Thị trường chứng khoán sẽ vững hơn khi có nhiều nhà đầu tư lớn
Trong nỗi lo đại dịch Covid-19 quay lại, TTCK Việt Nam liên tục đỏ sàn, thậm chí đã có những phiên bán tháo khi dòng lệnh lệch hẳn về bên bán.
Ảnh Shutterstock.
ại đa số nhà đầu tư có tâm lý bất an, không biết phía trước sẽ là gì khi nền kinh tế vừa đi qua quý II tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm và khó khăn từ Covid-19 đã thực sự ngấm vào kết quả kinh doanh nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, tâm lý thị trường không phải mới lần đầu khó khăn, bất định như hiện nay.
Chia sẻ với báo chí nhân dấu mốc 20 năm TTCK Việt Nam mới đây, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký chứng khoán nhớ lại, TTCK đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, trong đó có 3 giai đoạn đáng nhớ nhất.
ó là năm 2001, khi TTCK mới mở cửa được 1 năm, VN-Index lên đến 571 điểm rồi rơi về 130 điểm. Thứ hai là giai đoạn 2007, TTCK tăng mạnh lên 1.170 điểm rồi sau đó rơi dài hạn về đến đáy 235 điểm.
Thứ ba là giai đoạn 2008-2009, nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mất cân đối cung cầu trầm trọng, TTCK suy thoái, bán tháo tràn lan, người làm chính sách rối bời, áp lực…
Video đang HOT
Trong lúc khó khăn nhất của năm 2008-2009, TTCK khi đó có quy mô vốn tương đối lớn (gần 500.000 tỷ đồng), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ một giải pháp đặc biệt.
ó là cho phép Tổng công ty ầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) tách ra một nguồn vốn riêng, có nhiệm vụ mua cổ phiếu để nâng đỡ thị trường.
Thời kỳ đó, mỗi nhà đầu tư chứng khoán chỉ được mở 1 tài khoản chứng khoán, nhưng riêng SCIC được cơ chế đặc cách, mở 5 tài khoản khác nhau tại 5 công ty chứng khoán, tiến hành mua vào cổ phiếu.
Trước giờ giao dịch, một bộ phận lãnh đạo SCIC ngồi lại, đánh giá, chọn lọc cổ phiếu sẽ mua vào trên cơ sở báo cáo của UBCK về thực trạng giải chấp phiên gần nhất và đâu là những mã bị giải chấp quá mạnh.
Với 1.000 tỷ đồng thời đó, SCIC phải thực hiện một nhiệm vụ là chọn hàng để mua vào nhằm ổn định giao dịch, nâng đỡ tâm lý thị trường và khó nhất là không được… để lỗ. Dòng tiền mua này đã làm dịu dần tâm lý lo sợ, bán tháo của nhà đầu tư đại chúng.
Nếu như 12 năm trước, việc đầu tư đỡ tâm lý TTCK được diễn ra một cách âm thầm như vậy thì hiện nay, với TTCK có quy mô vốn hóa tương đương 65% GDP, cơ chế mở hơn, lượng nhà đầu tư tham gia lớn hơn nhiều, mọi hoạt động đầu tư đòi hỏi phải theo cùng quy chuẩn minh bạch.
Tổng giám đốc SCIC Nguyễn Chí Thành chia sẻ, SCIC đang cố gắng thực hiện một chỉ đạo của Chính phủ, đó là xây dựng Quỹ đầu tư của Chính phủ, để cùng với các nhà đầu tư tổ chức, các định chế tài chính trung gian lớn tạo thành một lực lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp dẫn dắt thị trường.
Theo ông Thành, nếu đại dịch Covid-19 còn kéo dài, trong khi Nghị quyết của Chính phủ không cho đầu tư bằng Ngân sách Nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước, thì việc nâng đỡ doanh nghiệp, nâng đỡ tâm lý thị trường chỉ có thể xử lý thông qua Quỹ đầu tư của Chính phủ.
Quỹ sẽ tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp trong hoàn cảnh đặc biệt, như tại Vietnam Airlines hiện nay và tham gia đầu tư trên TTCK, để góp sức ổn định thị trường và sinh lợi đồng vốn của Chính phủ trong dài hạn.
Covid-19 hiện nay là một khó khăn rất mới. Tuy nhiên, 20 năm qua, TTCK đã từng đi qua nhiều giai đoạn tưởng chừng đứt gãy nhưng vẫn trụ lại và phát triển.
Trên con đường tương lai, định hướng phát triển các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp sẽ giúp hoạt động đầu tư trên TTCK minh bạch hơn và khả năng trụ vững trước mọi khó khăn của nền kinh tế tốt hơn.
Vì sao cổ phiếu HVG của Thủy sản Hùng Vương bất ngờ bị hủy niêm yết?
Ngày 29/7/2020, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HoSE) vừa có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Hùng Vương (HVG), quyết định có hiệu lực vào 5/8/2020.
Ngày 29/7/2020, sàn HoSE ra quyết định hủy niêm yết 227 triệu cổ phiếu HVG vì Hùng Vương đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà HoSE hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Thủy sản Hùng Vương vẫn chưa công khai số liệu tài chính quý I sau 2 lần bị HoSE nhắc nhở.
Vào đầu tháng 5/2020, cổ phiếu HVG đã bị đưa vào diện tạm ngừng giao dịch, cũng bởi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường sau khi bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trước đó (19/1/2018).
Giữa tháng 5, HoSE tiếp tục có thêm công văn nhắc nhở lần thứ 3 về việc HVG chưa nộp Báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý I/2020.
Đến nay, dù hầu hết doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý II, Hùng Vương thậm chí chưa công khai số liệu tài chính quý I sau 2 lần bị HoSE nhắc nhở.
Trong văn bản giải trình với HoSE đầu tháng 6, Hùng Vương cho biết thiếu hụt số lượng nhân sự kế toán và thống kê do một số đã nghỉ, chuyển sang công tác tại các công ty mới trong thời gian cách ly xã hội từ tháng 4. Điều này làm gián đoạn việc cung cấp số liệu cho công tác hợp nhất báo cáo tài chính.
Tổng giám đốc Hùng Vương Dương Ngọc Minh cho biết doanh nghiệp này đang nỗ lực huy động nhân sự để hoàn thành việc công bố 2 bộ báo cáo tài chính trên trước ngày 15/6. Tuy nhiên, sau hạn trên 1 tháng rưỡi nhưng đến nay các báo cáo này vẫn chưa xuất hiện.
Năm 2020 (kết thúc theo niên độ mới là 31/12), HVG dự kiến doanh thu 11.562 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 350 tỷ đồng. Con số này đều giảm so với kế hoạch ban đầu là 12.524 tỷ doanh thu và 790 tỷ đồng lợi nhuận.
Năm 2020, do dự kiến còn lỗ luỹ kế, do đó HVG dự không chia cổ tức cho cổ đông.
Chuyển vốn nhà nước tại Bệnh viện Giao thông - Vận tải về SCIC Khoảng 27.844.00 cổ phiếu, tương đương 71,13% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông - Vận tải hiện do Bộ Giao thông - Vận tải nắm giữ sẽ được chuyển về Tổng công ty ầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). ây là kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại cuộc...