 chỗ làm việc và gần 19.500 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm, đã đẩy tổng cầu nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực, ngành nghề tăng 13,14% so với cùng kỳ.
Phân theo ngành nghề kinh tế, Falmi cho biết nhu cầu nhân lực tập trung chủ yếu ở khu vực dịch vụ chiếm 70,38%; khu vực công nghiệp chiếm 29,51%; khu vực nông nghiệp chiếm 0,11%. Trong đó, nhiều lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao như công nghiệp chế biến chế tạo. Lĩnh vực bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm trên 25% tổng nhu cầu nhân lực (tăng 4,64%).
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 9 ngành kinh tế dịch vụ của thành phố, nhu cầu nhân lực 3 tháng đầu năm chiếm 80,34% tổng nhu cầu nhân lực, tăng 5,59% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thu Hà, Giám đốc Văn phòng Adecco Hà Nội giải thích có ba lý do chính góp phần vào bối cảnh này. Đầu tiên là nỗ lực thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch COVID-19. Thứ hai, các doanh nghiệp đang từng bước đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với mong muốn nhanh chóng phục hồi trở lại sau một thời gian kinh tế trì trệ do dịch bệnh. Thứ ba, về mặt tâm lý, chúng ta hiện đã thành thạo hơn trong việc chăm sóc sức khỏe và đối phó với các lo âu do dịch bệnh.
Nỗ lực từ hai phía
Thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi, không chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà nhiều địa phương trong cả nước, đã mở ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tuyển dụng, để tìm được việc làm phù hợp, thích ứng với nhu cầu nhân lực mới trong bối cảnh dịch COVID-19, cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động cần nỗ lực, nhằm tạo ra thị trường việc làm bền vững.
Qua khảo sát và phân tích, Falmi dự kiến trong quý II/2021, thành phố cần khoảng 68.600 – 73.500 việc làm, nhu cầu tuyển dụng tập trung chủ yếu ở các ngành công nghệ thông tin; kỹ thuật điện – điện lạnh – điện công nghiệp – điện tử; cơ khí – tự động hóa; y dược; kế toán – kiểm toán; tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm; kinh doanh tài sản – bất động sản; dịch vụ du lịch – lưu trú và ăn uống…
Đại diện Falmi cho rằng, dù dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nhưng từ đầu năm 2021 đến nay, kinh tế thành phố vẫn có nhiều điểm sáng, nhất là khi các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đều có mức tăng trưởng khả quan hơn so cùng kỳ. Thành phố đang từng bước phục hồi hoạt động kinh tế, nhiều doanh nghiệp đã có những giải pháp sáng tạo, nỗ lực vượt khó, phát triển sản xuất, kinh doanh nên có kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Qua đó, thị trường lao động có phần sôi động hơn trong những tháng đầu năm và là tín hiệu khả quan cho những tháng tiếp theo của năm 2021.
Theo các chuyên gia tuyển dụng, bên cạnh kinh nghiệm chuyên môn, ngày càng nhiều nhà tuyển dụng coi trọng kỹ năng mềm khi tuyển dụng. Đầu tiên phải kể đến là kỹ năng am hiểu công nghệ. Kỹ năng này hiện đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hình thức làm việc từ xa, nền kinh tế kỹ thuật số và văn phòng ảo sẽ phổ biến hơn trong môi trường làm việc hiện đại. Theo sau là khả năng thích nghi và khả năng phục hồi. Cả hai đều được coi là những yếu tố cần thiết để đảm bảo tính bền vững của doanh nghiệp trong điều kiện dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp. Học hỏi liên tục, hay học hỏi suốt đời, là một yếu tố không kém phần quan trọng vì những lợi ích đối với doanh nghiệp, chẳng hạn như dễ dàng hơn trong việc thích ứng với những thay đổi bất ngờ, khơi dậy những ý tưởng mới và đạt được lợi thế cạnh tranh.
Khảo sát 3 tháng đầu năm 2021 của Falmi cho thấy, xu hướng tuyển dụng gia tăng ở lao động có trình độ chuyên môn, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85,7%; trong đó, trình độ sơ cấp chiếm 24,51%, trung cấp chiếm 22,08%, cao đẳng chiếm 18,45%, đại học trở lên chiếm hơn 20%. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp đang đặt hàng tuyển dụng các công việc có trình độ cao như chuyên gia phân tích, chuyển đổi số, an ninh mạng, kỹ sư phần mềm, công nghệ thông tin, điện tử.
Nhận định về triển vọng của thị trường lao động năm 2021, ông Andree Mangels, Tổng Giám đốc Adecco Việt Nam tin rằng sự phục hồi của nền kinh tế và xu hướng số hóa toàn cầu sẽ mở ra cơ hội cho những lao động có tay nghề cao. Để duy trì được việc làm trong thị trường luôn thay đổi hiện nay, người lao động nên chủ động bắt kịp những xu hướng mới nhất. Sau đó, hãy vạch ra cho mình kế hoạch phát triển với các mục tiêu thực tế, để rèn luyện kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm.
Chia sẻ về phía người sử dụng lao động, ông Andree Mangels, Tổng Giám đốc Adecco Việt Nam, cho biết: “Xuất phát từ sự cần thiết của những kỹ năng mới, việc đào tạo lại và đào tạo nâng cao là động thái không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh doanh lâu dài mà còn giúp giữ chân nhân tài, tăng cường sự gắn bó của nhân viên”.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Phương, đảm bảo một môi trường làm việc an toàn cũng là một yếu tố quan trọng hậu COVID-19. Một cuộc khảo sát gần đây từ Tập đoàn Adecco về sự thay đổi trong kỳ vọng tại nơi làm việc sau đại dịch cho thấy, 82% người tham gia đánh giá cao các quy định nghiêm ngặt về làm sạch và vệ sinh tại nơi làm việc. Những kỳ vọng đáng chú ý khác của người lao động là tính linh hoạt trong công việc (80%), trang thiết bị đầy đủ để làm việc từ xa (79%), đầu tư vào công nghệ (77%), chính sách hỗ trợ tài chính (77%) và cập nhật thường xuyên về kế hoạch và hiệu quả kinh doanh (75%).
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và nuôi dưỡng nguồn ứng viên tiềm năng đối với mỗi doanh nghiệp, các chuyên gia của Adecco Việt Nam cho rằng, nguồn ứng viên phong phú có thể được xem là một yếu tố trọng yếu trong quy trình tuyển dụng, vì những lợi ích nổi bật mà nó mang lại như: Rút ngắn thời gian tuyển, tạo điều kiện để đánh giá sự phù hợp văn hóa ngay từ đầu và tăng khả năng tuyển được lao động phù hợp.
Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô
Hội nghị Gắn kết giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Thủ đô với thị trường lao động năm 2021 có quy mô lớn, các hoạt động được tổ chức hoàn toàn liên quan đến nhau và có tính lan tỏa để tạo cho học sinh, sinh viên (HS, SV) năm cuối, người lao động (NLĐ) có việc làm, thu nhập cũng như tăng sức cạnh tranh cho TP.
Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn thông tin về các hoạt động sẽ diễn ra tại Hội nghị Gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động. Ảnh: Trần Oanh
Ba điểm nhấn quan trọng
Ngày 24/4, Sở LĐTB&XH Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị Gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động năm 2021. Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết: "Các hoạt động gắn kết giữa cơ sở GDNN với DN, thị trường lao động là rất quan trọng. Chất lượng của nhà trường chỉ được khẳng định khi DN tiếp nhận lao động qua đào tạo, có kỹ năng vào làm việc. Khi NLĐ có việc làm ổn định, thu nhập bảo đảm cuộc sống đó là niềm tự hào của chúng tôi. Vì thế, chúng tôi thường xuyên cộng tác với các DN để hướng tới đối tượng vô cùng trung tâm chính là người học".
Bởi vậy, một hoạt động vô cùng quan trọng sẽ được tổ chức tại Hội nghị Gắn kết GDNN với thị trường lao động năm 2021 là Lễ ký kết đặt hàng đào tạo, hợp tác giữa các cơ sở GDNN với DN. "Gần 30 DN tiêu biểu đang liên kết, hợp tác với các cơ sở GDNN sẽ ký kết đặt hàng đào tạo các cơ sở GDNN; phối hợp đào tạo và tiếp nhận HS, SV thực tập, làm việc trong quá trình học tại cơ sở GDNN; phối hợp biên soạn chương trình, giáo trình đào tạo nghề. Bên cạnh đó, các DN còn tài trợ học bổng để khuyến khích HS tham gia học nghề" - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở LĐTB&XH Hà Nội Lê Minh Thảo cho hay.
Cùng với hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề cho HS tốt nghiệp THCS, THPT, tại hội nghị sẽ diễn ra phiên giao dịch việc làm dành cho HS, SV năm cuối các cơ sở GDNN và NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 dẫn đến mất việc tạm thời hoặc muốn chuyển đổi công việc có thu nhập cao hơn.
Lan tỏa thông điệp lớn
Sở LĐTB&XH Hà Nội dự kiến có khoảng 6.000 HS, SV và NLĐ tham gia vào các hoạt động diễn ra tại Hội nghị Gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động năm 2021. Tại sự kiện này, có trên 40 cơ sở GDNN trực tiếp tham gia tư vấn tuyển sinh, trình diễn kỹ năng nghề, trưng bày giới thiệu mô hình khởi nghiệp, sản phẩm thực hành và mô hình thiết bị đào tạo tự làm. Hàng trăm cơ sở hoạt động GDNN tổ chức cho HS, SV, giáo viên tham quan và tham gia phiên giao dịch việc làm. Ghi nhận của phóng viên, các cơ sở GDNN đều rất phấn khởi khi được tham gia hội nghị - với những hoạt động có ý nghĩa rất lớn trong việc gắn kết giữa nhà trường - nhà tuyển dụng - NLĐ - người học nghề. Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội Khuất Huy Bằng chia sẻ: Nhà trường tham gia ở tất cả các nội dung như giới thiệu tuyển sinh, trình diễn kỹ năng, ký kết với các DN. Dự kiến, nhiều HS năm cuối tham dự nhằm tìm kiếm DN phù hợp để đi làm ngay khi tốt nghiệp.
Trong khi đó, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội Trần Việt Hùng cho hay: Nhà trường sẽ phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và sản xuất hóa chất sơn MT tổ chức trình diễn kỹ năng nghề Công nghệ sơn ô tô. Đây chính là ngành nghề mà các DN đang rất thiếu nguồn cung lao động. Nhà trường cũng mang tới sản phẩm "Thiết bị giám sát, đánh giá thực tập hàn nguội trong hàn hồ quang tay" đã đạt các giải tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm TP Hà Nội và Quốc gia. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ của nhà trường và DN sẽ tư vấn tuyển sinh, tuyển dụng, giải quyết việc làm. 60 HS của trường đến với hội nghị hy vọng được tham dự các chương trình tư vấn, có thêm những kiến thức, hành trang tốt nhất để gia nhập thị trường lao động.
Nhiều nhà trường, DN hy vọng, qua hội nghị, các bên sẽ tiếp tục phối hợp tốt hơn, đem lại niềm tin trong Nhân dân. Về phía người dân sẽ yên tâm hơn để cho con em tham gia học nghề, sớm có việc làm với mức thu nhập ổn định. Các DN mong muốn sẽ tuyển dụng được những lao động có tay nghề, kỹ năng. Đặc biệt, sau sự kiện này, các cơ sở GDNN trên địa bàn TP có số HS đăng ký nhập học tăng lên rất nhiều.
Những hy vọng đó cũng chính là kỳ vọng của Sở LĐTB&XH Hà Nội về hội nghị có tính lan tỏa sâu rộng và cuối cùng HS, SV ra trường có việc làm, góp phần tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh cho TP và phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2021 đạt 71,5%; lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 50,5%.
Gói hỗ trợ lần 2: Doanh nghiệp mong gỡ "nút thắt" ở điều kiện thụ hưởng Theo các doanh nghiệp, ở gói hỗ trợ kinh tế lần 2 những điều kiện thụ hưởng cần sát thực tế hơn và có thể kéo dài thời hạn ít nhất đến hết năm 2021... Ảnh minh họa. Trong khi các gói hỗ trợ lần thứ nhất chưa phát huy hết tác dụng, các doanh nghiệp cho rằng, ở gói hỗ trợ lần...