Thị trường chứng khoán sang thập niên mới: Cơ hội bứt phá, vươn tầm
Ở tuổi 20, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một thị trường non trẻ, tuy có dư địa phát triển mạnh, nhưng cần có các giải pháp để thị trường thực sự hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững.
5 năm tới là giai đoạn tăng tốc
Ông Dương Kỳ Hiệp – Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam
Bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy giảm, trong đó nhiều ngành nghề, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nhưng thị trường chứng khoán trong nước lại có được nền tảng ổn định, giá trị giao dịch tăng cùng với số tài khoản nhà đầu tư mở mới gia tăng đột biến. Đây là yếu tố quan trọng đóng góp tích cực vào sự phục hồi của thị trường từ vùng đáy.
Vốn hóa thị trường chứng khoán hiện đạt gần 60% GDP, với hơn 2,5 triệu tài khoản. Nếu so với nhiều thị trường quốc tế thì con số này vẫn còn khiêm tốn nên dư địa phát triển trong dài hạn còn lớn.
Tại nhiều quốc gia phát triển, người dân mặc định gắn một phần tài sản vào các hình thức đầu tư chứng khoán cá nhân hoặc thông qua các quỹ đầu tư chuyên nghiệp.
Nếu như 10 năm trước, mục tiêu đạt số tài khoản chiếm 5% dân số khá khó khăn, nhưng hiện nay, điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi thị trường chứng khoán trong nước đã có những bước phát triển mới, tiếp cận nhiều hơn thị trường vốn quốc tế.
Nhiều sản phẩm được hình thành phục vụ đa dạng nhu cầu nhà đầu tư. Nền tảng công nghệ phần mềm giao dịch được nâng cao giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận và thực hiện giao dịch thuận tiện.
Các hình thức đầu tư ngày một đa dạng từ hoạt động mua bán cổ phiếu truyền thống cho đến thị trường phái sinh đang dần lớn mạnh.
Việc nâng hạng thị trường được ưu tiên trong thời gian tới là yếu tố quan trọng kéo theo nhiều quỹ đầu tư, cá nhân nước ngoài và cổ đông mở tài khoản sở hữu chứng khoán.
Dự báo, thị trường chứng khoán 5 năm tới sẽ hoàn thiện hơn rất nhiều với sự hợp nhất hai sở giao dịch lớn là TP.HCM và Hà Nội, cùng với việc nâng hạng và sự minh bạch của thị trường.
Nhiều doanh nghiệp, tổ chức tài chính sẽ tham gia niêm yết nhiều hơn và chứng khoán sẽ trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn ngày càng quan trọng. Vị thế thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế cũng nâng cao hơn và thu hút nhiều quỹ đầu tư lớn tham gia.
Tôi cho rằng, giai đoạn đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam là thử nghiệm, sau đó mở rộng và tương lai 5 năm tới là hoàn chỉnh tất cả thể chế để tăng tốc, đón các dòng vốn quốc tế lớn, góp phần đưa nhiều doanh nghiệp Việt Nam có vị trí xứng đáng hơn trên bản đồ các tập đoàn, công ty hàng đầu quốc tế.
Thị trường chứng khoán sẽ phát triển lên tầm cao mới
Ông Nguyễn Đức Hoàn – Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Tính đến cuối tháng 6/2020, thị trường chứng khoán Việt Nam có hơn 2,5 triệu tài khoản. Như vậy, để đạt được mục tiêu đạt 3 triệu tài khoản nhà đầu tư mà Chính phủ đề ra, thị trường cần thêm gần 500.000 tài khoản mới từ nay đến cuối năm.
Theo quan điểm cá nhân, đây là mục tiêu không dễ thực hiện, khi mà trong quá khứ, chúng ta mất gần 2 năm (6/2018 – 6/2020) để tạo được số lượng tài khoản mở mới như trên.
Ngay ở giai đoạn hiện tại, với việc thị trường biến động mạnh và dao động ở nền giá thấp, giúp kích thích lượng nhà đầu tư mở tài khoản mới khá nhanh (trung bình trên 30.000 tài khoản mỗi tháng từ tháng 3/2020 cho đến nay), chúng ta cũng cần hơn 1 năm để đạt được mục tiêu.
Video đang HOT
Tương tự, nếu thuần túy nhìn vào những con số thống kê để đo lường tốc độ mở mới tài khoản trung bình hàng tháng (đã loại bỏ yếu tố bất thường gây nhiễu), thì đạt được cột mốc cao hơn là 5 triệu tài khoản nhà đầu tư (tương đương 5% dân số), chúng ta sẽ cần khoảng 10 năm nữa.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, khi đề ra mục tiêu này, Chính phủ đã xây dựng những kế hoạch hỗ trợ đi kèm, cùng với những đổi mới mang tính đột phá về mặt cơ chế, chính sách và sản phẩm giao dịch.
Trong đó, những yếu tố chủ đạo kích thích người dân tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể bao gồm việc triển khai các sản phẩm mới giúp đa dạng công cụ đầu tư; chính sách giảm phí giao dịch; chủ trương đẩy nhanh tiến trình cổ phần thóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước giúp tạo thêm nhiều hàng hóa chất lượng; các biện pháp giúp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nâng cấp hệ thống/cơ chế thanh toán bù trừ và đẩy nhanh quá trình nâng hạng thị trường…
Bên cạnh đó, tiêu chí về số lượng tài khoản chỉ là một trong nhiều tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang được đánh giá là một thị trường non trẻ và còn nhiều dư địa để phát triển.
Chúng ta cần thực hiện các bước đi thận trọng, vững chắc, hướng đến một thị trường chứng khoán lành mạnh, ổn định và hoạt động hiệu quả. Theo thời gian, người dân sẽ có niềm tin vào thị trường và việc phổ cập sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ đưa ra bao gồm nhiều mục tiêu và các giải pháp đi kèm.
Các mục tiêu chính bao gồm việc tăng quy mô thị trường, tăng tính phổ cập đối với người dân, phát triển thị trường trái phiếu, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng quản trị công ty niêm yết, và nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi.
Về tổng thể, cá nhân tôi đánh giá, đa số các mục tiêu đề ra đều tương đối thực tế và có thể thực hiện được, mặc dù phần nào phụ thuộc vào quyết tâm của các thành viên thị trường (cơ quan quản lý, công ty chứng khoán, doanh nghiệp niêm yết) và điều kiện khách quan là bối cảnh vĩ mô quốc tế.
Đơn cử, việc triển khai hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025, quy mô thị trường cổ phiếu đạt 120% GDP vào năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6, hay việc nâng hạng thị trường trước năm 2025… theo cá nhân tôi đánh giá là khả thi.
Nếu các mục tiêu trên được thực hiện, chúng ta sẽ có một thị trường chứng khoán phát triển lên tầm cao mới, đảm nhận tốt vai trò là một kênh dẫn vốn trong nền kinh tế, giảm tải áp lực cho hệ thống ngân hàng, đồng thời tận dụng nguồn lực trong dân để phục vụ phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, với vai trò là lãnh đạo một công ty chứng khoán, chúng tôi cam kết sẽ cống hiến hết sức mình vào sự phát triển chung.ôn tập trung vào mục tiêu tối ưu hóa lợi ích cho khách hàng và nhà đầu tư.
Cần thêm nhiều giải pháp để thị trường phát triển
Công ty Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)
Song song với sự đổi thay và tự hoàn thiện từ phía cơ quan quản lý cho thị trường chứng khoán thì về phía VFM, chúng tôi thấy một số vấn đề còn hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thị trường.
Theo đó, cần đẩy mạnh cổ phần hóa và niêm yết các công ty nhà nước, công ty lớn lên sở giao dịch chứng khoán; tăng cường việc bán vốn ra thị trường cho đông đảo các nhà đầu tư nhằm tăng tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng cho các cổ phiếu và đa dạng hóa ngành nghề trên thị trường.
Đồng thời, nghiên cứu các biện pháp tăng thanh khoản cho thị trường như giảm phí và thuế giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh, triển khai áp dụng thời gian thanh toán T 0 cho việc bán chứng khoán đã mua, tăng tính thanh khoản cho thị trường giao dịch trái phiếu.
Ngoài ra, tăng cường phát triển các sản phẩm mới để thu hút các nhà đầu tư, cụ thể là hành lang pháp lý và cơ chế cho quỹ chỉ số dạng mở, quỹ mở niêm yết, quỹ thị trường tiền tệ, quỹ phòng vệ (hedge fund), quỹ đầu tư ra nước ngoài, quỹ ETF mô phỏng chỉ số hàng hóa, các sản phẩm phái sinh trên cổ phiếu như hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn trên cổ phiếu riêng lẻ.
Tạo cơ chế phát triển nhà đầu tư chuyên nghiệp cho thị trường, nâng cao nhận thức đầu tư cho nhà đầu tư tham gia trên thị trường.
Mục tiêu cần tập trung thực hiện là nâng hạng thị trường
Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó tổng giám đốc CTCK Kiến thiết Việt Nam (VNCS)
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến dài đáng ghi nhận về quy mô niêm yết và đăng ký giao dịch, thanh khoản thị trường tăng dần theo thời gian, sản phẩm ngày càng đa dạng, sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều với giá trị mua ròng lớn trong những năm qua.
Để thị trường tiếp tục phát triển trong thời gian tới thì nhiều vấn đề tiếp tục cần phải được làm tốt hơn, trong đó có mục tiêu lớn là nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi.
Các vấn đề cần giải quyết đối với mục tiêu này như nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài thông qua việc bắt buộc các công ty niêm yết phải công bố thông tin bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Mở rộng giới hạn ở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room) thông qua việc giảm số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Đối với các ngành nghề không bị giới hạn sở hữu nước ngoài, cần có quy định bắt buộc mở room 100% để gia tăng khả năng tham gia của nhà đầu tư ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đẩy nhanh việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019 để khi Luật có hiệu lực từ đầu năm 2021 thì áp dụng vào thực tế không bị bỡ ngỡ; nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường, mở rộng đối tượng doanh nghiệp có thể niêm yết (cả doanh nghiệp FDI), hoàn thiện khung khổ pháp lý để thị trường phát triển lành mạnh…
Đặc biệt, đẩy nhanh việc đưa vào vận hành các sản phẩm mới như giao dịch trong ngày (nhằm gia tăng thanh khoản giao dịch), nghiên cứu sản phẩm bán khống, phát triển phái sinh trên cổ phiếu, hợp đồng quyền chọn (gia tăng công cụ cho nhà đầu tư).
Đồng thời, sớm hoàn thành việc nâng cấp hệ thống công nghệ tập trung của thị trường chứng khoán, dự án đã có và đang thực hiện nên được đẩy nhanh để đồng bộ hóa về công nghệ, sẵn sàng có các bước phát triển vượt bậc trong tương lai.
Chứng khoán là kênh đầu tư hiệu quả
Ông Bùi Thế Tân – Giám đốc Khối Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng cá nhân – Công ty Chứng khoán SSI
Là một trong những công ty chứng khoán đầu tiên trên thị trường, trải qua 20 năm cùng phát triển, đi qua những thăng trầm, biến động cùng thị trường, đến hôm nay nhìn lại, tôi nghĩ rằng tất cả các thành viên tham gia xây dựng thị trường thời điểm đó đều không nghĩ rằng thị trường chứng khoán Việt Nam lại phát triển như vậy.
Thử tưởng tượng 20 năm trước, nếu chúng ta không có thị trường chứng khoán thì hôm nay hệ thống ngân hàng sẽ không vững chắc về vốn được như vậy, nền kinh tế cũng sẽ không có một cơ chế vận hành như hiện nay, hàng loạt công ty quy mô lớn không xuất hiện, việc huy động một nguồn vốn lớn sẽ là rất khó.
Nói thế để thấy rằng, 20 năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã làm được nhiều điều và một trong những thành tựu chính là phát huy tốt chức năng huy động vốn cho nền kinh tế.
Khi thị trường chứng khoán ra đời cũng là lúc nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường. Quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã tạo những động thái rất lớn để các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tham gia đấu giá.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước sau khi chuyển đổi đã phát triển hơn rất nhiều, quy mô tăng, hiệu quả kinh tế tăng, khả năng huy động vốn cao, đồng thời nâng cao quản trị doanh nghiệp, hiệu quả bộ máy điều hành, dẫn tới tăng khả năng phát triển.
Trước đây, người dân nói chung, nhà đầu tư nói riêng thường gửi tiết kiệm hoặc mua vàng, USD, gửi ngân hàng lấy lãi, trường hợp lạm phát cao thì rút tiền về mua vàng, mua đất… Còn ngày nay, nhà đầu tư có thêm kênh đầu tư chứng khoán có cơ hội sinh lời tốt.
Có thể nhìn thấy sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán thông qua tăng trưởng số lượng tài khoản 20 năm qua.
Đồng thời, khi thị trường tăng trưởng, các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn. Sự tích hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài giúp thị trường Việt Nam phát triển.
Mặt khác, chính bởi thị trường non trẻ, dư địa phát triển lớn, nên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng nhanh.
Từ 2 cổ phiếu ban đầu, sau đó là rất nhiều cổ phiếu cơ sở, chứng chỉ quỹ, rồi thị trường phái sinh ra đời, các sản phẩm mới khác như chứng quyền. Thị trường thường xuyên có những sản phẩm mới cùng các yếu tố khác được cải thiện đã tạo nên sức hấp dẫn nhà đầu tư.
Bước sang thập niên hoạt động mới, tôi tin tưởng rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những bước phát triển mới, cả về lượng và chất, thực sự trở thành kênh đầu tư hiệu quả và vai trò huy động vốn trung – dài hạn cho nền kinh tế ngày càng được phát huy.
"Vũ khí" cạnh tranh của các công ty chứng khoán thời đại mới
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, quyền Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, các công ty chứng khoán có xu hướng đầu tư mạnh về hạ tầng công nghệ, nhưng lợi thế cạnh tranh cốt lõi vẫn nằm ở con người và tính linh hoạt của hệ thống
Trong ề án Tái cấu trúc TTCK Việt Nam, mục tiêu Thủ tướng yêu cầu tăng số lượng nhà đầu tư lên 3% dân số, tương đương gần 3 triệu tài khoản đến năm 2020 và nâng lên 5% đến năm 2025. Ông đánh giá như thế nào về khả năng hoàn thành mục tiêu này?
Ông Đỗ Ngọc Quỳnh.
Theo quan điểm của tôi, hiện mục tiêu này của Chính phủ là khả thi vì những yếu tố sau. Thứ nhất, thị trường chứng khoán ngày càng được biết đến rộng rãi hơn qua các phương tiện truyền thông, thu hút được sự chú ý của công chúng ngoài các kênh đầu tư truyền thông như tiết kiệm, vàng và USD.
Thứ hai, cùng với sự phát triển của các ứng dụng công nghệ, thị trường chứng khoán trở nên dễ tiếp cận hơn, đặc biệt là đối với lớp nhà đầu tư trẻ ngày nay, những người có kiến thức và ý thức đầu tư từ rất sớm.
Thứ ba, sản phẩm trên thị trường chứng khoán ngày càng đa dạng hơn, phục vụ cho nhiều mục đích đầu tư như sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai chỉ số VN30, chứng chỉ quỹ và đến năm 2025 sẽ từng bước triển khai sản phẩm quyền chọn và hợp đồng tương lai trên cổ phiếu.
Yếu tố cuối cùng là chất lượng đội ngũ nhân lực ngành chứng khoán ngày một nâng cao, cùng với sự minh bạch thông tin ngày càng cải thiện sẽ tăng cường niềm tin cho nhà đầu tư khi tham gia thị trường.
Theo Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 6, có gần 2,5 triệu tài khoản chứng khoán trong nước đang giao dịch, tăng 7,1% so với cuối năm 2019.
ặc biệt, trong giai đoạn đầu năm, có 131.763 tài khoản được mở mới, trong đó 99% là các nhà đầu tư cá nhân trong nước. Con số này tương đương với khoảng 2,6% dân số, rất gần với mục tiêu 3% mà Chính phủ đưa ra.
Trên thực tế, số lượng tài khoản tăng không quan trọng bằng việc tài khoản active. Việc cho phép vừa mua vừa bán chứng khoán trong ngày (T 0) được xem là một giải pháp tối ưu trong việc "cởi trói" thanh khoản cho thị trường, nhưng qua nhiều năm vẫn chưa triển khai được. Là một thành viên thị trường, theo ông, việc triển khai cơ chế này đang bị vướng mắc ở đâu?
Tôi cho rằng việc thực hiện mua bán chứng khoán trong ngày là một lộ trình rất dài và nhiều khó khăn. Các thị trường chung quanh Việt Nam cũng phải mất rất nhiều thời gian để rút ngắn quy trình từ T 3 xuống T 2.
ơn cử, thị trường lớn như Nhật Bản cũng phải mất nhiều thời gian bắt đầu áp dụng T 2 từ tháng 7/2019. Hay Thái Lan cũng trải qua hàng chục năm áp dụng T 3 trước khi thực hiện T 2 từ tháng 3/2018.
Vấn đề đáng quan tâm của việc áp dụng cơ chế mua - bán T0 là khả năng quản lý rủi ro của các thành viên tham gia thị trường. Trong đó, rủi ro mất khả năng thanh toán là một trong những điểm đáng chú ý và cần tập trung.
Tôi cho rằng, các công ty chứng khoán cần phải nguồn lực xây dựng quy trình quản lý rủi ro một cách nghiêm túc, chặt chẽ để có thể vận hành trơn tru cơ chế T0.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy các công ty chứng khoán đầu tư chiều sâu cho công nghệ giao dịch, thậm chí hướng tới mô hình robot thay nhân viên. Nhưng theo ông, đâu mới là "vũ khí" cạnh tranh thời đại mới của các công ty chứng khoán?
Hiện nay, các công ty chứng khoán có xu hướng đầu tư khá mạnh mẽ về hạ tầng công nghệ nhằm đảm bảo sự ổn định của hệ thống cũng như tăng cường khả năng tiếp cận với khách hàng. Tuy nhiên, tôi cho rằng, công ty chứng khoán cần duy trì những lợi thế cạnh tranh như sau:
Thứ nhất là tính linh hoạt của hệ thống công nghệ. i cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, sản phẩm đầu tư sẽ ngày càng trở nên đa dạng. Do đó, hệ thống cần phải linh hoạt và sẵn sàng để tích hợp thêm các sản phẩm mới, đón đầu xu hướng xu đầu tư.
Thứ hai là sự chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ. Cùng với sự phát triển của thị trường, các nhà đầu tư cả tổ chức và cá nhân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức.
Do đó, đội ngũ cán bộ cần phải luôn luôn nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng và năng lực phục vụ, cũng như trao dồi đạo đức nghề nghiệp để phục vụ cho nhu cầu đầu tư ngày càng cao của khách hàng.
Thị trường chứng khoán: Ưu tiên nắm giữ các vị thế trung, dài hạn BVSC dự báo VN-Index sẽ hồi phục trở lại trong phiên kế tiếp khi lùi về vùng hỗ trợ 850-860 điểm. Ảnh: TL. Nhiều điều đang chờ đợi Tai Lê ky niệm 20 năm hoat đông Thi trường Chưng khoán Việt Nam diên ra vào sáng 20.7, ông Trân Văn Dũng, Chu tich Ủy ban Chưng khoan Nha nước cho biêt, môt hệ...