Thị trường khách sạn tiếp tục khó khăn trong quý III
Du khách nội địa được kỳ vọng sẽ dẫn dắt sự phục hồi của thị trường thì nay lại phải đối mặt với những khó khăn mới.
Dưới tác động của dịch Covid, sau nhiều năm liên tục đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, du lịch Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận sự sụt giảm về lượng khách du lịch quốc tế và nội địa trong sáu tháng đầu năm 2020 với mức giảm lần lượt là 56% và 50% so với cùng kỳ năm trước.
Lượng khách quốc tế đến giảm mạnh gần 99% chỉ trong quý 2 do việc tạm dừng các chuyến bay quốc tế kể từ cuối tháng 3.
Theo báo cáo vừa công bố của CBRE, lĩnh vực kinh doanh khách sạn gặp rất nhiều khó khăn. Doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) trong nửa đầu năm tại thị trường Hà Nội và TP.HCM lần lượt giảm khoảng 56% và 64% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tính con số này toàn thị trường thì mức giảm giảm khoảng 55%.
Trong đó, công suất phòng giảm sút nghiêm trọng trong tháng 4, giai đoạn diễn ra cách ly toàn xã hội và bắt đầu được cải thiện trong tháng 5 và tháng 6 nhờ vào lượng khách nội địa bắt đầu du lịch trở lại.
Riêng đối với thị trường khách sạn cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM, vốn phụ thuộc đáng kể vào nguồn khách quốc tế nên công suất phòng tại hai thị trường này chỉ tăng nhẹ trong khoảng từ 1-1,5 điểm phần trăm trong những tháng vừa rồi. Như vậy, sự hồi phục hoàn toàn của ngành dịch vụ lưu trú sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến động khó lường và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch của thế giới.
“Du khách nội địa được kỳ vọng sẽ dẫn dắt sự phục hồi của thị trường và bù đắp phần nào sự sụt giảm lượng khách quốc tế trong năm 2020. Thị trường du lịch nội địa bắt đầu khởi sắc hơn từ tháng 6 với việc ghi nhận tổng lượt khách gia tăng gấp 2,3 lần so với trong tháng 5. Trong bối cảnh chưa thể đi du lịch nước ngoài, nhiều người Việt lựa chọn những điểm đến trong nước nhằm hỗ trợ ngành du lịch địa phương. Những điểm đến có thể dễ dàng tiếp cận bằng đường bộ như Sapa, Hạ Long ở miền Bắc hoặc Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt ở miền Nam đã đặc biệt hưởng lợi từ làn sóng phục hồi trong các tháng hè vừa qua”, theo nhận định của báo cáo.
Video đang HOT
Khả quan trong dài hạn, phòng thủ trong trước mắt
Theo dự báo của CBRE, tình hình hoạt động của các khách sạn trong quý III sẽ không có nhiều biến chuyển so với quý II bởi Việt Nam hiện đang trải qua làn sóng Covid-19 thứ hai và nhiều thành phố hoặc địa phương đang phải thiết lập cách ly xã hội để ngăn ngừa sự lây lan.
Trước những diễn biến phức tạp khó lường, nhu cầu du lịch trong nước chắc chắn sẽ giảm, khách du lịch nội địa cũng dè dặt hơn do những lo ngại leo thang về nguy cơ bùng phát dịch bất cứ lúc nào. Sự phục hồi ở phân khúc khách quốc tế cũng chưa có tín hiệu khả quan.
Đánh giá trong dài hạn, CBRE cho rằng triển vọng phát triển của ngành khách sạn ở Việt Nam rất khả quan nhờ vào cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Nhà nước.
Hơn nữa, Việt Nam được cả thế giới biết đến là một trong những quốc gia ứng phó thành công và hiệu quả nhất trong đại dịch. Điều này đã giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới, giúp thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
Còn trước mắt, theo ông Nguyễn Trọng Thức – Phó Giám đốc của CBRE Hotels Việt Nam, “Thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020-2021 được dự báo sẽ luôn ở trong tư thế phòng thủ, với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn”.
Chỉ 50 doanh nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ qua Sở Du lịch TP.HCM
Sau khi phổ biến Thông tư 01/2020 đến các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú trên địa bàn Thành phố, từ tháng 03/2020 đến nay, chỉ có 50 doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ qua Sở Du lịch TP.HCM.
Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM tính đến cuối tháng 02/2020, trên địa bàn có 1.099 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động theo Luật Du lịch năm 2017 (trong đó, có 869 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 134 doanh nghiệp lữ hành nội địa, 76 đại lý du lịch và 20 văn phòng đại điện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài).
Tuy nhiên, đến nay, có rất ít doanh nghiệp du lịch, lữ hành trên địa bàn chọn cách kết nối qua đầu mối là Sở Du lịch TP.HCM, nhằm kiến nghị nhu cầu vay vốn, giãn nợ,...do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 cho từng trường hợp.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM khẳng định đơn vị này đã triển khai thông tin về Thông tư 01/2020 đến tất cả các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú trên địa bàn Thành phố.
Theo đó, qua số liệu tổng từ Sở, chỉ có 50 doanh nghiệp cần hỗ trợ và Sở Du lịch TP.HCM đã chuyển danh sách đến ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM theo 3 đợt.
"Hiện, hầu hết các trường hợp đang được ngân hàng xem xét, trong đó, có 14 doanh nghiệp được gói hỗ trợ từ ngân hàng Nhà nước, còn lại thì đang được xem xét", bà Ánh Hoa nói và cho rằng, Sở Du lịch TP.HCM luôn lắng nghe, theo sát quá trình này bởi liên quan đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM chia sẻ thông tin tại họp báo ngày Hội Du lịch TP.HCM lần 16, được tổ chức chiều 8/7 tại TP.HCM.
Tuy nhiên, vị này cho rằng, các ngân hàng thương mại đang đánh giá hầu hết doanh nghiệp lữ hành thuộc nhóm rủi ro cao. Do đó, lãi suất được vay còn cao so với gói ưu đãi trong Thông tư 01/2020.
Đại diện này cho biết sẽ tiếp tục làm việc với ngân hàng Nhà nước nhằm trao đổi cụ thể hơn với các ngân hàng thương mại, đưa ra chính sách tài khóa linh hoạt hơn với doanh nghiệp lữ hành để hoãn thời gian phải trả nợ cũ nhưng không liệt vào nhóm nợ xấu.
"Nhu cầu tài chính của doanh nghiệp đang hoạt động, cố gắng cầm cự sẽ khác với doanh nghiệp sắp phá sản. Với nhóm ngành có số lượng doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động nhiều trong thời gian qua như du lịch, lữ hành cũng cần chính sách tài khóa khác thay vì chung chung", bà Ánh Hoa thông tin.
Cùng với đó là kỳ vọng không xếp doanh nghiệp du lịch lữ hành vào nhóm rủi ro cao.
Từ đó, được hưởng mức lãi suất cho vay thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại một hội thảo với lãnh đạo TP.HCM được tổ chức hồi tháng 05/2020, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel "tủi" khi ngành hàng không có Bộ Giao thông vận tải đứng ra, làm việc trực tiếp với Chính phủ và đề nghị một loạt chính sách.
Và các hãng hàng không được miễn, giảm nhiều khoản phí trong khi các doanh nghiệp du lịch, lữ hành còn gặp quá nhiều khó khăn vì hầu như đứng ngoài gói hỗ trợ của Chính phủ do không có tài sản thế chấp.
Nhà hàng, khách sạn còn có tài sản thế chấp. Công ty lữ hành chỉ có uy tín, thương hiệu.
"Công ty lữ hành tập trung tại TP.HCM đông nhất cả nước nhưng tôi đảm bảo qua đợt đại dịch lần này, số còn họat động được không quá 10 đầu ngón tay. Điều này rất nguy hiểm nếu không được hỗ trợ kịp thời khi công ty lữ hành gánh vai trò nghiên cứu, xây dựng, tổ chức, khai thác thị trường, đưa khách đến toàn bộ hệ thống dịch vụ, lưu trú", ông Nguyễn Quốc Kỳ nói tại buổi hội thảo hồi tháng 05/2020.
Theo Cục thống kê TP.HCM, doanh thu dich vu luu tru, an uông 6 thang nam 2020 uơc tinh đat 29.486 ty đông, chiêm 4,8% tông mưc va giam 47,3% so vơi cung ky nam truơc.
Trong 6 thang đâu nam, nganh dich vu luu tru, an uông chiu anh huơng tư dich bẹnh, nguơi dan han chê đi lai, an uông ben ngoai.
Ben canh đo, nganh an uông con chiu tac đọng tư Nghi đinh sô 100/2019 cua Chinh phu vê quy đinh xư phat nguơi tham gia giao thong co nông đọ côn vuơt qua quy đinh.
Cùng với đó, doanh thu du lich lư hanh đạt 4.328 ty đông, giam đên 71,2% so vơi cung ky nam truơc do anh huơng tinh hinh dich bẹnh trong va ngoai nuơc, nguơi dan han chê đi lai.
ĐHĐCĐ 2020 Hưng Thịnh Incons: Tiếp tục giữ vững mục tiêu tăng trưởng Ngày 30/06/2020, Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Incons (Hưng Thịnh Incons - MCK: HTN) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, thông qua kế hoạch năm 2020 với doanh thu 4.174 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 286 tỷ đồng, tiếp tục giữ mức tăng trưởng so với năm 2019. Đến tham dự đại hội...