Thị trường chứng khoán: “Làng” quỹ sắp đông hơn
Ít nhất có 2 quỹ ETF mới, một quỹ dựa trên chỉ số ngành tài chính (Leading Finacial Index do HOSE mới xây dựng) do SSIAM phát triển và một quỹ dựa trên chỉ số VN100 (chỉ số đo lường biến động giá cổ phiếu của 100 mã lớn nhất sàn HOSE) do VinaCapital xây dựng sẽ ra mắt nhà đầu tư trong thời gian ngắn tới.
Thêm 2 quỹ này, thị trường sẽ có 4 quỹ ETF nội địa, bên cạnh 2 quỹ ETF ngoại có quy mô đầu tư hàng trăm triệu USD trên TTCK Việt Nam.
Hai quỹ ETF nội địa đầu tiên có “đời sống” hoàn toàn khác nhau. Nếu như Quỹ ETFVFMVN30 do Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VFM) xây dựng có sức hấp dẫn rất tốt dòng tiền đầu tư, hiện có quy mô 6.435 tỷ đồng, thì Quỹ ETFSSIVNX50 do SSIAM xây dựng chưa bao giờ chạm tới quy mô vốn huy động 200 tỷ đồng.
iều gì tạo nên sự khác biệt giữa 2 loại quỹ cùng đầu tư thụ động theo chỉ số, cùng xuất phát điểm? Một trong những lý do căn bản nhất chính là cách chọn chỉ số để nương theo.
VFM may mắn chọn chỉ số VN30 để làm căn cứ xây Quỹ và cho đến nay, đây vẫn là chỉ số được nhà đầu tư quan tâm nhất trên TTCK Việt Nam.
SSIAM ban đầu chọn chỉ số HNX30 làm căn cứ xây quỹ, nhưng sản phẩm không được nhà đầu tư đón nhận, buộc Công ty phải chuyển đổi sang chọn chỉ số VNX50 làm chỉ số chính cho Quỹ.
Dù có sự tăng trưởng nhất định so với chính mình, nhưng quỹ phát triển trên chỉ số VNX50 này vẫn kém hấp dẫn vốn, sau 5 năm vận hành, quy mô Quỹ mới đạt 184 tỷ đồng.
Video đang HOT
TTCK Việt Nam hiện có nhiều sản phẩm quỹ, nhưng mức độ quan tâm đầu tư của nhà đầu tư trong nước vào các công cụ đầu tư này còn rất thấp.
Quỹ ETFVFMVN30 là quỹ nội địa có quy mô lớn nhất Việt Nam, nhưng 95% nhà đầu tư góp vốn lại là nhà đầu tư nước ngoài. Một thông số khác cũng cho thấy khối ngoại “khoái” sản phẩm quỹ hơn nhà đầu tư nội rất nhiều: trong số 3,3 tỷ USD vốn đầu tư được quản lý bởi Vina Capital, chỉ có chưa tới 55 triệu USD là của nhà đầu tư trong nước.
Các nhà đầu tư trong nước dường như chưa quan tâm, hay bỏ qua kênh đầu tư vào quỹ, trong khi nhìn trên chặng đường dài, đây là kênh cho lợi suất đầu tư khá tốt và người góp vốn không phải “đau đầu” giải bài toán lên, xuống của TTCK mỗi ngày.
Chẳng hạn, trong 5 năm, Quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh mang lại lợi suất 64%, trong khi cùng thời gian này, nếu gửi tiết kiệm thì chỉ được tổng cộng 34%. Quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh mang lại lợi suất 60%, tương đương mức tăng trưởng của VN30 kể từ năm 2014…
Dù chưa được nhà đầu tư nội quan tâm nhiều, một số công ty quản lý quỹ vẫn nỗ lực ra đời quỹ mới. Tháng 7/2019, Quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng Mirae Asset đã được cấp phép thành lập; Quỹ ầu tư cân bằng Tuệ Sáng cũng được thành lập cùng thời điểm với quy mô khởi đầu là 50 tỷ đồng.
TTCK là nơi giao dịch các sản phẩm tài chính và rõ ràng ở đó không phải chỉ có cổ phiếu. Trên một số thị trường quốc tế, chẳng hạn tại Mỹ, giao dịch của các sản phẩm quỹ, đặc biệt là quỹ ETF thường chiếm 25% khối lượng giao dịch hàng ngày, có thời điểm lên đến 40%.
Tại Việt Nam, quỹ và giao dịch chứng chỉ quỹ còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ đang là một thực tế. Thực tế này đáng phải thay đổi bằng nhiều cách, trong đó cần đẩy mạnh truyền thông đại chúng để nhà đầu tư hiểu rõ và có niềm tin vào các nhà quản trị quỹ, gửi gắm đầu tư qua quỹ.
Khi thay đổi được hiện trạng này, TTCK sẽ bớt bị lệch theo tin đồn, theo đội lái, theo trào lưu lướt sóng “khuấy” lên.
NQS (Tinnhanhchungkhoan.vn)
Các cổ phiếu bluechips thi nhau lao dốc
Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (10/10), thị trường chứng khoán trên sàn TP.HCM đã hiện hữu sắc đỏ. Hơn 100 mã niêm yết trên sàn quay đầu giảm giá, trong đó có khá nhiều mã nằm trong nhóm bluechips.
Khởi động phiên làm việc ngày hôm nay, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục giao dịch trong thận trọng. Lực cầu diễn ra nhỏ giọt, trong khi đó áp lực bán tháo vẫn hiện hữu. Đáng chú ý, diễn biến tại các cổ phiếu vốn hóa lớn, bluechip khác buồn tẻ. Mặc dù phần lớn tăng điểm, nhưng biên độ chỉ ở mức thấp dưới 1%.
Cả hai chỉ số trên sàn TP.HCM và Hà Nội đều duy trì đà tăng nhẹ cho đến cuối phiên làm việc buổi sáng. Thanh khoản trên sàn giữ ở mức thấp. Tạm chốt phiên sáng trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index tăng 2,18 điểm, tương đương 0,22%, lên mức 990,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 80 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.674,8 tỷ đồng.
Bên sàn Hà Nội, tạm chốt phiên sáng, chỉ số Vn-Index cũng tăng 2,18 điểm, tương đương 0,22%, lên mức 990,01 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 80 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.674,8 tỷ đồng. Toàn thị trường có 135 mã tăng 133 mã giảm.
Bước sang đợt làm việc buổi chiều, thị trường tiếp tục diễn ra giằng co, các chỉ số trên cả hai sàn trồi sụt quanh mức tham chiếu. Giao dịch diễn ra ảm đảm, áp lực bán tháo lan rộng trên bảng điện tử.
Trên sàn TP.HCM, sau thời gian liên tục trồi sụt, chỉ số Vn-Index đã đảo chiều giảm nhẹ khi khép lại phiên giao dịch ngày hôm nay. Sắc đỏ lan rộng trên bảng điện tử được xem là nguyên nhân chính khiến thị trường không giữ được đà tăng. Đáng chú ý, khá nhiều mã nằm trong nhóm bluechips đã lao dốc.
Trong đó có thể kể đến, BID giảm 250 đồng/cổ phiếu; CTG giảm 150 đồng/cổ phiếu; DBD giảm 900 đồng/cổ phiếu; DHG giảm 400 đồng/cổ phiếu; NCT giảm 300 đồng/cổ phiếu; NSC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; NVL giảm 1.000 đồng/cổ phiếu; PLX giảm 900 đồng/cổ phiếu; SCS giảm 1.600 đồng/cổ phiếu; SGN giảm 200 đồng/cổ phiếu; SGR giảm 1.100 đồng/cổ phiếu; SVI giảm 1.200 đồng/cổ phiếu; VIC giảm 100 đồng/cổ phiếu; YEG giảm 400 đồng/cổ phiếu...
Ngoài ra, thị trường cũng ghi nhận khá nhiều mã giảm sàn và trắng bên mua. Trong đó có thể kể đến VPS giảm sàn 900 đồng/cổ phiếu; TCO giảm sàn 900 đồng/cổ phiếu; FTM giảm sàn 300 đồng/cổ phiếu...
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm nay trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index giữ ở mức 987,38 điểm, giảm 0,45 điểm, tương đương 0,05%. Khối lượng giao dịch đạt 182,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 4.230,86 tỷ đồng. Toàn thị trường có 108 mã tăng giá (trong đó có 12 mã tăng trần); 107 mã đứng giá và 147 mã giảm giá (trong đó có 7 mã giảm sàn).
Chỉ số VN30- Index giữ ở mức 913,05 điểm, giảm 1,49 điểm, tương đương 0,16%. Khối lượng giao dịch đạt 54,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.649,92 tỷ đồng. Toàn thị trường có 9 mã tăng giá; 10 mã đứng giá và 11 mã giảm giá.
Ở chiều ngược lại, bên sàn Hà Nội, thị trường lại duy trì sắc xanh cho đến cuối phiên làm việc. Hàng loạt cổ phiếu trụ cột tăng giá được xem là nguyên nhân chính hỗ trợ các chỉ số. Trong đó có thể kể đến, ACB tăng 300 đồng/cổ phiếu; BAX tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; DP3 tăng 1.500 đồng/cổ phiếu; MAS tăng 200 đồng/cổ phiếu; PMC tăng 2.100 đồng/cổ phiếu; PVI tăng 200 đồng/cổ phiếu...
Khép lại phiên giao dịch, chỉ số HNX- Index giữ ở mức 105,16 điểm, tăng nhẹ 0,53 điểm, tương đương là 0,51%. Khối lượng giao dịch đạt 21,9 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 340,11 tỷ đồng. Toàn thị trường có 48 mã tăng giá (trong đó có 14 mã tăng trần); 56 mã đứng giá và 232 mã giảm giá (trong đó có 14 mã giảm sàn).
Chỉ số HNX30 Index giữ ở mức 188,08 điểm, tăng thêm 0,46 điểm, tương đương 0,25%. Khối lượng giao dịch đạt 13,8 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 269,18 tỷ đồng. Toàn thị trường có 12 mã tăng giá, 9 mã đứng giá và 8 mã giảm giá (trong đó có 1 mã giảm sàn).
Chỉ số UPCOM Index giữ ở mức 56,6 điểm, giảm 0,01 điểm, tương đương 0,02%. Khối lượng giao dịch đạt 6 triệu đơn vị, giá trị tương đương 101,27 tỷ đồng. Toàn thị trường có 67 mã tăng giá (trong đó có 16 mã tăng trần); 46 mã đứng giá và 571 mã giảm giá (trong đó có 12 mã giảm sàn).
PV
Theo vnmedia.vn
Đua đẩy lãi suất lên cao, ngân hàng dồn dập lãi ngàn tỷ Giữa cuộc đua nóng tăng lãi suất, ngân hàng đồng loạt báo lãi lớn. Diễn biến này cùng với sự hấp dẫn thu hút dòng vốn nội ngoại đang khiến 'làng' ngân hàng cuối năm nhiều biến động. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank (STB) vừa công bố lợi nhuận 9 tháng đầu năm tăng 90% so với cùng kỳ...