Thị trường khẩu trang bão hòa?
Khi người dân đi làm trở lại, học sinh đi học, nhu cầu khẩu trang đang gia tăng. Nhiều cửa hàng không bán, hoặc chỉ bán loại đắt tiền, tuy nhiên, không xảy ra hiện tượng “sốt” khẩu trang.
Ghi nhận của phóng viên ngày 4/5 tại nhiều quầy thuốc lớn trên đường Giải Phóng ( Hai Bà Trưng), Phủ Doãn (Hoàn Kiếm), Ngô Thì Nhậm (Hai Bà Trưng) và chợ thuốc Hapulico (Thanh Xuân) cho thấy, lượng người mua khẩu trang phòng dịch COVID-19 chỉ lác đác.
Tại các hiệu thuốc lớn trên phố Giải Phóng (đối diện Bệnh viện Bạch Mai, Hai Bà Trưng), hầu hết nhân viên bán hàng đều lắc đầu, thông báo không có hàng. Một nhân viên bán hàng tại quầy thuốc số 127 Giải Phóng cho biết, chỉ bán lẻ vài chiếc để giữ khách, giá 2.000 đồng/chiếc. Cửa hàng bên cạnh không bán khẩu trang y tế loại rẻ, chỉ bán loại khẩu trang 3D, khẩu trang sợi hoạt tính hoặc khẩu trang vải có giá cao.
“Giá một khẩu trang sợi hoạt tính, kháng khuẩn được đóng hộp có giá 50.000 đồng, còn khẩu trang vải có giá một hộp là 50.000 đồng/hộp 5 chiếc” – nhân viên cửa hàng này nói. Trên phố Phủ Doãn (đoạn đối diện cổng Bệnh viện Việt Đức), một chủ hiệu thuốc lớn cho biết, cửa hàng chỉ có vài hộp khẩu trang y tế, khuyên khách hàng nên mua khẩu trang 3D. Chủ cửa hàng này cho biết, một hộp 5 chiếc có giá 30.000 đồng, nếu mua cả thùng 48 hộp có giá 1,4 triệu đồng.
Khảo sát tại điểm bán khẩu trang của Dệt kim Đông Xuân ở 67 Ngô Thì Nhậm (Hai Bà Trưng) cũng thưa vắng người mua. Tại đây không còn cảnh xếp hàng dài chờ mua khẩu trang như cách đây hơn 1 tháng, khi dịch bùng phát. Tương tự, tại chợ thuốc Hapulico (Thanh Xuân), đứng ghi nhận khá lâu vào buổi sáng nhưng lượng người đến mua khẩu trang (trong đó có cả các chủ cửa hàng thuốc nhỏ lẻ đến đây mua hàng về bán) cũng lác đác. Tại quầy số 105, tầng 1 chợ thuốc Hapulico, nhân viên ở đây cho biết, quầy chỉ bán khẩu trang 3D, giá một hộp 5 chiếc là 55.000 đồng. Lấy cả thùng 93 hộp khách được giảm còn 54.000 đồng/hộp.
Chị Nguyễn Thị Nga (trú tại Sài Đồng, Long Biên) đang mua khẩu trang của Dệt kim Đông Xuân ở 67 Ngô Thì Nhậm cho hay: “Hai vợ chồng tôi bắt đầu đi làm, con đi học, dùng hết nhiều khẩu trang hơn giai đoạn cách ly xã hội. Tuy nhiên, nhà vẫn còn nhiều khẩu trang. Hôm nay tiện đường, tôi ghé vào mua thêm để không phải dùng đi dùng lại quá nhiều lần. Khi mới có dịch, tôi phải đôn đáo mua khẩu trang loại dùng một lần với giá 10.000 – 20.000 đồng/khẩu trang, giờ mua thoải mái, giá rẻ hơn nhiều”.
Hiện nay, khách hàng có nhu cầu cũng dễ dàng mua qua mạng. Chị Mỹ Lệ ở Quang Trung (Hà Đông) cho biết, gia đình chị vừa đặt mua 5 hộp khẩu trang 3 lớp. Tuy giá cao nhưng không phải đi lại, có người giao tận nhà. “Đây là khẩu trang kháng khuẩn, sử dụng nhiều lần, một hộp 5 chiếc có giá 60.000 đồng”, chị Lệ nói.
Vinatex: Xuất khẩu dệt may có thể giảm 20% do ảnh hưởng bởi COVID-19
Tập đoàn Dệt may Việt Nam dự báo quý 2 sẽ là giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19, sau đó giảm dần từ quý 3 và sớm nhất có thể trở lại giao dịch bình thường vào quý 4.
Video đang HOT
Ngành dệt may chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành dệt may của Việt Nam trong quý đầu năm. Không chỉ đơn hàng sụt giảm mà hệ lụy kéo theo là doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất, từ đó kéo giảm hiệu quả kinh doanh.
Thương hiệu càng cao tỷ lệ cắt giảm càng lớn
Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý 1/2020 đạt 8,4 tỷ USD, giảm 2,02% so với cùng kỳ 2019. Riêng tháng 3/2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã chứng kiến mức sụt giảm 7,42%.
[Vinatex: Gói hỗ trợ sẽ giúp doanh nghiệp vượt khó trước dịch COVID-19]
Lo ngại hơn, dịch bệnh nếu kéo dài sẽ kéo theo khó khăn của ngành trong nhiều tháng tới, trong đó Vinatex dự kiến quý 2 sẽ là giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, sau đó giảm dần từ quý 3 và sớm nhất có thể trở lại giao dịch bình thường vào quý 4.
Thông tin thêm, theo ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện tại tình hình dịch bệnh COVID-19 tại châu Âu và Mỹ dù đã vượt qua được giai đoạn căng thẳng nhất, song các nước này vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, các cửa hàng bán lẻ chưa được mở cửa cho đến đầu tháng 5, dẫn đến các đơn hàng tiếp tục bị hoãn, trong khi đơn hàng mới giảm mạnh, gần như không có.
"Những đơn hàng bị hoãn phần lớn là cho dịp Xuân-Hè, đúng thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát, dự kiến hết dịch thì thời tiết đã sang Thu nên khả năng cao đơn hàng dừng hoãn sẽ trở thành hủy, thời gian hoãn hợp đồng cũng cũng kéo dài lên đến 3-6 tháng," ông Hiếu nói.
Theo khảo sát mới nhất của Liên minh các nhà sản xuất dệt may quốc tế, các đơn hàng dệt may trên thế giới ước tính doanh số năm 2020 có thể giảm 29% so với trung bình của năm trước.
Đáng lưu ý, chuỗi sản xuất cung ứng toàn cầu bị gián đoạn dẫn đến doanh nghiệp không thể tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, chi phí gia tăng.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến, đánh giá do tình hình dịch bệnh còn diễn biến khó lường, các đối tác nhập khẩu tại các nước như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản...đã giảm lượng lớn các đơn hàng.
Đặc biệt tại 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, EU, Nhật Bản (chiếm khoảng 65% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may) do dịch COVID-19 đã khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Vì vậy, nhiều chỉ tiêu tài chính được dự báo sẽ không được khả quan. Đơn cử, tổng doanh thu đặt ra cho năm nay chỉ đạt 6.300 tỷ đồng (bằng 70% so với thực hiện năm 2019), còn lợi nhuận trước thuế đạt 150 tỷ đồng, bằng 39% so với năm 2019.
- Kim ngạch xuất khẩu dệt may quý 1 giai đoạn 2018-2020:
Đánh giá của Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho thấy gần như 100% các đơn vị trong tập đoàn đã thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5 với tỷ lệ từ 30-70% công suất cũng như phụ thuộc đang làm cho khách hàng nào. Đặc biệt, thương hiệu càng cao tỷ lệ cắt giảm càng lớn.
"Với tình hình này, dự kiến kim ngạch xuất khẩu cả năm 2020 thấp hơn năm 2019 khoảng 20%, doanh nghiệp sẽ có tỷ lệ hoạt động cả năm chỉ ở mức 70-75% công suất với giả thiết sản xuất bình thường từ tháng 6, áp lực thiếu hụt đơn hàng quy về tương ứng 2-3 tháng sản xuất," đại diện Vinatex thông tin thêm.
Chuyển hướng bù đắp phần thiếu hụt
Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, vì vậy để giảm bớt những tác động xấu từ các thị trường lớn thì việc linh hoạt trong các phương án sản xuất kinh doanh là giải pháp và hướng đi hiệu quả nhất.
Nhiều doanh nghiệp đã tìm thấy một số cơ hội ở các thị trường ngách như khẩu trang, quần áo bảo hộ chuyên dụng, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu phục vụ xuất khẩu đi thị trường quốc tế.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10, cho biết do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nên trong tháng 4/2020, doanh nghiệp sẽ thiếu hụt gần 30% đơn hàng. Tuy nhiên, việc may khẩu trang hy vọng sẽ bù đắp phần nào.
Vì thế, song song với may khẩu trang vải, May 10 đã quyết định sản xuất khẩu trang y tế và hiện đã nhập máy sản xuất về để lắp đặt.
Hiện có một đối tác lớn đang đặt mua 400 triệu khẩu trang y tế và dự kiến giao hàng từ tháng 7 với giá trị 52 triệu USD (tương đương 30% doanh thu May 10 trong năm 2020). Mặt khác, có đối tác của Mỹ đặt mua 20 triệu khẩu trang vải trong 6 tuần và một đối tác Đức đã đặt mua 2 triệu khẩu trang vải, 6 triệu chiếc khẩu trang y tế.
Còn theo ông Trần Việt, Tổng Giám đốc Công ty Dệt kim Đông Xuân, do sở hữu chuỗi sản xuất khép kín, tự sản xuất được vải nguyên liệu (vải kháng khuẩn đang xuất sang Nhật Bản), nên công ty chớp cơ hội tăng doanh số từ việc may khẩu trang và tăng sản lượng vải cung cấp cho các doanh nghiệp trong ngành để cùng sản xuất mặt hàng này.
Sản xuất các đơn hàng dệt may phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Tính đến giữa tháng 4/2020, tổng lượng khẩu trang xuất khẩu của Việt Nam là gần 416 triệu chiếc, trị giá hơn 63 triệu USD.
Riêng Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã cung ứng ra thị trường trong nước khoảng 80 triệu chiếc khẩu trang và đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong nước. Việc sản xuất khẩu trang hiện tại đang giúp Tập đoàn giải quyết việc làm cho 20% số lao động bị thiếu việc.
Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp dệt may đang tìm kiếm giải pháp mới nhằm đẩy nhanh năng suất lao động, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, sắp xếp lại nhân sự cũng như mô hình quản lý, tổ chức sản xuất, cải tiến tiền lương, đầu tư chiều sâu, thay đổi công nghệ sản xuất mới...
"Với tinh thần giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, chứ không sa thải lao động, tận dụng thời gian để sáng tạo, tái cấu trúc, tiết kiệm chi phí, thay đổi phương thức làm việc hiệu quả hơn, chúng tôi đã chuẩn bị hành trang để sẵn sàng bắt tay vào lao động sản xuất ngay khi tan dịch," Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Lê Tiến Trường nhấn mạnh./.
Năm 2019 xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 39 tỷ USD, tăng trưởng 7,22% so với 2018. Trong số đó, Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu đạt 15,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2018 và chiếm tỷ trọng 38,97% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là EU đạt 4,4 tỷ USD tăng 2,23%, chiếm 11,28%...
Doanh nghiệp lo 'ế' khẩu trang Nhiều doanh nghiệp may mặc khẳng định năng lực sản xuất khẩu trang đủ đáp ứng nhu cầu thị trường song bày tỏ lo lắng đầu ra cho sản phẩm. Chiều 17/3, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh chủ trì buổi làm việc với các doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp phân phối để đánh giá năng lực sản xuất, cũng như...