Thị trường đất nền hiện giờ ra sao trong khủng hoảng thời Covid-19?
Theo các chuyên gia, dòng đất nền có pháp lý vững chắc vẫn sẽ dẫn đầu xu hướng đầu tư trong thời điểm này. Tuy nhiên, khi thị trường khó khăn thì NĐT sẽ có tẩm lý cẩn trọng hơn nên việc rót tiền sẽ không thể ồ ạt như trước.
Nguồn cung khởi sắc trong những tháng đầu năm
Bảng khảo sát tổng quan thị trường nhà ở trong tháng 1&2 của DKRA VietNam cho thấy, trước tác động của dịch Covid-19 thì đất nền vẫn là kênh có lượng giao dịch ổn định. Ghi nhận tại thị trường Tp.HCM, thị trường đất nền có 2 dự án nổi bật mở bán tại khu Đông và khu Nam Tp.HCM, cung cấp ra thị trường khoảng 163 nền. Tuy nguồn cung đất nền tại Tp.HCM ngày càng khan hiếm nhưng sức tiêu thụ của cả 2 dự án mới đều ở mức tương đối tốt, đạt khoảng 73%.
Về thị trường đất nền vùng ven khá lại khá trầm lắng. Theo số liệu từ DKRA Vietnam, tình hình đất nền các tỉnh giáp ranh Tp.HCM hai tháng đầu năm 2020 đón nhận nguồn cung mới khá dồi dào (khoảng 1.742 nền) so với thời điểm cuối năm 2019. Tuy nhiên so với các năm trước thì nguồn cung dự án mới giảm, sức cầu chung của thị trường khá thấp.
Bình Dương hiện có 9 dự án mở bán với khoảng 451/992 (45.5%) nền được tiêu thụ. BR-VT có 5 dự án mở bán với khoảng 115/325 (35.4%) nền được tiêu thụ. Đồng Nai có 2 dự án mở bán với khoảng 158/284 (55.6%) nền được tiêu thụ. Long An có 1 dự án mở bán với khoảng 16/141 (11.3%) nền được tiêu thụ (gồm các nền biệt thự diện tích lớn lên đến 250m2/nền).
Nguyên nhân do mặt bằng giá bán hiện nay ở nhiều khu vực đã tăng khá cao trong những năm trước đó. Thời gian nghỉ tết âm lịch kéo dài, đồng thời tình hình dịch bệnh Covid 19 kéo dài ảnh hưởng đến sức cầu chung của thị trường. Hiện tượng sốt đất chỉ cục bộ diễn ra vào cuối tháng 2 tại huyện Châu Đức – BR-VT với thông tin nghiên cứu lập quy hoạch 2 dự án KĐT – KCN (hơn 800ha). Tuy nhiên hiện tượng này chỉ diễn ra chủ yếu ở đất dân hộ lẻ và chỉ “sốt ảo” trong thời gian ngắn.
Có thể thấy, tuy lượng giao dịch đất nền trong những tháng đầu năm 2020 giảm nhiều so với các năm trước nhưng đây vẫn là tín hiệu khá tích cực khi mà các phân khúc căn hộ, bất động sản nghỉ dưỡng, nhà phố… đều chịu tác động không nhỏ bởi dịch viêm phổi cấp Covid-19. Tổng nguồn cung đất nền có nhiều khởi sắc hơn, nhà đầu tư đã bắt đầu quay trở lại với thị trường này sau khoảng thời gian dài e ngại bởi những lùm xùm trước đó liên quan đến các dự án “ma” bị phanh phui.
Video đang HOT
Đất nền vẫn dẫn đầu xu hướng đầu tư
Theo ông Nguyễn Hoàn, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam, tuy giao dịch giảm nhiều so với cùng kỳ nhưng xét về lâu dài thì đất nền vẫn là kênh đầu tư được ưu ái hơn so với các loại hình khác.
Theo khảo sát, loại hình đất nền sổ đỏ hoàn chỉnh, pháp lý đầy đủ phù hợp với tâm lý “ăn chắc mặc bền” của người Việt được ưu ái nhiều trong đại dịch. Chuyên gia nhận định, dù trong thời điểm nào thì đất nền vẫn là loại hình đầu tư có hấp lực mạnh vì khả năng thu tiền chênh nhanh, thoát hàng dễ hơn hơn so với các phân khúc khác trên thị trường.
Đây cũng là loại hình có tốc độ tăng giá nhanh, nhất là khi hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ. Đây là phân khúc phù hợp với đa số đối tượng nhà đầu tư có vốn ít, thích đầu tư lướt sóng trong ngắn hạn. Hiện nay, đa số khách mua đầu tư đất nền đều bán nhanh trong thời gian từ 1-2 năm. Việc chào bán lại sản phẩm không tốn quá nhiều thời gian và dễ tìm khách mua hơn các phân khúc khác.
Đất nền cũng được đánh giá là phù hợp để làm “của để dành”. Bởi thực tế, nhiều người mua đất nền chỉ vì có sẵn tiền nhàn rỗi. Họ mua để chờ cơ hội bán ra, nếu thị trường có biến động hay chững lại thì giá đất vẫn không thể giảm xuống mà chỉ có tăng nhanh hay chậm. Dù thị trường ở giai đoạn nào thì đất nền luôn là phân khúc có nhu cầu lớn và mọi thời điểm.
Nhìn nhận ở góc độ tích cực, đây chính là thời điểm để bất động sản được cân bằng đúng với giá trị thực của nó sau một thời gian dài chịu tác động của thị trường. Số lượng người mua có giảm, tuy nhiên số lượng bất động sản giao dịch vẫn ở mức ổn định, đặc biệt là các dự án có vị trí đắc địa và hoàn chỉnh pháp lý. Nói cách khác, đây là thời điểm lý tưởng để khách hàng được lựa chọn kỹ lưỡng và đầu tư bất động sản một cách vô cùng an toàn, hiệu quả.
Một nguyên nhân khác đó là NĐT có xu hướng săn đất nền vì đây là sản phẩm có giá trị thấp hơn nhiều so với các sản phẩm căn hộ, nhà phố đã xây sẵn. Nguồn vốn huy động vừa phải, lại dễ lướt sóng với mức chênh lệch sang tay khá tốt.
So với phân khúc khác, nhu cầu mua đất nền của người dân vẫn cao hơn nên đôi khi NĐT vẫn có thể tự định giá theo diễn biến thị trường. Dù vậy, sau ảnh hưởng Covid-19 thì thị trường đất nền chắc chắn sẽ có sự sàng lọc bớt. Tình trạng thổi giá, bán giá ảo, vẽ dự án “ma” sẽ có xu hướng thuyên giảm. Như vậy, việc đầu tư vào đất nền cũng sẽ an toàn hơn và bền vững hơn.
Hạ Vy
Cách nào tháo 'ngòi nổ' lạm phát 2020?
Theo báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế vừa được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố, kinh tế Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ nguyên nhân phi kinh tế.
"Ngòi nổ" giá thị lợn
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 1/2020 tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nguyên nhân khiến CPI tăng do nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm, đặc biệt là giá thịt lợn tăng cao, liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, tháng sau cao hơn tháng trước. Bình quân quý 1/2020, giá thị lợn tăng 58,8% so với cùng kỳ 2019; góp 2,47% trong mức lạm phát 5,6% của quý I/2020. Giá thịt lợn được ví như "ngòi nổ" lạm phát năm 2020.
Có thời điểm, giá thịt lợn hơi lên tới 90.000 đồng/kg. Trước tình trạng này, Thủ tướng đã nhiều lần yêu cầu các doanh nghiệp tính toán đưa giá lợn hơi xuống dưới 60.000 đồng/kg, tuy nhiên đến nay giá thịt lợn vẫn neo ở mức cao. Tính riêng trong tháng 3/2020, giá bình quân thịt lợn hơi tại các tỉnh miền Bắc 82.000 đồng/kg, miền Trung 78.000 đồng/kg và miền Nam ở mức 75.000 đồng/kg.
"Việc hạ nhiệt giá thịt lợn sẽ góp phần kiểm soát tốt chỉ số giá tiêu dùng CPI. Bên cạnh đó, giải pháp tái đàn rất quan trọng trong việc cung ứng thực phẩm cho người dân và đặc biệt là kiểm soát lạm phát", ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Thống kê cho biết.
Ông Lê Trung Hiếu, Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản (Tổng cục Thống kê) thông tin, trong những tháng tới, vẫn sẽ diễn ra sự chênh lệch cung cầu và khả năng sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 tấn thịt lợn. Trong quý 2 và quý 3 sẽ còn thiếu khoảng 30.000 tấn.
"Việc hạ nhiệt thịt lợn sẽ góp phần kiểm soát tốt CPI. Bên cạnh đó, giải pháp tái đàn cũng rất quan trọng trong việc cung ứng thực phẩm cho người dân và đặc biệt là việc kiểm soát lạm phát".
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
"Nếu chúng ta không nhập khẩu đủ thịt lợn để bù đắp phần thiếu hụt trong nước sẽ ảnh hưởng tới giá thị trường. Do đó, việc nhập khẩu quan trọng trong giai đoạn hiện nay, theo phân tích của chúng tôi, giá thịt lợn hơi có thể bắt đầu giảm xuống từ cuối tháng 6/2020 và tới hết quý 3/2020 mới có thể về mức 60.000 đồng/kg", ông Hiếu dự báo.
Bộ NN&PTNT liên tục khuyến nghị doanh nghiệp chăn nuôi giảm giá lợn hơi bình quân từ 75.000 đồng/kg xuống 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4/2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng. Lộ trình đến cuối quý II, đầu quý III/2020 sẽ đưa xuống mức 65.000 đồng/kg, rồi 60.000 đồng/kg.
Trong các cuộc họp với cơ quan chức năng, một số doanh nghiệp lớn như: CP Việt Nam, Dabaco, Masan, Green Feed, Mavin... đã tuân thủ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng và Bộ NN&PTNT một cách nghiêm túc, bán giá lợn xuất chuồng chỉ ở 72.000 đồng đến 75.000 đồng/kg lợn hơi. Vẫn còn, một số doanh nghiệp chưa phối hợp thực hiện việc giảm giá.
Tuy nhiên, ngày 3/4, khảo sát của Tiền Phong, sau ba ngày thực hiện lệnh cách ly toàn xã hội, giá bán thịt lợn tại các chợ truyền thống ở Hà Nội, không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng nhẹ. từ 145.000 đến 175.000 đồng/kg, tùy từng loại.
Ổn định vĩ mô quan trọng hàng đầu
Lạm phát từng nhiều lần 'bùng nổ" với mức tăng trên 2 con số. Điển hình như lạm phát năm 2008 tăng 23%; gấp khoảng 3 lần mức tăng GDP; năm 2010 ở mức 11,75%, gấp gần 2 lần mức tăng GDP. Lạm phát năm 2011 ở mức 18,58%, do giá thực phẩm, lương thực tăng mạnh. Nguyên nhân là những năm đó (2008 - 2010) tín dụng được "bơm" mạnh vào nền kinh tế (năm 2009 tín dụng tăng 37,7%). Sau này, Chính phủ luôn kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng, giảm áp lực cung tiền vào hệ thống.
Còn trong lần tiềm ẩn "bom" lạm phát này, nguyên nhân chính đến từ giá hàng hóa. Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) chỉ ra: Lạm phát cuối năm 2020 sẽ chịu tác động của nhiều nhóm yếu tố. Nhóm yếu tố điều hành đã đặt ra từ đầu năm như tăng lương cơ sở từ ngày 1/7; tăng học phí, viện phí theo lộ trình. Nhóm yếu tố thị trường, giá lương thực, thực phẩm tăng mạnh.
Theo báo cáo đánh giá tác động của COVID-19 đến nền kinh tế vừa được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố, kinh tế Việt Nam đang đứng trước một đợt suy giảm lớn xuất phát từ nguyên nhân phi kinh tế. Trong bối cảnh này, các chính sách điều hành vĩ mô có ảnh hưởng quan trọng tới "sức đề kháng" của nền kinh tế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch bệnh. Đặc biệt, chính sách vĩ mô sẽ quyết định nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh chóng hay không một khi bệnh dịch được kiểm soát.
"Bất kể bệnh dịch kéo dài bao lâu, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ phá sản, Việt Nam cần đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô. Cần giữ lạm phát và lãi suất ở mức thấp, tỷ giá ổn định, đầu tư công được thực hiện đúng mục đích và giám sát tốt, môi trường đầu tư được cải thiện, thì sau bệnh dịch, nền kinh tế sẽ hồi phục nhanh chóng. Ngược lại, nếu để xảy ra lạm phát, mất ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam sẽ mất nhiều năm tiếp theo để giải quyết các vấn đề không phải bệnh dịch, lúc đó nền kinh tế sẽ đình trệ...", báo cáo của Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định.
Quỳnh Nga
Chiến lược mua bất động sản thời bão giá Giá bất động sản trong gần một thập niên qua vẫn đang trong xu hướng tăng, đặc biệt tại TP.HCM trước bối cảnh nguồn cung dự án mới sụt giảm, quỹ đất khan hiếm. Trong khi đó, nhu cầu mua nhà đất, đầu tư bất động sản vẫn rất cao, vậy phải có chiến lược mua thế nào trong thời điểm giá đất...