Thị trường chứng khoán năm 2020: Nhiều triển vọng tích cực
Thị trường chứng khoán ( TTCK) Việt Nam trong năm 2019 vẫn duy trì sự tăng trưởng trên nhiều khía cạnh và vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Mặc dù tình hình chính trị, kinh tế, tài chính quốc tế diễn biến phức tạp nhưng được hỗ trợ bởi sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong nước và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong năm 2019 vẫn duy trì sự tăng trưởng trên nhiều khía cạnh và vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài.
TTCK Việt Nam năm 2019 ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á. Kết thúc phiên giao dịch năm, chỉ số VNIndex đạt 960,99 điểm, tăng 7,7% so với cuối năm 2018, cao hơn các nước trong khu vực. Quy mô thị trường cổ phiếu giữ vững đà tăng trưởng. Với tổng số 1.622 mã cổ phiếu, CCQ niêm yết/ĐKGD trên 2 Sở GDCK, quy mô niêm yết, ĐKGD của thị trường đạt gần 1.402 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2018. Quy mô vốn hóa của thị trường tăng mạnh và đạt 4.384 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018, tương đương 79,2% GDP năm 2018 và 72,6% GDP năm 2019. Chỉ trong vòng 5 năm, từ con số 1 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD thì đến nay con số này đã trên 30 doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở GDCK. Với quy mô vốn hóa như hiện tại, TTCK Việt Nam đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế.
Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu đạt 4.659 tỷ đồng/phiên, giảm 28,8% so với bình quân năm 2018. Thanh khoản TTCK Việt Nam ở mức thấp do những lo ngại về bất ổn thương mại quốc tế, đặc biệt là căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang đã làm cho tâm lý các nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc giao dịch trên thị trường cổ phiếu. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư tiếp tục gia tăng đạt hơn 2,36 triệu tài khoản, tăng 8,1% so với cuối năm 2018, trong đó số lượng tài khoản của NĐTNN tăng 12,8%. Tính đến cuối tháng 11, tổng số lượng mã số giao dịch hiện đang hoạt động là 32.762 mã số giao dịch, trong đó, có 28.239 mã số giao dịch cho nhà đầu tư cá nhân và 4.523 mã số giao dịch cho nhà đầu tư tổ chức, tăng 11,2 % về số tổ chức và 14,2% về số cá nhân so với cùng kỳ năm 2018.
Năm 2019, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng gần 7.516 tỷ đồng cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ và mua ròng hơn 13.738 tỷ đồng trái phiếu, nâng tổng giá trị danh mục của NĐTNN lên khoảng 36,4 tỷ USD, tăng 11,6% so với cuối năm 2018. Dòng vốn gián tiếp vào ròng ước đạt 2,7 tỷ USD, tương đương năm 2018 thể hiện sự đánh giá lạc quan của cộng đồng NĐTNN đối với TTCK Việt Nam.
Mặc dù TTCK phái sinh mới chính thức đi vào hoạt động được 2 năm nhưng đã có bước tăng trưởng rất tốt và ổn định. Đến nay, TTCK phái sinh đã có 2 sản phẩm là Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. Số lượng tài khoản giao dịch phái sinh đến cuối năm 2019 đã đạt 90.860 tài khoản, tăng 58% so với cuối năm 2018.
Cùng với việc ra đời sản phẩm mới trên TTCK phái sinh, sản phẩm mới là chứng quyền có bảo đảm đã chính thức được giao dịch từ tháng 6/2019. Sau 6 tháng đi vào hoạt động, khối lượng giao dịch bình quân đạt 2,87 triệu chứng quyền/phiên, giá trị giao dịch bình quân đạt 7,17 tỷ đồng/phiên. Việc ra đời sản phẩm CW hỗ trợ nhà đầu tư phòng ngừa những biến động trên thị trường cổ phiếu, đồng thời góp phần thu hút được nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào sản phẩm chứng quyền có bảo đảm, góp phần giải quyết về hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại một số cổ phiếu cơ sở.
Video đang HOT
Có thể nói trong năm vừa qua, UBCKNN đã chủ động, tích cực xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK, tiêu biểu là Luật Chứng khoán sửa đổi đã được Quốc Hội chính thức thông qua; trình Bộ trình Chính phủ Đề án tái trúc TTCK và bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; trình Bộ đưa vào giao dịch 02 sản phẩm mới. UBCKNN cũng tiếp tục triển khai tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tăng cường công tác quản lý công ty đại chúng và các tổ chức trung gian. Hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh và nghiêm khắc hơn trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng tinh vi, phức tạp…
UBCKNN cũng đã trình Bộ trình Chính phủ Đề án tái trúc thị trường chứng khoán và bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; trình Bộ đưa vào giao dịch 2 sản phẩm mới.
UBCKNN cũng tiếp tục triển khai tái cấu trúc thị trường chứng khoán, tăng cường công tác quản lý công ty đại chúng và các tổ chức trung gian. Hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đã được đẩy mạnh và nghiêm khắc hơn trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán ngày càng tinh vi, phức tạp…
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng cho biết để thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục phát triển, phát huy vị trí, vai trò của thị trường chứng khoán trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả trong nền kinh tế, UBCKNN mong muốn các đơn vị tăng cường phối hợp và hỗ trợ UBCKNN trong việc hoàn thiện các Nghị định và Thông tư hướng dẫn Luật chứng khoán năm 2019; hoàn thiện phương án tổ chức hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp; đẩy mạnh quá trình hợp nhất 2 Sở Giao dịch Chứng khoán, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; triển khai kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước…
Năm 2020, UBCKNN cũng sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán; Thực hiện các giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường; Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Xây dựng một nền tảng cơ sở hạ tầng, hệ thống hiện đại, đồng bộ và tích hợp cho toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam.
H.D (t/h)
Theo nguoiduatin.vn
Năm 2020 VN-Index sẽ vượt mốc hơn 1.000 điểm, nhóm ngân hàng dậy sóng?
Bộ Luật Chứng khoán (sửa đổi) mới được thông qua và có hiệu lực vào đầu năm 2020, nền kinh tế vĩ mô dự báo sẽ lạc quan hơn,... là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam 2020.
Đó là những chia sẻ của ông Trần Quang Vũ - công tác tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chi nhánh TP. HCM tại buổi hội thảo "Đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam" .
Được biết, hội thảo này là một trong những chuỗi sự kiện tiến tới mở Sàn Giao dịch chứng khoán tại Đại học Hoa Sen và mở ngành mới là Quản trị rủi ro và Bảo hiểm của Bộ môn Tài chính Kế toán.
Nói riêng về thị trường chứng khoán, ông Vũ cho rằng: "Năm 2019 là một năm khó của ngành chứng khoán của Việt Nam, chỉ số VN-Index từ đầu năm cho đến hiện tại cũng xoay quanh 950 điểm, sự bứt phá của thị trường bị hạn chế.
Có những thời điểm trong năm 2019 thì chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1.000 điểm và lên 1.010 điểm. Diễn biến thị trường chứng khoán nằm ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân nào mà phụ thuộc nhiều yếu tố, có thể theo tâm lý nhà đầu tư hay theo tâm lý của khối ngoại".
Ông Trần Quang Vũ và ĐH Hoa Sen tại Hội thảo.
Hiện nay, thị trường có nhiều loại chứng khoán hơn như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, ETF (Exchange Trade Fund), hợp đồng tương lai và chứng quyền có đảm bảo (CW - Cover Warrant).
So với các nước trong khu vực, định giá cổ phiếu của Việt Nam được cho thấp hơn khoảng 12%, tức là giá cổ phiếu rẻ hơn, khả năng mang về lợi nhuận cao hơn.
Đứng trước sự bất ổn của căng thẳng Mỹ - Trung, khả năng nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi, kinh tế vĩ mô Việt Nam có nhiều điểm sáng nên gần đây dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều.
Theo thống kê, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 năm 2018 và 9 tháng năm 2019.
Nói về triển vọng trong năm 2020, ông Vũ khẳng định, bộ Luật Chứng khoán (sửa đổi) mới được thông qua và có hiệu lực vào đầu năm sau.
Song song đó, nền kinh tế vĩ mô dự báo sẽ lạc quan hơn khi mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 là khoảng 6,8% trong khi mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân (CPI) dưới 4%.
Bên cạnh đó, các mục tiêu khác của năm 2020 bao gồm: Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%...
Đó là 2 trong số những yếu tố tích cực hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Việt Nam. "Trong năm 2020, hy vọng thị trường chứng khoán vượt mốc 1.000 điểm", ông Vũ nói.
Ông Vũ cũng đưa ra dự báo cá nhân về nhóm ngành sẽ đón sóng trong năm tới, theo đó với diễn biến như hiện tại nhóm ngành ngân hàng tiếp tục giữ sóng và được thị trường chú ý.
Nhiều mã chứng khoán trong ngành ngân hàng thường được chú ý là MBB, VCB, TCB, ACB, VPB, BID, CTG, HDB, STB và VIB.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Thị trường chứng khoán Việt Nam: Điểm sáng trong khu vực Đông Nam Á Năm 2019, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận mức tăng điểm cao nhất khu vực Đông Nam Á với sự tăng trưởng trên nhiều khía cạnh. Năm 2019, thanh khoản trên thị trường cổ phiếu đạt 4.659 tỷ đồng/phiên. Tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng Năm vừa qua, mặc dù tình hình chính trị, kinh tế, tài chính...