Thị trường di động chợ đen tại Triều Tiên
Di động Trung Quốc lắp sẵn SIM được tuồn vào Triều Tiên, phục vụ nhu cầu của những người muốn liên lạc với người thân tại nước ngoài.
Triều Tiên là quốc gia bị cô lập với thế giới bên ngoài từ kinh tế, ngoại giao đến công nghệ. Chỉ khoảng 3 triệu người Triều Tiên sử dụng các thiết bị di động, tuy nhiên họ vẫn bị hạn chế khi các sản phẩm đó chỉ kết nối với mạng nội địa.
Những người sở hữu điện thoại di động đều thuộc tầng lớp tinh hoa của nước này. Vẫn có một bộ phận người Triều Tiên tìm cách liên lạc với thế giới bên ngoài thông qua thị trường di động chợ đen.
Chỉ khách du lịch đến Triều Tiên mới có thể truy cập Internet thông qua kết nối 3G.
Một báo cáo mới đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết di động Trung Quốc đang len lỏi vào đời sống người dân của quốc gia bí ẩn này. Chúng trở thành công cụ để họ liên lạc với người thân, gia đình, bạn bè sống ở nước ngoài.
Báo cáo chỉ ra, người thân ở nước ngoài sẽ tìm cách gửi về Triều Tiên điện thoại di động từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc để giữ liên lạc.
Những người Triều Tiên sẽ lắp SIM của các nhà mạng Trung Quốc vào điện thoại. Tiếp đó, họ đến những khu vực sát biên giới để bắt sóng từ nước láng giềng.
Video đang HOT
Nhân viên của nhà mạng Koryolink (Triều Tiên) đang lắp SIM cho khách du lịch.
Một người lao động Triều Tiên chia sẻ việc mua SIM Trung Quốc không chỉ khó mà còn đắt đỏ. Anh phải tốn 16 USD để sở hữu SIM, tương đương 10 tháng thu nhập.
Chính sự khép kín của Triều Tiên đã tạo điều kiện hình thành nên nghề trung gian SIM và điện thoại. Việc mang điện thoại di động về nước hợp pháp là điều không thể. Chính vì vậy, mỗi một thiết bị mang về cho người nhà thông qua trung gian có giá khoảng 500 USD.
Không chỉ có thế, những người Triều Tiên sử dụng điện thoại liên lạc ra nước ngoài có thể bị bỏ tù. Theo luật An ninh Quốc gia Triều Tiên, việc liên lạc với các cá nhân, tổ chức chống chính phủ có thể đối mặt với án phạt lên đến 10 năm tù.
Trần Tiến
Theo Zing
2016 tiếp tục là năm của di động Trung Quốc
Những cái tên như Xiaomi, Lenovo, Huawei hay Oppo đang dần lớn mạnh tại Việt Nam. Di động Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường giá rẻ và vươn dần lên nhóm trung trong năm nay.
Nếu như thị trường smartphone cao cấp là cuộc cạnh tranh khốc liệt của các gã khổng lồ như Apple, Samsung, Sony, LG thì ở nhóm thấp hơn, Lenovo, Huawei, Xiaomi đang dần chiếm lĩnh thị trường và chia nhau miếng bánh béo bở này.
Những gì vừa diễn ra ở MWC 2016 cho thấy, nhiều khả năng di động Trung Quốc sẽ tiếp tục làm chủ thị trường giá rẻ và tầm trung trong năm 2016.
Điện thoại Trung Quốc đã vươn tầm thế giới
Trước đây, những smartphone Trung Quốc thường nhái theo thiết kế của những tên tuổi lớn. Chỉ cần một siêu phẩm nào mới xuất hiện trên thị trường, ngay lập tức một model có thiết kế tương tự cũng sẽ ra đời ở Trung Quốc với giá bán rẻ hơn rất nhiều so với "hàng thật".
Khi đã xây dựng được tên tuổi riêng của mình, họ dần bước ra khỏi cái bóng của những gã khổng lồ và ghi dấu ấn riêng trên sân chơi toàn cầu. Minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng này là sự kiện ra mắt Xiaomi Mi 5 tại MWC 2016. Cùng với Samsung, Sony, LG, HTC, "Apple Trung Quốc" cũng đem đến triển lãm di động lớn nhất thế giới chiếc smartphone đầu bảng của mình và nhận được nhiều phản hồi tốt từ cộng đồng.
Thiết kế đẹp, cấu hình cao, Xiaomi Mi 5 được ví như sát thủ trong phân khúc tầm trung. Ảnh: Th everge.
Không ngừng chạy đua cấu hình
Ngoài mẫu mã phong phú, điện thoại Trung Quốc cũng luôn được trang bị cấu hình mạnh hơn rất nhiều so với những model cùng tầm giá. Ví như công nghệ cảm biến vân tay, khi Apple, Samsung, Sony mới đem tính năng này lên những thiết bị cao cấp thì không ít smartphone Trung Quốc cũng có cảm biến vân tay.
Tất nhiên, khó có thể so sánh hiệu năng trên một smartphone giá 5-7 triệu với một flagship giá vài chục triệu. Những thông số về cấu hình vẫn mang một ý nghĩa nhất định với người dùng. Để sở hữu một thiết bị có cấu hình cao với giá rẻ, smartphone Trung Quốc là lựa chọn sáng giá.
ZTE Blade A1 hiện là smartphone có cảm biến vân tay rẻ nhất thế giới với giá chưa đến 100 USD.
Tiếp cận thị trường một cách bài bản
Trước đây, điện thoại Trung Quốc thường là những model không tên tuổi và về Việt Nam theo đường không chính hãng. Tuy nhiên, những năm trở lại đây họ đã bắt đầu xây dựng tên tuổi và có những chiến lược marketing rầm rộ.
Những tên tuổi như Oppo, Lenovo, Huawei đang bành trướng thị trường và đe dọa trực tiếp đến các tên tuổi nội địa cũng như những hãng di động lâu đời.
Nhiều hãng di động Trung Quốc không ngại chi mạnh cho các chiến dịch quảng bá thương hiệu đến người dùng.
Nhìn từ MWC 2016, nhiều dự đoán cho thấy điện thoại Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm lĩnh thị trường di động tầm trung và giá rẻ trong năm nay. Khi những smartphone mới của Xiaomi, Huawei, Lenovo về nước, chúng có thể nhanh chóng trở thành tâm điểm của thị trường với thiết kế đẹp, cấu hình cao nhưng được bán với giá rẻ.
Khương Nha
Theo Zing
Hành trình 'cá chép hóa rồng' của Microsoft Chính quyết định giữ lại DOS - tiền thân của nền tảng Windows - đã giúp Microsoft trở thành một trong những gã khổng lồ công nghệ của thế giới. Năm 1980, Bill Gates đưa ra quyết định được cho là quan trọng và sáng suốt nhất đời mình khi từ chối bán bản quyền hệ điều hành đầu tiên cho gã khổng...