Thị trường giao dịch sôi động trở lại, cổ phiếu chứng khoán đua nhau bứt phá
So với vùng đáy hồi giữa tháng 11, phần lớn các cổ phiếu đều đã tăng khoảng 50-60% thị giá, các biệt có một số cái tên còn tăng trên 70%.
Dù vậy, mức hồi phục này vẫn chưa thấm vào đâu so với những gì đã mất sau giai đoạn trượt dài trước đó.
Sau 2 phiên điều chỉnh, thị trường chứng khoán đã tăng trở lại tuy nhiên áp lực chốt lời sau giai đoạn hồi phục mạnh trước đó vẫn còn hiện hữu. Bất chấp lực bán ra khá mạnh, dòng tiền “ồ ạt” đổ vào nhóm chứng khoán vẫn hấp thụ hết và đẩy một loạt cổ phiếu như VND, HCM, MBS, SHS,… tăng kịch trần “trắng bên bán”.
Phiên bứt phá mạnh tiếp tục nối dài đà hồi phục của nhóm chứng khoán. So với vùng đáy hồi giữa tháng 11, phần lớn các cổ phiếu đều đã tăng khoảng 50-60% thị giá, các biệt có một số cái tên như SHS, CTS còn tăng trên 70%. Dù vậy, mức hồi phục này vẫn chưa thấm vào đâu so với những gì đã mất sau giai đoạn trượt dài trước đó.
So với đỉnh, nhiều cổ phiếu nhóm chứng khoán vẫn còn thấp hơn khoảng 50-60%. Định giá các công ty chứng khoán cũng theo đó “mềm” đi đáng kể. Mức P/B cao ngất ngưởng 3-4 lần gần như không còn ngoại trừ một vài cái tên nhỏ, cá biệt. Thay vào đó, hầu hết các cổ phiếu nhóm này hiện chỉ có P/B quanh vùng 1-1,5 lần. Đây là một trong những yếu tố kích thích dòng tiền bắt đáy nhập cuộc thời gian gần đây.
Video đang HOT
Bên cạnh định giá tương đối hấp dẫn, thanh khoản có sự cải thiện rõ rệt thời gian gần đây cũng là một yếu tố tích cực hỗ trợ đà tăng của các cổ phiếu chứng khoán. Theo thống kê, giá trị khớp lệnh bình quân phiên trên HoSE từ đầu tháng 12 lên đến gần 17.300 tỷ đồng, tăng 75% so với tháng trước. Thực tế, giao dịch đã bắt đầu sôi động hơn từ cuối tháng trước khi thị trường hồi phục mạnh mẽ từ đáy 2 năm.
Thanh khoản cải thiện trong bối cảnh số lượng tài khoản mở mới tiếp tục sụt giảm. Trong tháng 11, nhà đầu tư trong nước đã mở mới 88.479 tài khoản chứng khoán trong tháng 11, giảm tháng thứ 6 liên tiếp và là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Điều này phần nào cho thấy dòng tiền mới nhập cuộc khá dè dặt và sự sôi động của thị trường chủ yếu nhờ tâm lý ổn định hơn của các nhà đầu tư vẫn ở lại thị trường sau giai đoạn sóng gió.
Ngoài ra, sự trở lại mạnh mẽ của khối ngoại cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy thị trường đi lên cả về mặt điểm số và thanh khoản. Trong tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 16.000 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HoSE, con số kỷ lục trong một tháng từng ghi nhận của chứng khoán Việt Nam. Xu hướng vẫn được tiếp nối sang tháng 12 khi khối ngoại tiếp tục mua ròng thêm gần 7.000 tỷ đồng. Bên cạnh ETF, dòng tiền P-Notes cũng được đồn đoán đang không ngừng đổ vào thị trường.
Những tín hiệu lạc quan bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên thị trường được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán sau 2 quý đầy khó khăn trước đó. Sự hồi phục mạnh mẽ của hàng loạt cổ phiếu sẽ góp phần giảm áp lực lên hoạt động tự doanh của nhóm chứng khoán. Thanh khoản tăng mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mảng môi giới và cho vay tăng trưởng trong thời gian tới.
Thêm nữa, về mặt cung cầu trên thị trường, thanh khoản còn là yếu tố mang tính quyết định đến khả năng đi lên của các nhóm cổ phiếu. Nguồn cung tăng vọt sau giai đoạn tăng vốn “ồ ạt” của các công ty chứng khoán càng đòi hỏi dòng tiền lớn để hấp thụ. Thời điểm hiện tại, nhiều cổ phiếu chứng khoán vẫn đang làm tốt việc hút tiền nhờ định giá khá hấp dẫn so với triển vọng dài hạn tuy nhiên xu hướng này có tiếp tục được duy trì hay không vẫn cần thời gian kiểm chứng.
Nhận định về tình hình kinh doanh cả năm 2022 của nhóm chứng khoán, KIS Việt Nam không kỳ vọng một năm như mơ tương tự năm 2021 với mức tăng vượt trội, mà thiên về các kịch bản với kết quả kinh doanh đi ngang hoặc giảm nhẹ. Càng về cuối năm, khi các kết quả kinh doanh nếu so trên cơ sở cùng kỳ năm ngoái sẽ ngày càng tiêu cực do nền cực kỳ cao vào nửa cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, triển vọng dài hạn của nhóm chứng khoán vẫn được đánh giá lạc quan nhờ dư địa tăng trưởng số lượng nhà đầu tư tham gia còn nhiều. Ngoài ra, một số câu chuyện như (1) Triển khai hệ thống KRX; (2) Rút ngắn chu kỳ thanh toán; (3) Thanh lọc thị trường trái phiếu; (4) Nâng hạng thị trường cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động của các công ty chứng khoán.
Dragon Capital mua vào hàng triệu cổ phiếu STB và GEX ở đỉnh sóng hồi
Sau các giao dịch gần đây, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital quản lý đã trở thành cổ đông lớn tại Sacombank và nâng tỷ lệ sở hữu tại Gelex lên trên 6%.
Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa thông báo đã hoàn tất mua vào 5,1 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong ngày 5/12. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm quỹ ngoại tăng từ 4,98% lên 5,25% và trở thành cổ đông lớn của nhà băng này từ ngày 7/12.
Trong đó, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company mua 3.010.000 cổ phiếu, Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) mua 2.500.000 cổ phiếu và Wareham Group Limited mua 500.000 cổ phiếu. Ngược lại, Hanoi Investment Holdings Limited, Norges Bank và Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust Equity lần lượt bán ra 500.000 cổ phiếu; 300.000 cổ phiếu và 100.000 cổ phiếu.
Động thái mua vào của nhóm quỹ ngoại diễn ra đúng đỉnh sóng hồi sau khi cổ phiếu này đã tăng gần 50% từ đáy hồi giữa tháng 11. Ước tính tại mức thị giá STB đóng cửa trong ngày diễn ra giao dịch (5/12), Dragon Capital có thể đã chi khoảng 114 tỷ đồng cho thương vụ trên.
Ngay sau khi nhóm quỹ ngoại trở thành cổ đông lớn, STB đã quay đầu giảm mạnh 2 phiên liên tiếp trong đó có 1 phiên sàn và hiện đang dừng ở mức 20.300 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa tương ứng gần 38.300 tỷ đồng, thấp hơn 43% so với thời điểm đạt đỉnh hồi đầu tháng 2 năm nay.
Cùng ngày 5/12, các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital quản lý đã mua thêm 3 triệu cổ phiếu GEX của CTCP Tập đoàn Gelex qua đó nâng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm từ 5,68% lên 6,03%. Trong đó, Grinling International Limited mua 2 triệu cổ phiếu và VEIL mua 1 triệu cổ phiếu. Trước đó, nhóm Dragon Capital đã trở thành cổ đông lớn của Gelex từ ngày 1/12 sau khi mua gần 5,2 triệu GEX trong phiên 29/11.
Tương tự như STB, Dragon Capital mua thêm GEX cũng đúng vào đỉnh sóng hồi sau khi cổ phiếu này tăng hơn 40% từ đáy hồi giữa tháng 11. Ước tính tại mức thị giá đóng cửa trong ngày diễn ra giao dịch (5/12), Dragon Capital có thể đã chi 48,6 tỷ đồng cho thương vụ trên. Cổ phiếu này sau đó đã điều chỉnh giảm 2 phiên liên tiếp và hiện đang dừng ở mức 15.350 đồng/cổ phiếu.
Thời gian gần đây, nhóm Dragon Capital đã liên tục có những động thái mua vào mạnh tay hàng loạt cổ phiếu như KDH, HDG, KBC, DGC, DPM, DCM, FRT, PVD, VHC,... Trong đó. quỹ tỷ USD VEIL là thành viên tích cực nhất khi mua gom nhiều cổ phiếu với khối lượng lớn từ hàng triệu đến hàng chục triệu đơn vị.
Lý giải về việc thường xuyên lướt sóng thời gian gần đây, chuyên gia của Dragon Capital cho biết, trong danh mục sẽ có những cổ phiếu đặt mục tiêu dài hạn và cũng có những cổ phiếu có mục tiêu ngắn hạn hơn. Ngược lại, danh mục của quỹ có những khoản đầu tư lại mang tính chất chu kỳ và cần hạ tỷ trọng khi hết chu kỳ tăng trưởng. Quỹ "trading" thường xuyên vì cần thay đổi chiến lược khi có những yếu tố tác động.
Theo Dragon Capital, với lượng tiền mặt cao, quỹ có thể nắm bắt cơ hội tốt khi thị trường bước vào chu kỳ tăng mới. "Khi thị trường có đủ 5 tiêu chí (1) lãi suất ngừng tăng (2) tỷ giá có dấu hiệu ổn định (3) thanh khoản không tệ đi (4) chính phủ bàn về giải pháp hỗ trợ những tổ chức có nguy cơ phá sản (5) kỷ vọng lợi nhuận yếu đi để xác lập vùng đáy, Dragon Capital sẽ giải ngân rất quyết liệt" - Chuyên gia nhấn mạnh.
Phiên 8/12: Thị trường đảo chiều tăng điểm, khối ngoại tiếp tục chi hơn 600 tỷ đồng mua cổ phiếu Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ tiếp tục mạnh tay mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 612 tỷ đồng. Sau phiên giảm sâu hôm qua, tâm lý tích cực dẫn dắt thị trường đảo chiều tăng điểm. Đà hưng phấn lan tỏa trong phiên sáng giúp VN-Index có thời điểm bứt phá hơn 36 điểm....