Thị trường lao động khu vực phía Nam ảnh hưởng nặng nề trước dịch COVID-19
Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát kéo dài đã gây nhiều tác động tiêu cực đến đời sống – xã hội tại các địa phương phía Nam.
Sự cân bằng cung – cầu của thị trường lao động, việc làm ở các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, với việc nỗ lực kiểm soát dịch bệnh tại từng địa phương, kỳ vọng thị trường lao động sẽ từng bước phục hồi và sớm khởi sắc trở lại, dù vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, người lao động mất việc
Theo Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại các tỉnh phía Nam, đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và người lao động tự do tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Tính đến cuối tháng 8/2021, tại các tỉnh, thành phía Nam đã có gần 2,5 triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc của cả nước.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh đạt kỷ lục trong giai đoạn 2016 – 2020 với hơn 23.000 doanh nghiệp, hơn 625.000 người lao động ở các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các khu chế xuất, khu công nghiệp ở thành phố bị mất việc, ngừng việc.
Bình Dương là địa phương cùng nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh có 50.000 doanh nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động đến từ hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Theo kết quả khảo sát từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, cho đến đầu quý II/2021, thị trường lao động tại tỉnh vẫn trong tình trạng thiếu lao động. Các doanh nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp, hình thức tuyển lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhưng diễn biến phức tạp của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đã khiến việc tuyển dụng của các doanh nghiệp càng gặp khó khăn, đồng thời gây tình trạng thất nghiệp dài ngày cho những lao động bị nghỉ việc hoặc về quê tránh dịch khi áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên toàn tỉnh.
Video đang HOT
Tương tự, tại Đồng bằng sông Cửu Long, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 cũng tác động mạnh đến cả cung và cầu lao động ở khu vực này. Ông Nguyễn Phương Lam – Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ cho biết: Sự bùng phát của dịch COVID-19 lần thứ 4 trong 3 tháng 6, 7 và 8 đã khiến gần 10.000 doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long rút khỏi thị trường. Cũng từ tháng 6 đến hết tháng 8/2021, gần 90% doanh nghiệp trong khu vực đã tạm ngưng hoạt động. Điều này đồng nghĩa với số lượng lớn người lao động rơi vào tình trạng phải nghỉ việc, không có việc làm.
Nỗ lực vượt khó
Ứng phó với những tác động bất lợi chưa từng có của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, một trong những nội dung quan trọng được các tỉnh, thành phía Nam ưu tiên thực hiện là đảm bảo an sinh, hạn chế tình trạng đứt gãy nguồn cung lao động, bảo vệ chuỗi sản xuất – cung ứng.
Để hỗ trợ người lao động, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai…, ngoài việc triển khai các chính sách của Trung ương, từng địa phương còn có thêm các chương trình hỗ trợ thiết thực, góp phần giảm khó khăn, duy trì việc làm gắn với đảm bảo an toàn phòng dịch, nỗ lực giữ nguồn cung lao động, tạo thuận lợi cho nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sau khi dịch được kiểm soát.
Đơn cử, theo thông tin từ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, các cấp Công đoàn thành phố đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho hơn 1,2 triệu người lao động với tổng sống tiền hơn 659 tỷ đồng. Các hoạt động hỗ trợ đều hướng đến công nhân, người lao động mắc COVID-19 hay người lao động trong các khu vực phong tỏa, cách ly, người lao động tạm ngừng việc, mất việc làm, có hoàn cảnh khó khăn, ở các khu nhà trọ…
Còn theo Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Ngọc Hằng, nhằm động viên người lao động trong thời gian xảy ra dịch COVID-19 bị mất việc làm, bị ngừng việc, không đi khỏi nơi cư trú, tỉnh Bình Dương đã quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà trọ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các đối tượng này, không phân biệt công nhân hay lao động tự do.
Dưới góc độ người sử dụng lao động, ông Phạm Công Phước – Giám đốc điều hành Công ty An Khang Furniture, Uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương chia sẻ chia sẻ: Công ty nằm ở phường Tân Phước Khánh (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) một trong những điểm nóng về dịch COVID-19 của tỉnh. Do đó, khi quyết định thực hiện sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” (người lao động làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi ngay tại công ty), doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Song, quyết định duy trì sản xuất “3 tại chỗ” không phải chỉ vì lợi ích doanh nghiệp, vì thực sự chi phí đội lên rất lớn mà điều quan trọng hơn là doanh nghiệp không muốn những công nhân đã từng gắn bó với công ty không có việc làm, khó khăn trong mùa dịch. Với người lao động, một tháng lương là rất quan trọng và nếu mất việc làm, hậu quả đối với người lao động và gia đình họ rất lớn. Vì vậy, doanh nghiệp đã tự cách ly, đảm bảo được việc làm cho người lao động.
Theo đại diện Bộ phận nhân sự Công ty Trách nhiệm hữu hạn Timberland (phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), nỗ lực đảm bảo việc làm, giữ ổn định nguồn nhân lực, công ty đã thông báo cho công nhân trở lại làm việc theo phương án “3 tại chỗ” từ cuối tháng 8. Theo đó, người lao động cung cấp thông tin địa chỉ đang cư trú để công ty tổng hợp và phối hợp với chính quyền địa phương đưa phương tiện đến nơi cư trú để xét nghiệm sàng lọc tại chỗ và đón người lao động về công ty. Sau đó, công ty bố trí chỗ ở ký túc xá và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động trước khi vào làm việc. Ngoài các chế độ đãi ngộ như cung cấp ký túc xá, suất ăn miễn phí, xét nghiệm sàng lọc COVID-19 định kỳ, công ty còn có chính sách thưởng, động viên công nhân trở lại làm việc theo phương án” 3 tại chỗ” ngay trong thời gian địa phương đang thực hiện giãn cách.
Những dự báo khả quan
Những tín hiệu tích cực trong công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine đang được đẩy mạnh, góp phần kiểm soát dịch, đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới đang mang lại kỳ vọng thị trường lao động việc làm tại các địa phương phía Nam sẽ từng bước phục hồi, sớm khởi sắc trở lại, dù sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn cả về cung và cầu lao động.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong dự báo nhu cầu nhân lực tại thành phố trong 6 tháng cuối năm 2021, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố nhận định: Tùy theo kịch bản diễn biến dịch bệnh, các doanh nghiệp trên địa bàn có nhu cầu tuyển dụng từ 127.000-147.000 lao động. Trong đó, nhu cầu tuyển dụng ở lao động trình độ đại học trở lên chiếm khoảng gần 21%, cao đẳng chiếm trên 20%, trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm khoảng trên 44%, lao động chưa qua đào tạo chiếm hơn 14%.
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, nhà tuyển dụng cũng đòi hỏi người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và thông thạo ngoại ngữ – đây là những kỹ năng mà người lao động có thể tự trau dồi trong quá trình học tập và làm việc nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.
Còn theo nhận định từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương, mặc dù đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 này không làm doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng như những lần trước, nhưng dịch bệnh xâm nhập vào các khu công nghiệp, nhà máy thời gian qua khiến nhiều công ty phải đóng cửa, ngưng sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương hàng ngày vẫn tiếp nhận thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn. Những tín hiệu tích cực này cho thấy nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dương trong những tháng cuối năm là rất lớn, dự báo một thị trường việc làm đa dạng và sôi động sau khi Bình Dương trở lại trạng thái bình thường mới.
Chính phủ tiếp tục giao Viettel ổn định đơn giá tiền lương từ 2021
Từ 2021, Tập đoàn Viettel tiếp tục được giao ổn định đơn giá tiền lương trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân của giai đoạn 2011-2015.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82 về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung các quy định thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel.
Nghị định quy định thí điểm quản lý lao động, tiền lương đối với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tập đoàn Viettel nắm giữ 100% vốn điều lệ; tổng công ty và công ty do Tập đoàn Viettel nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Tiếp tục thí điểm quản lý tiền lương đối với Tập đoàn Viettel. Ảnh: Viettel
Theo đó, Tập đoàn Viettel được giao ổn định đơn giá tiền lương giai đoạn 2016-2020 và từ năm 2021 trở đi, trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân của giai đoạn 2011-2015. Các điều kiện để Tập đoàn Viettel áp dụng là phải hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, nộp ngân sách Nhà nước; có mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ít nhất 3%.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Viettel nắm giữ 100% vốn điều lệ, được giao ổn định đơn giá tiền lương trong giai đoạn 2016-2020, từ năm 2021 trở đi trên cơ sở đơn giá tiền lương thực hiện bình quân giai đoạn 2011-2015. Các điều kiện áp dụng là hoàn thành nhiệm vụ quốc phòng, nộp ngân sách Nhà nước; có mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện hằng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề.
Đơn giá tiền lương thực hiện bình quân giai đoạn 2011-2015 được tính trên quỹ tiền lương thực hiện và chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có tiền lương hoặc chỉ tiêu tổng sản phẩm hoặc tổng sản phẩm quy đổi thực hiện hằng năm trong giai đoạn 2011-2015.
Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Viettel nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng được quy định theo các trường hợp cụ thể.
Theo đó, trường hợp tiếp nhận nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mới từ Công ty mẹ hoặc nhận sáp nhập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương tối đa bằng mức tiền lương bình quân của người lao động đã thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh đó, tại công ty chuyển giao hoặc công ty bị sáp nhập trong năm liền kề trước thời điểm chuyển giao hoặc bị sáp nhập.
Trường hợp mức tiền lương bình quân này thấp hơn so với mức tiền lương bình quân của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh tương tự tại công ty nhận sáp nhập thì được tính tối đa bằng mức lương bình quân trong năm liền kề ở công ty nhận sáp nhập trước thời điểm sáp nhập.
Còn đối với trường hợp phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới thì từ khi phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh mới, quỹ tiền lương thực hiện của người lao động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh này được xác định trên cơ sở số lao động thực tế sử dụng bình quân và mức tiền lương bình quân do công ty quyết định bảo đảm tương quan chung nhưng tối đa bằng tiền lương của người lao động làm nghề, công việc tương tự trong Tập đoàn.
Cố gắng giữ chuỗi cung ứng Việc nhà nước đang dần tiếp cận được nguồn mua, hỗ trợ vắc-xin hiệu quả, các doanh nghiệp cho rằng đã đến lúc cần tính đến trạng thái "bình thường mới" ít nhất từ nay đến hết năm 2022 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 8 vừa qua chỉ đạt khoảng...