Thị trường làm đẹp trong DotA 2 ngày một sôi động
Một ngày đẹp trời, sau một trận DOTA 2 gay cấn, gank, roshan, push và chiến thắng, (hay một ngày đen đủi, bạn feed và thua te tua), cuối trận đấu, khi một trong hai Ancient sụp xuống, bạn sẽ có cơ hội nhận item bất kì. Bạn có biết, có thể bạn đang nắm trong tay một thứ mà nhiều người rất muốn có được?
Lẫn trong những thứ bình thường có thể là một thứ quý giá.
Mô hình kinh doanh thành công của Team Fortress 2 đã cho Valve những kinh nghiệm quý báu và họ đã không ngần ngại mang free-to-play áp dụng lên DOTA 2. Hầu hết các game thủ Việt Nam, ít biết tới TF 2, sẽ không ngờ được rằng, hệ thống cosmetic item của DOTA 2 đã tạo nên một thị trường thật sự giữa những người chơi với nhau, với những cuộc mua bán, trao đổi sôi động và tấp nập.
Chắc hẳn ai cũng có một vài hero mà họ rất yêu thích, và việc muốn có một bộ trang phục hoàn chỉnh và đẹp cho những hero đó là hết sức bình thường. Nhưng với một số lượng trang bị cosmetic khổng lồ và ngày càng tăng, nếu chỉ đơn thuần chơi game thì việc bạn sưu tầm đủ rất khó, nếu không muốn nói là không thể thực hiện. Bên cạnh đó, xác suất rơi đồ trong DOTA 2 lại giống như một game nhập vai thực thụ, trang bị cosmetic được phân loại thành những món đồ với tỉ lệ tìm được sau mỗi trận đấu hoàn toàn khác nhau, từ những món đồ thông thường, cho tới những món đồ đặc biệt quý hiếm. Như một lẽ đương nhiên, người chơi sẽ tìm đến nhau qua để trao đổi các trang bị mà họ tìm được, và một thị trường – hay một cái chợ đen? – hình thành.
Một trang web chuyên về trao đổi các item.
Thứ không thể thiếu trong bất kì cái chợ nào, là tiền. Nhưng ở một không gian ảo rộng lớn, với sự tham gia của hàng trăm nghìn người chơi trên thế giới, chúng ta không thể mang thứ tiền mặt thông thường mà ta dùng hàng ngày ra để mà mua bán được. Người chơi cần một thứ “tiền” khác, một thứ phổ biến mà tất cả mọi người đều có thể có được, giữ được trong hòm đồ của họ, đổi ra được tiền thật. Và Valve đã đưa ra một thứ cho các bạn: key (chìa khóa).
Key đúng ra dùng để mở rương (treasure chest), và item tìm được ngẫu nhiên khi mở luôn có chất lượng ít nhất là Strange – Giá trị hơn những item bình thường khác ở chỗ, nó sẽ theo dõi thống kê một chỉ số nào đó về việc chơi DOTA 2 của bạn. Nhưng có một nghịch lí là ít ai lại dùng chìa khóa để mở rương, vì chắc gì, trong đó lại có thứ mà bạn muốn? – Mặc dù việc mở rương luôn có xác suất mang lại những item quý, có giá trị cao. Tâm lí người chơi khiến cho họ nghĩ rằng: sẽ an toàn hơn khi mang key đổi lấy một trang bị, hay một bộ trang bị mà họ muốn có. Bên cạnh đó, việc key chỉ được bán trong Store với giá 2.49$ mà không thể tìm được bằng cách nào khác khiến cho giá trị của nó trở thành một vật qui chiếu cho tất cả các trang bị khác. Vậy nên, trong DOTA 2, key chính là tiền.
Hiện nay, cosmetic item thường được định giá bằng key trước khi qui đổi ra các loại tiền mặt khác, có những bộ trang bị chỉ đáng giá 1-2 keys, nhưng cũng có những item đặc biệt, trị giá hàng chục keys. Bạn còn nhớ bài viết trước, tôi đã nhắc đến các Unusual Courier, một con thú mang đồ hiếm với một hiệu ứng và màu sắc đẹp, có thể có giá lên tới hàng chục keys. Một thú mang đồ bình thường (không có Unusual, tức là không có hiệu ứng gì) thì giá rẻ hơn nhiều.
Unusual Wardog với hiệu ứng phát sáng Sunfire.
Một “món hàng” khi mang ra trao đổi, được định giá dựa trên rất nhiều yếu tố như độ quí hiếm, giá của nó trên DOTA 2 Store, độ thẩm mĩ của chính món hàng đó, bản thân hero có được yêu chuộng hay không, và quan trọng nhất là con mắt đánh giá của người chơi. Tất nhiên, tất cả đều tuân theo qui luật cung cầu, những trang bị hot, được nhiều người tìm kiếm thì giá của nó cũng sẽ tăng thêm, và ngược lại.
Full bộ Sparrowhawk của Windrunner – một bộ trang bị khá thu hút hiện nay.
Phụ thuộc vào nhiều qui luật như thế, nên ngay cả những item có cùng cấp độ, cũng có giá rất khác nhau. Ví dụ, các custom ward, chỉ là item dạng common, nhưng do sử dụng được cho nhiều hero, và cũng thường được sử dụng trong game, (và cũng mới được ra mắt), nên một custom ward đẹp (của Chen, Rylai hay Lina ) có giá tới 2 key, trong khi ward của Venom, vì quá xấu, nên chẳng ai muốn mua, và giá cũng không tới 1 key.
Ward của Chen, Rylai và Lina luôn có giá hơn các ward còn lại.
Về các cosmetic item thông thường khác như vũ khí, quần áo,..thì giá cả thường thấp hơn, và được bán theo một bộ hoàn chỉnh. Những món vũ khí lẻ, nếu không đẹp và độc đáo thì thường có giá thấp hơn nhiều. Xét riêng về vũ khí, thì hai item có giá cao nhất hiện nay là TimeBreaker của Faceless Void và DragonClaw Hook của Pudge. Tất nhiên, như tôi đã nói, quan trọng nhất là bạn có thích nó hay không.
Dragon Claw Hook, hiện có giá khoảng 14-15keys.
Tất nhiên, trong một cái chợ đông đúc, sẽ có đủ các kiểu người tham gia mua bán, từ nhưng “thương gia” tử tế, cho đến những kẻ xấu bụng muốn chiếm đoạt đồ của bạn. Ta sẽ điểm qua một số loại người mà bạn có thể gặp phải nếu tham gia vào những cuộc trao đổi:
Video đang HOT
Người chơi thông thường
Là những người chơi bình thường như hầu hết chúng ta, tham gia trao đổi để có một item nào đó mà họ ưa thích. Có những người cũng sẵn sàng bỏ tiền mặt (hoặc key mà họ mua từ DOTA 2 Store) ra để mua lại item.
Trader
Tên gọi chung của những người thường xuyên trao đổi item trên Steam, họ đổi lấy một món đồ thường không phải là vì họ thích nó, mà là vì nó có giá trị, và họ có thể mang nó đi đổi lấy các món khác, hay bán lại cho những người cần nó với giá cao hơn một chút. Phần lớn các trader sẽ kiếm tiền từ việc này, vì sau đó họ có thể mang key hay item để bán lại và thu về tiền mặt. Những trader là cầu nối chính trong việc trao đổi item giữa các người chơi với nhau.
Sharker
Những gian thương xấu bụng, nếu bạn có một món đồ xịn mà không biết, họ sẽ mua nó với giá rất rẻ. Những con cá mập này thường đi lừa lọc những người mới chơi, không nắm rõ được giá trị của item, để kiếm lời. Khoảng cách giữa một Trader và một Sharker đôi khi cũng rất mong manh. Để đề phòng những người như thế này, trước khi trao đổi, bạn nên tham khảo giá cả ở một số trang web như http://www.reddit.com/r/Dota2Trade, hay Dota2prices.com, hoặc lên các diễn đàn về DOTA2 để tìm hiểu giá cả.
Middleman (Người trung gian)
Người trung gian thường là một người chơi có uy tín trong cộng đồng, họ sẽ đứng giữa cuộc mua bán item bằng tiền mặt hay qua PayPal trong trường hợp hai bên thiếu tin tưởng lẫn nhau. Người trung gian sẽ nhận item và tiền của người mua và người bán, sau đó trao lại cho họ để hoàn thành cuộc trao đổi. Hiện ở Việt Nam những người trung gian như thế này còn ít do thanh toán trực tuyến còn chưa phổ biến. Trang web Steamrep.com, một cộng đồng có uy tín của các Trader trên Steam đã đưa ra một danh sách các người trung gian có uy tín, bạn có thể tham khảo trong link sauhttp://steamrep.com/list/M
Scammer
Những kẻ lừa đảo thực sự, chúng nhăm nhe chiếm đoạt bất cứ thứ gì mà bạn có: item, tiền, hay key. Thủ đoạn của các kẻ lừa đảo này rất nhiều, nhưng quan trọng nhất là bạn phải cẩn thận khi trao đổi để tránh bị lừa. Nếu lỡ bị lừa một lần, hãy nhanh chóng loan báo cho cộng đồng biết bằng cách cảnh báo lên các diễn đàn, hay các trang web về DOTA 2.
Một post tố cáo kẻ gian lận trên diễn đàn playdota.com.
Nếu bạn không có hứng thú với những thứ đẹp đẹp, lấp lánh, mà chỉ quan tâm tới chiến thắng, godlike,..thì chẳng sao cả, hãy tiếp tục chơi DOTA 2 với niềm vui thích như thế. Nhưng việc trao đổi hay sưu tập các item cũng là một hoạt động tự nhiên và thú vị khi DOTA 2 trở thành một game độc lập. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp các bạn hình dung được những khái niệm căn bản về việc thị trường trang bị cosmetic DOTA 2 hiện nay.
Theo GameK
Cùng đến với các phương pháp làm đẹp của hero trong DotA 2
Chi tiết về cosmetic item
Cosmetic item là những thứ mà bạn sẽ khoác lên hero của mình để thay đổi rất nhiều thứ liên quan như vẻ ngoài, skill, thú mang đồ,... Một lần nữa phải khẳng định lại là những trang bị cosmetic không có một ảnh hưởng gì lên sức mạnh của hero trong game.
Điều thú vị của hệ thống trang bị cosmetic là phần lớn các item có khả năng rơi ra sau mỗi trận đấu, với những tỷ lệ khác nhau. Một số ít item khác chỉ có thể mua được qua cash shop. Ngược lại, có những item mà bạn chỉ có thể kiếm được trong game mà không thể mua trong DOTA 2 Store.
Tất cả các cosmetic item đều được xếp hạng theo mức độ hiếm của nó theo thứ tự tăng dần như sau: Common, Uncommon, Rare, Mythical và Legendary. Ngoài ra còn một xếp hạng khác dành cho những item có số lượng giới hạn là Vintage. Việc xếp hạng này đóng một vai trò quan trọng trong việc định giá item trên thị trường bởi các item cấp cao hơn thì tỷ lệ rơi ra trong game càng thấp, và giá trong DOTA 2 Store càng cao. Tuy nhiên, giá trị thực tế của item thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, xin được bàn về vấn đề này trong một bài viết khác.
Các trang bị thông thường
Trang phục
Bao gồm vũ khí, quần áo, tóc hay áo giáp,...những thứ cho phép bạn thay đổi vẻ ngoài của hero. Các trang phục này có thể được chia làm hai loại: trang bị riêng lẻ (thường là vũ khí) hoặc một nhóm các trang bị làm thành một bộ hoàn chỉnh.
Một bộ trang phục hoàn chỉnh.
Ngoài ra có những trang bị đặc biệt có thể làm thay đổi hình ảnh của skill như người cây của Nature's Prophet hay Healing ward của Juggernaut.
Skill 3 của Nature's Prophet sau khi trang bị item.
Hầu hết cái trang phục được bán ở trong DOTA 2 Store, tuy nhiên có một số ngoại lệ, item chỉ có thể rơi ra sau trận đấu hoặc kiếm được từ cách mở rương.
Đặc biệt nhất trong số các vũ khí là cây chùy Timebreaker của Void. Ban đầu item này có tên là Timebreaker, được một người chơi tạo ra và đã được bán trong DOTA 2 Store. Tuy nhiên sau đó, Valve phát hiện ra thiết kế của nó lấy theo thiết kế của game khác. Do đó nó bị ngừng bán trong DOTA 2 Store, đồng thời thay đổi thiết kế cũ. Hiện nay Timebreaker chỉ có một số lượng giới hạn, cấp độ Vintage, để có được nó, chỉ có cách duy nhất là trao đổi với những người chơi khác.
Timebreaker cũ và sau khi được sửa lại.
Rương và chìa khóa
Bên cạnh các trang phục thì thứ mà bạn sẽ thường xuyên gặp nhất là rương, chỉ có thể kiếm được sau mỗi trận đấu. Mỗi loại rương chứa một danh sách các items nhất định. mở rương ra bạn sẽ nhận được một trong các item đó hoặc một item thuộc loại rất hiếm - mặc dù xác suất xảy ra thấp. Item lấy được từ rương thường là item có giá trị hoặc ít nhất là item dạng Strange - một dạng trang phục đặc biệt cho phép bạn ghi lại những thống kê về cách bạn chơi DOTA 2.
Một số loại Treasure chest .
Tuy nhiên để mở được rương bạn phải có chìa khóa (key). Chìa khóa chỉ có thể mua trong cash shop, hoặc kiếm được bằng cách trao đổi. Hiện tại, key được dùng như một dạng tiền tệ chính để trao đổi trên thị trường cosmetic item của người chơi.
Courier - Thú mang đồ
Một custom courier thay thế cho con lừa bình thường trong game, hiện tại giá trị của các courier rất cao do đây là những item đắt nhất trong DOTA 2 Store và tỉ lệ rơi ra trong game hay khi mở rương thì cực kì thấp.
Xịn hơn, có một loại thú mang đồ đặc biệt là Unusual Courier, chỉ kiếm được trong các rương với tỉ lệ cực kì thấp. Các courrier này có thêm những hiệu ứng phát sáng đặc biệt với những màu sắc khác nhau như lửa cháy, phát sáng, sóng âm...
Một số unusual courier với các hiệu ứng đặc biệt.
Một vài loại courier khác, cũng không có bán trong shop, bạn chỉ kiếm được bằng cách xem cái giải đấu (cần có cờ hiệu - pennant), mở rương (tỉ lệ nhận được thấp) hay thông qua event.
Custom Ward
Nếu bạn thường chơi ở vị trí support, chắc hẳn bạn sẽ rất thích item này. Nó làm thay đổi hình dạng của ward và sentry mà bạn cắm xuống trong game.
Các loại mắt đang có hiện nay.
Dạng trang bị khác
Vé xem các giải đấu và cờ hiệu:
Vé xem giải đấu: Chỉ có thể mua được qua cash shop, giá cũng khá đắt hiện nay, các vé này cho phép bạn xem trực tiếp một giải đấu nhất định, và xem lại các replays của giải đấu đó.
Cờ hiệu: Một item cho phép người hâm mộ cổ vũ đội DOTA 2 họ yêu thích, bằng cách làm tăng lượng Fan Level, có thể được nhìn thấy trong game bởi những khán giả khác.
Cờ hiệu của các team tham dự giải TI 2.
Một số giải đấu, như giải TI2, còn cho phép những người giữ huy chương nhận được item qua những sự kiện trong game. Trong số những item kiếm được bằng cách này có những item thuộc loại Mythical, và không được bán trong DOTA 2 Store.
Dragonclaw Hook của Pudge, bạn không mua được nó trong cash shop đâu.
Battle Point Booster
Tăng lượng Battle Point kiếm được sau mỗi trận đấu, 75% cho bạn, và 15% cho những người cùng chơi.
Battle Point Booster và các item khác.
Description/Name Tags
Thay đổi tên hoặc mô tả của các cosmetic items, ngoại trừ courriers. Một điều đáng tiếc là không ít những kẻ xấu bụng đang lợi dụng item này để lừa đảo những người chơi cả tin. Thủ đoạn của chúng là đổi tên một item thường thành một item giá trị cao, và đem trao đổi, hay bán. Tuy nhiên nó khá dễ phòng tránh nếu bạn cẩn thận và không quá gà mờ.
Gift
Tặng một item ngẫu nhiên cho một số người trong server, nhưng khá ngớ ngẩn là bạn chả nhận được gì từ nó.
Unusual paint
Thuộc loại drop only, bạn có thể dùng nó để thay đổi màu hoặc hiệu ứng của một Unusual Courrier.
Announcers
Thay đổi giọng những thông báo quen thuộc như Double kill, Megakill,... thành giọng của hero hay một ai khác.
Strange modifier
Sử dụng cho trang bị dạng Strange. Các modifier này cho phép thêm một chỉ số theo dõi lên Strange item như số lần bạn Godlike, số tower phá được, số vàng kiếm được,... hay chỉ số thống kê áp dụng cho một hero nhất định (tùy thuộc vào stranger item dùng cho hero nào) như số vàng bạn kiếm được từ Track (Bounty Hunter), số lần bạn ulti trúng cả 4 hero đối phương (Tide Hunter),..và rất nhiều những chỉ số linh tinh khác.
Nếu bạn không để ý đến trang bị cosmetic, những điều này không có ý nghĩa nhiều với bạn. Nhưng trong số chúng ta, không ít người sẵn sàng bỏ công sức, và cả tiền bạc, để sưu tầm những item mà họ ưu thích. Bản thân tác giả cũng cảm thấy việc sưu tập, trao đổi để có một bộ trang bị đẹp cho hero mình yêu thích là hết sức thú vị. Đối với DOTA 2, không phải cái gì cũng mua bằng tiền, mà nhiều lúc bạn phải cố gắng để tìm kiếm cái mình muốn, chính điều này cũng góp phần làm trò chơi hấp dẫn hơn.
Theo GameK
DotA 2: Free-to-play và những điều khác biệt Đối với một một môn thể thao điện tử như DotaA 2, việc để đồng tiền ảnh hưởng đến sự cân bằng trong game là một điều cấm kị. Những người phát triển DotA 2 đã khẳng định rằng: "Bạn sẽ không bao giờ phải bỏ tiền ra để chơi và chiến thắng trong DotA 2". Thế thì làm cách nào để Valve...