Thị trường dầu mỏ có thể đối mặt với viễn cảnh ‘ngày tận thế’
Việc ngừng sản xuất dầu ở Libya và tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn nếu không tìm được nguồn cung mới.
Thế giới nguy cơ đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Ảnh: Reuters
Theo Tiến sĩ Cyril Widdershoven, nhà quan sát lâu năm về thị trường năng lượng toàn cầu, thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ rất biến động trong những tháng tới nếu năng lực hạn chế từ nhà sản xuất chính của OPEC được xác nhận. OPEC sẽ họp lại trong những ngày tới để thảo luận về các thỏa thuận xuất khẩu sau khi công bố Bản tin thống kê thường niên (ASB) 2022.
Trong nhiều năm, các nước OPEC là nhà sản xuất chính trên thị trường dầu mỏ. Với công suất dự phòng khoảng 3-4 triệu thùng/ngày, Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất ( UAE) luôn được coi là điểm đến cuối cùng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng lớn trên thị trường dầu khí.
Trước đây, khi thị trường dư thừa, dường như không gì có thể đe dọa thị trường dầu mỏ, ngay cả khi xung đột lớn nổ ra ở Libya, Iraq hoặc những nơi khác. Tuy nhiên, sự mở cửa trở lại của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19 đã làm dấy lên lo ngại rằng các nhà sản xuất dầu hàng đầu, bao gồm Mỹ và Nga, không thể cung cấp đủ khối lượng cho thị trường. Các nhà sản xuất hàng đầu của OPEC là Saudi Arabia và UAE hiện đang được cho là sẽ tăng sản lượng lên mức cao trong lịch sử và do đó giúp hạ giá dầu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga-Ukraine, vốn làm giảm 4,4 triệu thùng dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỗi ngày trong những tháng tới, đã khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Tuần này, một kịch bản về “ngày tận thế” có thể xuất hiện trên các thị trường dầu mỏ, không chỉ do các chiến lược xuất khẩu của OPEC mà còn do bất ổn nội bộ gia tăng ở Libya, Iraq và Ecuador. Những bất ổn chính trị và kinh tế có thể xảy ra ở những nơi khác cũng đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất, trong khi việc khai thác dầu từ đá phiến của Mỹ vẫn không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sản lượng tăng đáng kể trong những tháng tới.
Các thị trường dầu mỏ toàn cầu từ lâu đã tin rằng OPEC có đủ năng lực sản xuất dự phòng để ổn định thị trường, đặc biệt là Saudi Arabia và UAE. Tuy nhiên, không có bằng chứng thực tế nào cho thấy OPEC đã tăng năng lực sản xuất trong ngắn hạn.
Một nghiên cứu của nhà phân tích hàng hóa Tobin Gorey của Ngân hàng Commonwealth lưu ý rằng hai nhà lãnh đạo trên của OPEC đang sản xuất với giới hạn công suất trong ngắn hạn. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Năng lượng UAE Suhail Al Mazrouei đã gây áp lực lên giá dầu khi ông tuyên bố rằng nước này đang sản xuất công suất gần tối đa dựa trên hạn ngạch 3,168 triệu thùng/ngày (bpd) theo thỏa thuận với OPEC và các đối tác.
Tổng thống Pháp Macron cũng thừa nhận rằng Tổng thống UAE Mohammed bin Zayed cho biết UAE đang đạt công suất sản xuất tối đa trong khi tuyên bố rằng Saudi Arabia có thể tăng sản lượng thêm 150.000 thùng/ngày.
Do đó, áp lực sẽ gia tăng trong những ngày tới. Khả năng thiếu hụt năng lực sản xuất dự phòng hoặc không còn khả năng cung cấp, kết hợp với việc công ty dầu mỏ nhà nước Libya cho biết họ có thể tạm ngừng xuất khẩu từ vịnh Sirte – nơi chứa nhiều cảng chính của các thành viên OPEC và việc ngừng sản xuất dầu của Ecuador (520.000 thùng/ngày) trong những ngày tới do các cuộc biểu tình chống chính phủ, có khả năng dẫn đến giá dầu tăng đột biến.
Trong khi đó, nếu nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại, tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên trên toàn cầu và nhiệt độ cao hơn trong những tuần tới, kết hợp với mức cao điểm bình thường về nhu cầu do Mỹ và EU vào mùa du lịch (sử dụng nhiều ô tô), tất cả đều có thể đẩy giá dầu lên cao hơn nữa.
Iran đặt mục tiêu mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc
Tổng thống Iran bày tỏ mong muốn nước này tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc để đối đầu với điều mà ông mô tả là chủ nghĩa đơn phương của Mỹ.
Tổng thống Iran (phải) tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Ảnh: MEO
Theo trang tin Trung Đông Online, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 27/4 đã bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc nhân chuyến thăm Tehran của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Nguồn tin trên dẫn lời ông Raisi cho biết Tehran coi mối quan hệ của họ với Bắc Kinh là chiến lược. Hợp tác chặt chẽ hơn sẽ giúp đối đầu với điều mà Tổng thống Iran mô tả là chủ nghĩa đơn phương của Mỹ khi các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân của Tehran với các cường quốc trên thế giới đã bị đình trệ.
"Đối đầu với chủ nghĩa đơn phương và tạo ra sự ổn định và trật tự là có thể thông qua sự hợp tác của các cường quốc độc lập và cùng chí hướng", ông Raisi nói.
Về phần mình, ông Ngụy Phượng Hòa cho biết việc cải thiện quan hệ giữa Iran và Trung Quốc sẽ mang lại an ninh, "đặc biệt là trong tình hình căng thẳng và quan trọng hiện nay".
Trong chuyến thăm, Bộ trưởng Trung Quốc cũng gặp người đồng cấp Iran, Tướng Mohammad Reza Ashtinai. Hãng thông tấn Iran IRNA dẫn lời ông Ashtiani chỉ trích sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Đông và các nơi khác, cho rằng "bất cứ nơi nào Washington có sự hiện diện quân sự, đều tạo ra làn sóng bất an, bất ổn, rạn nứt, bi quan, chiến tranh, tàn phá và tị nạn".
Ông Ngụy Phượng Hòa nêu rõ chuyến thăm này nhằm "cải thiện hợp tác quốc phòng chiến lược" giữa Iran và Trung Quốc - sự hợp tác mà ông cho rằng sẽ có tác động "đáng kể" trong việc ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương và chống khủng bố.
Iran và Trung Quốc đã tăng cường quan hệ quân sự trong những năm gần đây, với việc các tàu hải quân của họ đến thăm các cảng của nhau và tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Ấn Độ Dương.
Năm 2021, Iran và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược kéo dài 25 năm bao gồm nhiều hoạt động kinh tế từ dầu mỏ và khai thác mỏ đến thúc đẩy hoạt động công nghiệp ở Iran, cũng như hợp tác vận tải và nông nghiệp.
Trung Quốc là một bên ký kết thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc trên thế giới, cùng với Nga, Anh, Pháp và Đức.
Mỹ bắt đầu đàm phán vấn đề áp giá trần đối với năng lượng Nga Ngày 28/6, giới chức Mỹ cho biết nước này đã bắt đầu đàm phán với các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu mỏ, trong đó có Ấn Độ, về việc áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu từ Nga. Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, Mỹ...