Thị trường hàng hóa tuần 18-25/9: Đồng USD “làm loạn”
Việc USD có tuần tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 4/2020 khiến giá mặt hàng kim loại và nông sản trên thị trường hàng hóa quốc tế đồng loạt giảm trong tuần qua, trong khi nguyên liệu công nghiệp trở thành điểm sáng.
Ảnh Internet
Kim loại: Bạch kim, bạc cùng giảm mạnh nhất trong hơn 6 tháng
Phiên cuối tuần 25/9, tại sàn Thượng Hải, giá đồng kỳ hạn tháng 11/2020 giảm 0,2% xuống mức 7.447,2 USD/tấn (tương tương 50.740 CNY/tấn) trước số liệu tồn trữ kim loại hàng tuần từ nước tiêu thụ lớn nhất là Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên sàn London, đồng tăng giá 0,2% lên mức 6.535 USD/tấn. Trong phiên trước đó, giá đồng giảm về mức 6.449 USD/tấn – thấp nhất trong 1 tháng. Giá đồng giao sau 3 tháng tăng 0,7% lên 6.570 USD/tấn. Dù vậy, tính cả tuần, đồng vẫn giảm 1,63% so với tuần trước đó.
Giá bạch kim trên sàn NYMEX cũng giảm liên tục trong 4 phiên đầu tuần, trước khi hồi nhẹ trong phiên cuối tuần 25/9, đạt mức giá 838,7 USD/ounce. Tổng cộng cả tuần giảm 10,24%.
Giá bạc cũng giảm tới gần 16,9% xuống mức 23,02 USD/ounce trong tuần qua. Nhìn chung, bạch kim và bạc cùng có tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 20/3/2020.
Tương tự, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn Đại Liên cũng có tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 28/2/2020 xuống mức 765 CNY/tấn (112,28 USD/tấn), tương ứng giảm 4,64% bởi mối lo về nhu cầu suy yếu khi công suất sản xuất tại các nhà máy thép Trung Quốc giảm mạnh.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 0,7% xuống 3.522 CNY/tấn (516,92 USD/tấn), giá thép cuộn cán nóng giảm 0,3% xuống 3.660 CNY/tấn (3537,18 USD/tấn). Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 11/2020 tăng 1,1% lên 14.330 CNY/tấn (2.103,23 USD/tấn).
Nông sản: Tiếp đà điều chỉnh giảm
Giá ngô và đậu tương kết thúc tuần từ 18-15/9 bằng một phiên tăng nhờ cầu bắt đáy hoạt động tích cực sau 4 phiên giảm liên tiếp trước đó. Cụ thể, trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2020 tăng 2-1/2 US cent lên 10,02-1/2 USD/bushel, còn giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 1-3/4 US cent lên 3,65-1/4 USD/bushel.
Tuy nhiên, tính cả tuần, giá đậu tương vẫn giảm 4,67% – là tuần giảm mạnh nhất kể từ giữa tháng 3/2020, còn giá ngô giảm 3,5% – là tuần có mức giảm nhẹ nhất kể từ đầu tháng 4/2020.
Trong khi đó, giá lúa mì giảm trong phiên 25/9 do nguồn cung tại Mỹ trở nên đắt đỏ hơn đối với khách mua hàng vì USD tăng. Tính chung, giá lúa mì kỳ hạn tháng 12/2020 tuần qua giảm 5-1/2 US cent xuống 5,44-1/4 USD/bushel, tương ứng giảm 5,34%.
Nguyên liệu công nghiệp: Cao su, đường tiếp tục leo dốc, cà phê hồi phục nhẹ
Cao su có tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp khi kết thúc tuần qua nhờ hoạt động mua mới được thúc đẩy do lo ngại nguồn cung bị thắt chặt. Kết thúc phiên 25/9, trên sàn OSE, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 10/2020 đạt 1,95 USD/kg, tính cả tuần tăng 1,73%.
Trên sàn Thượng Hải, giá cao su kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 265 CNY mỗi tấn, lên mức 12.635 CNY/tấn (1.854 USD/tấn).
Tương tự là đường, sau khi đạt mức cao nhất 1 tháng (13,57 US cent/lb) trong ngày 23/9, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE tiếp tục leo lên 13,51 US cent/lb trong phiên cuối tuần qua, tương ứng tăng 1% và cả tuần tăng tổng cộng 1,8%.
Video đang HOT
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn London cũng tăng 0,6% lên 376,5 USD/tấn.
Hòa cùng nhịp tăng chung, cà phê ghi nhận sự hồi phục nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn ICE tăng 2,2% lên 1,1365 USD/lb vào ngày 25/9, hồi phục từ mức thấp nhất 2 tháng (1,0905 USD/lb) trong ngày 23/9. Tính cả tuần, cà phê arabica tăng 0,13%, trong khi tuần trước đó giảm hơn 14%.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London tăng 0,18% lên 1.358 USD/tấn.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) tăng 1,05% lên 2.786 ringgit/tấn (tương đương 668,91 USD)/tấn trong phiên cuối tuần 25/9, sau khi giảm 4 phiên liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu cọ giảm 9,5% – là tuần giảm mạnh nhất kể từ ngày 28/2/2020.
Thị trường ngày 08/9: Giá dầu, vàng tiếp đà giảm
Phiên giao dịch đêm qua nhiều thị trường Mỹ đóng cửa, giá dầu và vàng tiếp tục giảm, nhôm, đồng, quặng sắt tăng do hy vọng vào triển vọng của Trung Quốc.
Ảnh minh họa.
Dầu giảm
Giá dầu giảm trong phiên vừa qua sau khi Saudi Arabia cắt giảm giá sâu nhất trong 5 tháng đối với hàng bán sang Châu Á và do tình trạng không chắc chắn về nhu cầu của Trung Quốc.
Chốt phiên 7/9, dầu thô Brent giảm 65 US cent xuống 42,01 USD/thùng, trước đó giá đã giảm xuống 41,51 USD, thấp nhất kể từ ngày 30/7. Dầu thô WTI giảm 70 US cent xuống 39,07 USD/thùng sau khi xuống 38,55 USD, giá thấp nhất kể từ ngày 10/7.
Nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia đã giảm giá bán chính thức trong tháng 10 đối với dầu thô Arab Light mà nước này bán sang Châu Á với mức giảm lớn nhất kể từ tháng 5.
Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới đã mua chậm lại trong tháng 8 và tăng xuất khẩu sản phẩm của họ. Có rất nhiều bất ổn liên quan tới kinh tế Trung Quốc và mối quan hệ của họ với các quốc gia công nghiệp quan trọng, như Mỹ và Châu Âu.
Ngày lễ lao động đánh dấu kết thúc mùa hè tại Mỹ và điều đó khiến các nhà đầu tư tập trung vào nhu cầu nhiên liệu mờ nhạt hiện nay tại nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới này.
Giá dầu cũng bị áp lực giảm khi các công ty Mỹ tăng cường các giàn khoan mới khi giá dầu phục hồi gần đây.
Tuy nhiên, hy vọng về khả năng vaccine Covid-19 đã hỗ trợ giá sau khi các quan chức Australia cho biết họ dự kiến nhận được lô vaccine đầu tiên vào tháng giêng và vaccine này có khả năng bảo vệ trong nhiều năm.
Vàng giảm do USD tăng
Giá vàng giảm trong phiên do USD mạnh lên, mặc dù tình trạng kinh tế không chắc chắn đã hạn chế đà giảm của kim loại này khi các nhà đầu tư đợi sự tiến triển từ các ngân hàng trung ương.
Vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1.928,82 USD/ounce, trong khi vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 không đổi tại 1.933,6 USD, các thị trường Mỹ đóng cửa.
Chỉ số USD tăng 0,3% khiến vàng đắt hơn cho những người mua bằng đồng tiền khác.
Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu cắt giảm lãi suất để giải quyết khủng hoảng do virus corona, vàng đã tăng 27% trong năm nay khi lãi suất thấp làm giảm chi phí giữ vàng.
Hiện các nhà đầu tư tập trung vào quyết định chính sách của Ngân hàng trung ương Châu Âu công bố vào thứ năm.
Giá nhôm, đồng tăng
Giá nhôm tăng hướng tới mức cao nhất trong 7 tháng do tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và nhu cầu tại Châu Âu với những nơi khác làm tăng triển vọng xuất khẩu đi lên từ Trung Quốc, nhà sản xuất hàng đầu thế giới.
Nhôm trên sàn giao dịch kim loại London tăng 0,6% lên 1.797 USD/tấn. Giá kim loại này đã chạm 1.824 USD/tấn trong tuần trước, mức cao nhất kể từ tháng 1 và tăng 25% kể từ giữa tháng 5.
Nhập khẩu nhôm của Trung Quốc trong tháng 7 tăng gần gấp 7 lần so với năm trước lên mức cao thứ 2 trong lịch sử, khi nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về kim loại này trở thành nhà nhập khẩu ròng lần đầu tiên kể từ năm 2009. Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8, số liệu này thúc đẩy tâm lý nói chung trên thị trường kim loại công nghiệp, khiến giá đồng tăng lên 6.822,5 USD/tấn. Chốt phiên giá đồng tăng 1,1% lên 6.787 USD/tấn.
Dự trữ đồng của sàn giao dịch LME ở mức 77.550 tấn, thấp nhất kể từ năm 2005 và giảm hơn 70% kể từ giữa tháng 5. Dự trữ đồng ở mức thấp trong lịch sử kết hợp với việc nắm giữ một lượng lớn giấy chứng quyền bằng kim loại đồng trong vài tháng qua đã gây ra lo lắng về nguồn cung trên thị trường LME.
Quặng sắt Trung Quốc tăng
Giá quặng sắt của Trung Quốc tăng trong phiên qua bởi sự phục hồi trong tiêu thụ sản phẩm thép sử dụng trong xây dựng và hoạt động sản xuất.
Quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giao tháng 1/2021 đóng cửa tăng 0,3% lên 852 CNY (124,73 USD)/tấn. Giá đã tăng lên 872 CNY/tấn trong phiên này.
Tiêu thụ của 5 loại sản phẩm thép chính sử dụng trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất tăng 2,7% tính tới ngày 3/9 so với một tuần trước, theo số liệu từ công ty tư vấn Mysteel.
Trong khi đó, công suất hoạt động tại 163 nhà máy thép ở Trung Quốc ở mức 85,38% trong tuần trước so với 85,27% trong cùng kỳ một năm trước.
Thép thanh trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giao tháng 1/2021 giảm 0,6% xuống 3.736 CNY/tấn. Thép cuộn cán nóng giảm 1,3% xuống 3.864 CNY/tấn. Thép không gỉ kỳ hạn tháng 11 giảm 0,3% xuống 14.805 CNY/tấn.
Nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 8 giảm 10,9% so với tháng liền trước xuống 110,36 triệu tấn do nguồn cung từ các nhà cung cấp lớn đang giảm và do tắc nghẽn tại cảng.
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 8, làm lu mờ sự nhập khẩu đang bị sụt giảm kéo dài, do nhiều đối tác thương mại của họ đã nới lỏng việc phong tỏa thúc đẩy sự phục hồi kinh tế tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này.
Giá cao su tại Nhật Bản thấp nhất 2 tuần
Cao su của Nhật Bản xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, do giá tại Thượng Hải giảm thúc đẩy việc bán tháo trong khi giá dầu giảm cũng làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa này.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2/2021 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 0,4 JPY xuống 179,6 JPY (1,69 USD)/kg. Trong đầu phiên giao dịch giá đã giảm xuống 176,8 JPY, thấp nhất kể từ ngày 25/8.
Giá cao su giao tháng 1/2021 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 75 CNY xuống 12.465 CNY/tấn.
Đường trắng tăng giá
Đường trắng kỳ hạn tháng 10 đóng cửa tăng 4,5 USD hay 1,3% lên 359 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường này đang lấy lại một số nền tảng sau khi giảm xuống mức thấp nhất 6 tuần tại 350,3 USD/tấn, thúc đẩy một phần bởi các cuộc thảo luận về sự quan tâm tới giao nhận hàng. Hợp đồng kỳ hạn tháng 10 đáo hạn vào ngày 15/9.
Ấn Độ có thể duy trì trợ cấp xuất khẩu đường niên vụ 2020/21 trong một nỗ lực giảm tồn kho dư thừa và đảm bảo giá trong nước không giảm dưới một mức chuẩn của chính phủ.
Các nhà phân tích của Green Pool cho biết trong một bản cập nhật số liệu hàng tuần rằng xuất khẩu đường của Ấn Độ đã tiến triển tốt trong niên vụ 2019/20, với các khách hàng gồm Iran, Indonesia và Malaysia.
Sàn giao dịch New York đóng cửa nghỉ lễ trong ngày 7/9.
Giá lúa mì Châu Âu tăng nhẹ
Lúa mì trên sàn Euronext đóng cửa gần như không đổi do Mỹ đóng cửa nghỉ lễ đã loại bỏ những động lực thường lệ trong khi các thương nhân đánh giá triển vọng xuất khẩu.
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 12 đóng cửa tăng 0,25 euro, hay 0,1% lên 188,5 euro/tấn.
Khối lượng giao dịch là ít do Mỹ nghỉ lễ khiến các thị trường ngũ cốc Chicago đóng cửa, trong khi các thương nhân cũng đợi số liệu mùa vụ của Mỹ vào cuối tuần này.
Thị trường ngũ cốc sôi động trong 2 tuần qua bởi nhu cầu của Trung Quốc với ngũ cốc Mỹ tăng lên cùng với lo ngại về thiệt hại do thời tiết tới cây trồng vùng Midwest.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 08/9
Thị trường ngày 04/9: Giá dầu, vàng và đồng tiếp đà giảm, quặng sắt có chuỗi tăng dài nhất gần 4 tháng Chốt phiên giao dịch ngày 3/9, giá dầu, vàng, đồng, cà phê, ngô và lúa mì tiếp tục giảm, đường thấp nhất 1 tháng, trong khi palađi cao nhất 5 tháng, thiếc cao nhất hơn 1 năm, quặng sắt có chuỗi tăng dài nhất gần 4 tháng, đậu tương cao nhất hơn 2 năm. Ảnh minh họa. Giá dầu tiếp đà giảm Giá...