Thị trường di động Việt Nam: Cuộc chơi nhàm chán
Samsung và Oppo thống trị về doanh số bán ra trong khi nhiều ông lớn có dấu hiệu buông xuôi bởi không đủ sức cạnh tranh, tất cả tạo ra bức tranh buồn tẻ trên thị trường di động.
Trong nhiều tháng qua, danh sách top 10 smartphone bán chạy nhất của các hệ thống bán lẻ tràn ngập di động từ Samsung, Oppo. Chẳng hạn, tháng 2 chứng kiến sự thống trị của các model như Samsung Galaxy J2, J5, J7, Oppo Neo 7, F1.
Riêng nhóm di động cao cấp, ngoài iPhone của Apple và Samsung Galaxy S7, hầu hết các mẫu di động còn lại đều xuất hiện một cách mờ nhạt. Theo số liệu từ hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam, không một model cao cấp nào (giá bán trên 10 triệu đồng) có sức bán quá 100 máy trong tuần trước, ngoại trừ iPhone và một số smartphone của Samsung như dòng S, Note hay Galaxy A7 2016.
3 model chạy Android đáng chú ý trong nửa đầu năm nay. Trong số này, chỉ có Galaxy S7 đã bán ra thị trường. Ảnh: Fuchsphone.
Sự cạnh tranh có phần kém mạnh mẽ từ các tên tuổi lớn còn lại khiến bức tranh thị trường di động tại Việt Nam trở nên nhạt nhòa. Nhiều hãng di động mang danh ông lớn vẫn án binh bất động, mặc dù năm 2016 đã trôi qua được 1/3. Điều này càng khiến thị trường kém tính cạnh tranh hơn.
Năm 2014, HTC tung 11 smartphone tại Việt Nam, trở thành hãng di động có số lượng model nhiều nhất trên thị trường. Bước sang 2016, họ chỉ tung duy nhất một máy cho đến tháng 4 (có thể dài hơn nữa), đó là chiếc Desire 820G . Tuy nhiên, đây không phải là smartphone mới. Desire 820G ra mắt tháng 6 năm ngoái, đưa về Việt Nam dưới dạng xả hàng.
Asus tung ra thị trường 4 smartphone mới từ đầu năm nhưng đều là các bản nâng cấp nhẹ như Zenfone Go 4.5, Zenfone 2 Laser LTE. Trong khi đó, Zenfone Max và Zenfone Zoom đều không phải model đời 2016. Sản phẩm chủ lực của hãng trong năm nay chưa hẹn ngày ra mắt, trong bối cảnh Zenfone 2 đã có hơn một năm tuổi đời.
Sony thậm chí còn hờ hững với thị trường hơn khi gần như bỏ mặc đại lý trong khoảng 2 tháng qua. Một số đại lý đã hết sạch hàng tồn, nhưng không thể nhập máy mới về bán. Sản phẩm duy nhất họ bán ra là chiếc Xperia M4 Aqua bản LTE, trong khi các model có sẵn liên tục giảm giá. Theo một số nguồn tin, những chiếc Xperia dòng X của hãng phải đến tháng 7 mới về nước.
Việc thiếu đi tính cạnh tranh từ các hãng di động nói trên khiến thị trường trở nên trầm lắng hơn bao giờ hết. Đại diện một số hệ thống cho biết, tình hình kinh doanh đang có chiều hướng xấu đi.
Video đang HOT
Không chỉ nhóm sản phẩm chính hãng, thị trường di động xách tay cũng chịu chung cảnh đìu hiu, dù cửa hàng dùng nhiều cách khác nhau để kích cầu. Sức ép thị trường khiến các đơn vị này buộc phải liên tục giảm giá sản phẩm. “Nhiều model bán ra chỉ chênh vài trăm nghìn đồng so với giá nhập. Tính thêm chi phí bảo hành, quà tặng, biên độ lợi nhuận bị giảm xuống mức cực thấp nhưng không còn cách nào khác”, một dân buôn chia sẻ.
Bức tranh thị trường di động hiện nay trái ngược hoàn toàn với 2-3 năm trước. Khi đó, Samsung vẫn dẫn đầu thị trường nhưng ở mỗi phân khúc, người ta đều thấy được sự cạnh tranh gay gắt, đặc biệt ở nhóm cao cấp và giá rẻ. Trong khi đó, phần lớn nỗ lực của các hãng hiện nay dồn vào nhóm tầm trung (từ 5 đến dưới 10 triệu đồng). Smartphone giá rẻ không mang lại nhiều lợi nhuận trong khi nhóm cao cấp đã bão hòa.
Thành Duy
Theo Zing
Smartphone Nokia mới là ý tưởng tồi
Smartphone Nokia sẽ là ý tưởng không ổn ở hiện tại, họ không còn đủ nguồn lực để xông vào thị trường ngày càng bão hòa.
Sau khi hết hạn hợp đồng ràng buộc với Microsoft, nhiều người đã le lói một tia hy vọng về sự trở lại của cựu hoàng Nokia, theo Android Authority.
Nhìn lại số liệu của Nokia những năm qua, dòng Lumia không thể gọi là thành công, phần cứng khá khập khiễng cộng với kho ứng dụng nghèo nàn của Windows Phone đã khiến họ đánh mất thị phần.
Ngay cả camera xuất sắc trên vài sản phẩm cao cấp cũng không đủ để thu hút số đông người dùng và đẩy họ xuống dần các bậc thang thị trường. Trong khi Nokia đẩy mạnh Windows Phone và nhất quyết cho rằng thiết bị của họ vẫn dẫn đầu, Samsung và Apple ngày càng hoàn thiện sản phẩm và thâu tóm thị trường.
Nokia thực tế gặp nhiều khó khăn trước khi họ bán mảng di động và mất đi nhiều nhân viên then chốt. Thị trường ngày càng bão hòa khiến khiến các hãng ngưng đột phá, tập trung hoàn thiện những gì họ tạo ra và tiến tới tối đa hóa doanh số. Cố gắng đẩy mạnh một sản phẩm ở thời điểm hiện tại gần như là không thể, ngay cả với các ông lớn.
Chông gai với con đường phía trước
Nhiều tin đồn cho rằng, Nokia sẽ quay lại với thiết bị bí ẩn mang tên Nokia C1. Tính xác thực của những lời đồn này vẫn chưa rõ ràng, nhưng khó nhận rằng, Nokia sẽ gặp nhiều khó khăn trên mặt trận Android.
Trước hết, dù Nokia đã thống trị Windows Phone một vài năm, Android là một chiến trường hoàn toàn khác, nơi họ không có chút kinh nghiệm nào và hàng loạt kẻ thù đang chờ đợi.
Những sản phẩm Android đầu tiên của Nokia không tạo được dấu ấn tốt. Ảnh: Android Authority.
Nokia có thể đã tự thử thách triết lý thiết kế phần mềm và các tính năng trên thiết bị mới của họ, làm tăng thêm giá thành sản phẩm. Nếu muốn C1 thành công, Nokia cần đầu tư vào các phần mềm, dù là tạo ra màu sắc, giao diện mới hoặc đơn giản chỉ là các tính năng phần mềm tăng giá trị cho người dùng.
Thử thách của họ về phần mềm không chỉ là tạo ra giao diện tùy biến, mà còn là những ứng dụng thực sự hữu dụng.
Lấy ví dụ, TouchWiz từ Samsung đã được đón nhận tốt bởi phần lớn người dùng, và sẽ được duy trì đến các thế hệ tiếp theo. Điều khiến Samsung trở nên độc đáo là toàn bộ bộ tính năng được gắn hẳn vào từng chiếc điện thoại. Samsung đã nâng cấp Android theo nhiều cách, điều mà Nokia cần làm theo để tạo được một phiên bản Android đáng dùng cho riêng họ.
Những công ty khác có thể kể đến là HTC với Sense UI, LG với UX, đều đã dành nhiều thời giờ hoàn thiện giao diện, và cũng trải qua nhiều thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu người dùng.
Cuộc chiến khó khăn
Một thử thách nữa là các đối thủ đang lên như Huawei hay Motorola, những kẻ đang đẩy mạnh nhóm phổ thông nhưng vẫn tìm cách len vào nhóm cao cấp ở các thị trường khó tính. Huawei đã bắt đầu giao hàng ở thị trường Mỹ, liên kết với Google để tạo ra Nexus 6P. Motorola cũng có tiếng vang nhất định với dòng Moto X, G và E.
Android không an toàn như sân chơi Windows Phones. Ảnh: Android Authority.
Để tạo dấu ấn trong thế giới smartphone và làm gián đoạn bước tiến của Huawei hay Motorola, Nokia cần đổ tiền để tạo ra các sản phẩm có cấu hình cao, nhưng vẫn đạt giá cạnh tranh. Nhiều công ty mới sẽ có khả năng làm điều này, nhưng Nokia không ở trong tư thế đủ sức cắt giảm chi phí và vẫn kiếm lời với C1.
Phân khúc cao cấp đang rất khó để len vào, nhưng thành công ở phân khúc phổ thông thậm chí còn gian nan hơn.
Năm 2015, Samsung tung ra cùng lúc 4 sản phẩm S6, S6 edge, Note 5 và S6 edge , các sản phẩm được đánh giá "đáng tiền" cho nhãn giá. Họ tiếp tục chiến lược đó với S7/S7 edge; Samsung dường như đi mọi nước cờ chính xác, và là một trong những nhà sản xuất có lợi nhuận đều đặn vài năm trở lại đây.
Nhưng nếu ngay cả một gã tiền tấn như Samsung cũng chật vật để kiếm lợi nhuận, các công ty như Nokia sẽ càng khó khăn hơn. Tất nhiên, Nokia vẫn còn giá trị thương hiệu và niềm tin của người dùng, chủ yếu là những kỷ niệm tốt đẹp trong quá khứ. Nhưng hãy nhìn BlackBerry, hoài cảm cũng có giới hạn của nó.
Con đường nào cho Nokia?
Sau tất cả, Nokia thực sự nên tập trung thời gian công sức vào phần mềm và những nỗ lực khác bên cạnh phần cứng, thậm chí giành bản quyền thương hiệu như dòng tablet N1, thay vì cố gắng lao vào những hành trình khiến họ càng mất hút trên thị trường.
Kỷ niệm nào cũng đẹp, nhưng không phải kỷ niệm nào cũng mang lại lợi nhuận. Ảnh: Android Authority.
Nokia có những lý do chính đáng khi bán mảng di động cho Microsoft vào năm 2013, và họ không nên suy xét lại vào lúc này. Quyết định đó đã giúp Nokia vượt qua phần nào khó khăn, có thêm thời gian và nguồn lực để cải thiện sản phẩm mới.
Có vẻ họ nên tránh khỏi con đường nhiều dấu chân và nhường cuộc đua cho những đối thủ khác, trong lúc đó, Nokia hãy dành dụm tiền bạc và công sức cho những ngày gió mưa sắp tới.
Lê Phát
Theo Zing
Bí mật đằng sau thiết kế của ZenFone Zoom Chiếc smartphone cao cấp nhất của Asus không chỉ mạnh mẽ về cấu hình mà còn sở hữu phần thân máy mỏng, tinh tế, ốp da sang trọng. Ý tưởng tạo ra một chiếc smartphone có khả năng zoom quang học đã được các kỹ sư và đội ngũ thiết kế Asus ấp ủ từ đầu năm 2014. Các ý tưởng thiết kế...