Thị trường di động: Muôn cảnh đối phó mùa dịch “Cô vít”
Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới thị trường bán lẻ. Trong bối cảnh đó, nhiều chủ cửa hàng điện thoại nhỏ lẻ đang cố tìm cách thích nghi để có thể “sống sót” qua mùa dịch.
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã kéo theo tâm lý bất ổn tại nhiều nơi trên thế giới. Với thị trường di động, dịch bệnh cũng đồng nghĩa với một khoảng thời gian dài kinh doanh ảm đạm.
Theo thống kê của Strategy Analytics, lượng tiêu thụ smartphone toàn cầu trong tháng 2/2020 đạt 61,8 triệu chiếc, giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do việc sản xuất smartphone tại Trung Quốc bị đình trệ. Trong khi đó dịch bệnh khiến kinh tế bị ảnh hưởng, nhu cầu mua sắm của người dùng cũng thấp hơn.
Điều này dự kiến sẽ còn tiếp tục trong tháng 3 và 4 của năm nay khi nhiều quốc gia trên thế giới như Italia, Anh, Malaysia, Ấn Độ, Hy Lạp,… đã ra lệnh phong toả toàn quốc nhằm đối phó với dịch Covid-19.
Nhiều cửa hàng chuyển hướng sang online nhiều hơn thay vì chủ yếu là offline như trước. Ảnh: Trọng Đạt
Doanh thu giảm vài chục %, xin hoãn tiền nhà vì Covid-19
Theo ghi nhận của Pv. VietNamNet, tại Việt Nam, dù chưa có những thống kê chính thức, thế nhưng sức tác động của Covid-19 đối với thị trường di động có thể dễ dàng nhận thấy.
Video đang HOT
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, anh D – chủ một hệ thống chuyên kinh doanh các sản phẩm Apple cho biết, doanh thu hệ thống của anh trong mấy tháng gần đây giảm mạnh.
“Tháng trước, doanh thu ở một số cửa hàng đã giảm đến vài chục phần trăm. Nhân viên chủ yếu ngồi chơi bởi người đến mua sắm, thăm quan quá ít do lo ngại vấn đề dịch bệnh,”, anh D nói.
Chia sẻ thêm, anh D. cho biết đã liên hệ với một vài chủ mặt bằng để xin được hỗ trợ nhằm giảm bớt một phần chi phí kinh doanh. Thế nhưng, không phải chủ cho thuê nhà nào cũng sẵn lòng trợ giúp. Nhiều chủ nhà còn trả lời lại bằng những câu nói rất vô cảm.
Tuy vậy, thay vì bi quan, anh D. cho biết sẽ bỏ thêm vốn mở rộng kinh doanh bởi đây cũng là thời điểm tốt để thuê được mặt bằng giá rẻ.
Theo anh D.: “Dịch bệnh khiến nhiều cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Điều đó cũng vô tình tạo cơ hội cho các nhà đầu tư khác muốn tìm kiếm mở rộng mặt bằng.”.
“Có những địa điểm mình đã ngắm từ lâu nhưng vì họ có hợp đồng dài hạn nên không dễ dàng lấy được. Dịch bệnh đã vô tình mang đến cơ hội để mình có trong tay những mặt bằng đó.”, anh D chia sẻ.
Thị trường di động đang chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt
Đóng bớt cửa hàng, chuyển sang bán hàng online
Không phải ai cũng giữ được tinh thần lạc quan như a D. Tại hệ thống cửa hàng di động HK, người quản lý cho biết đã phải tạm dừng hoạt động, đóng bớt một số cơ sở kinh doanh nhằm đối phó với tình hình dịch bệnh.
Do có 2 cơ sở tại Hà Nội, doanh nghiệp này lựa chọn việc đóng bớt cửa hàng trên phố Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội), dồn mọi hoạt động mua bán về phía chi nhánh đặt tại Long Biên. Theo chủ cơ sở trên, điều này giúp anh giảm một phần chi phí nhân viên, lại kiểm soát tốt hơn lượng người ra vào trong mùa dịch.
Thay vì việc mua bán chủ yếu theo hình thức trao tay như trước kia, doanh nghiệp này cũng hướng tới việc kinh doanh online nhằm giảm thiểu bớt nguy cơ gây nhiễm.
Theo đó, với những sản phẩm có giá trị nhỏ như phụ kiện điện thoại, cửa hàng này nhận ship theo đơn. Trong trường hợp khách trực tiếp lấy hàng, cần liên hệ trước để chủ cơ sở đóng gói sẵn, chỉ việc lấy mang đi nhằm hạn chế tiếp xúc.
Dù lượng đơn hàng có phần giảm sút do thói quen mua sắm thay đổi, chủ cơ sở này cho biết vẫn chấp nhận, miễn điều đó giúp đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người.
Trọng Đạt
Google cấp gói cứu trợ 340 triệu USD quảng cáo miễn phí cho doanh nghiệp nhỏ
Google đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách chênh lệch kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra.
Google còn có các khoản hỗ trợ tài chính không xác định giúp tăng năng lực sản xuất các thiết bị y tế giữa mùa dịch Covid-19
Google sẽ cung cấp 340 triệu USD tín dụng quảng cáo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tài khoản quảng cáo đang hoạt động. Theo thông tin Google công bố hôm 27.3, đây là một phần trong gói phản ứng trị giá 800 triệu USD của công ty trước đại dịch Covid-19.
"Dịch Covid-19 đang tiếp tục diễn biến theo chiều hướng tệ hơn trên toàn thế giới, nó đã gây ra sự tàn phá đối với đời sống và cộng đồng. Để giúp giải quyết một số trong những thách thức này, chúng tôi đã công bố một cam kết mới trị giá 800 triệu USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chính phủ, các tổ chức y tế và nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống lại đại dịch này", ông Sundar Pichai, Giám đốc điều hành Google, nói.
Ngoài hỗ trợ quảng cáo miễn phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gói cứu trợ mới của Google còn xây dựng quỹ đầu tư 200 triệu USD giúp các tổ chức phi chính phủ và tổ chức tài chính chuyên cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ, 250 triệu USD tài trợ quảng cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan chính phủ để cung cấp thông tin ngăn dịch Covid-19 lây lan, 20 triệu USD tín dụng Google Cloud cho các tổ chức và nhà nghiên cứu. Ngoài ra, còn có các khoản hỗ trợ tài chính không xác định giúp tăng năng lực sản xuất các thiết bị y tế, bao gồm khẩu trang và máy thở, theo CNBC.
Thông báo trên được đưa ra sau khi các hãng công nghệ lớn như Apple, Facebook và công ty phần mềm dựa trên cơ sở đám mây Salesforce thành lập các quỹ cứu trợ cho tình trạng chênh lệch kinh tế do ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Verily, công ty chị em của Google, trong tuần này cũng tăng cường kiểm tra với sự giúp sức của 1.000 tình nguyện viên của Google như một phần trong nỗ lực sàng lọc người có triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuần trước, Google đã ra mắt trang web thông tin riêng biệt về dịch bệnh.
Ông Pichai hôm 27.3 còn nói rằng nhân viên tại khắp các công ty thuộc công mẹ Alphabet đang nỗ lực "đem đến kỹ thuật, chuỗi cung ứng và chuyên môn chăm sóc sức khỏe để tạo điều kiện tăng sản xuất máy thở, làm việc với các nhà sản xuất thiết bị, nhà phân phối và chính phủ" trong nỗ lực đối phó với đại dịch. Ngoài các cam kết đã nêu, hãng công nghệ Mỹ còn tăng số lượng quà tặng cho mỗi nhân viên hằng năm từ 7.500 USD lên 10.000 USD.
Người Hàn lên mạng xã hội giải khuây giữa mùa dịch Covid-19 Khi YouTuber Ddulgi đăng đoạn video 4 phút về cách làm món cà phê dalgona lên mạng giữa tháng 2, cô không ngờ nó lại thành "siêu hit" thu hút hơn 3 triệu lượt xem trong chưa đầy một tháng. Ảnh chụp màn hình video hướng dẫn làm cà phê Dalgona của YouTuber Ddulgi Trong khi ở nhà để thực hiện "cách biệt...