Thị trường chứng khoán: Kỳ vọng dòng tiền nội sẽ nhập cuộc
Dòng tiền của nhà đầu tư nội được đánh giá sẽ là yếu tố quyết định đến xu hướng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Dự báo giảm 10% lợi nhuận sau thuế năm 2020
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV ( BSC), trong quý I kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp giảm bình quân 10,6% so cùng kỳ 2019. Hoạt động công bố kết quả kinh doanh quý II sẽ được thực hiện trong tháng 7 với mức sụt giảm mạnh hơn quý I.
Nếu làn sóng COVID-19 thứ 2 không quay trở lại Việt Nam, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được dự báo sẽ hồi phục trong quý III và quý IV. Lợi nhuận sau thuế toàn thị trường dự báo sụt giảm 10% trong năm 2020.
Video đang HOT
Đối với riêng thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số P/E của VN-Index đã tăng từ mức 10,3 tại vùng đáy tháng 3 lên mức 13,6 tại cuối tháng 6. Mức định giá hiện tại đang thấp hơn 10% so đầu năm và thấp hơn bình quân của khu vực mới nổi và khu vực phát triển lần lượt 17% và 36% nhưng cao hơn mức bình quân khu vực thị trường biên 23%.
Trong quý II, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong số ít các thị trường được khối ngoại mua ròng trong khu vực. Tuy nhiên nếu loại bỏ giá trị thỏa thuận gần 700 triệu USD thì khối ngoại vẫn bán ròng chủ yếu trên thị trường Việt Nam. Hoạt động rút vốn không chỉ đến từ việc cơ cấu giảm quy mô, đóng quỹ từ một số quỹ mở nước ngoài còn đến từ việc các ETFs ngoại bị rút ròng bình quân 10% giá trị so với đầu năm.
Hoạt động rút vốn này nằm trong xu hướng chung khi dòng tiền quốc tế vẫn đang rút khỏi khu vực thị trường mới nổi và thị trường biên từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên sự chuyển dịch này có thể thay đổi vào cuối năm.
Kỳ vọng vào dòng tiền nội
BSC đánh giá dòng tiền mới sẽ quyết định xu hướng của thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm cho dù kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sụt giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo BSC, sau khi dòng vốn quốc tế giá rẻ lấp đầy các thị trường phát triển thì xu hướng vận động tìm kiếm cơ hội ở các khu vực rủi ro hơn như khu vực thị trường mới nổi và thị trường biên có thể diễn ra như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008.
Theo đánh giá của BSC, Việt Nam giữ được ổn định vĩ mô, dần lấy được đà tăng trưởng sau khi kiểm soát được dịch bệnh và đang tạo ưu thế so với các nước khác. Đây là một trong những lợi thế giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút lại dòng vốn nước ngoài khi hình thành xu hướng chuyển dịch.
Trong khi chờ sự thay đổi của dòng vốn ngoại, BSC cho rằng dòng vốn nội với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới vẫn là lực đỡ quan trọng của thị trường trong 6 tháng đầu năm. Tăng trưởng tín dụng thấp, lượng tiền trong hệ thống ngân hàng dồi dào đang khiến cho lãi suất tiền gửi và cho vay giảm. Mặt bằng lãi suất bình quân giảm từ 2,5% – 3%, cá biệt một số Ngân hàng như BIDV và Agribank hạ lãi suất 3 lần trong năm với tổng mức giảm từ 2,5 – 3%. Lãi suất giảm và mặt bằng giá chứng khoán thấp vào cuối tháng 3 đã thu hút và hình thành lực lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư mới tham gia khá tích cực thể hiện qua việc số tài khoản chứng khoán mở mới tăng vọt, thanh khoản bùng nổ và tỉ trọng giao dịch nhà đầu tư cá nhân trong tháng 6 đạt đỉnh trong nhiều năm. Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), trong quý II/2020 có hơn 105.700 tài khoản được mở mới, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Ngoài ra nhà đầu tư mới này chưa sử dụng đến tỉ lệ margin nên hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trong những phiên điều chỉnh. Với sự vận động của dòng tiền trong quý II, BSC vẫn cho rằng dòng tiền của nhà đầu tư trong nước vẫn sẽ quyết định xu hướng thị trường trong 6 tháng cuối năm của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Hàng loạt cổ phiếu về mặt bằng giá thấp, dòng tiền đổ dồn giúp thị trường chứng khoán bình ổn tăng điểm trở lại
Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí bứt phá khá mạnh mẽ khi GAS, PVD, PVS, PVB, OIL, BSR...đều tăng tốt.
Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, sự phân hóa đã diễn ra rõ nét. Sau 2 phiên giảm sâu khiến VnIndex mất hơn 70 điểm, hàng loạt cổ phiếu đã về mặt bằng giá mới. Mặt bằng giá mới rẻ hơn trước đây nhiều đã kích thích dòng tiền mua cổ phiếu. Phiên hôm qua, giá trị giao dịch lên đến ~7.000 tỷ đồng, gấp gần 2 lần những phiên lình xình trước đó.
Hiệu ứng từ việc nhà đầu tư bắt đáy hôm qua, phiên giao dịch sáng nay tiếp tục nhận được tín hiệu tích cực từ dòng tiền. Nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu khi nhận thấy tín hiệu đảo chiều (dù chưa rõ ràng) đã giúp VnIndex tăng 2,5 điểm ngay từ đầu phiên lên ngưỡng 787,6 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngành dầu khí bứt phá khá mạnh mẽ khi GAS, PVD, PVS, PVB, OIL, BSR...đều tăng tốt.
Trong nhóm VN30, nhiều cổ phiếu "ông lớn" ngành ngân hàng như MBB, CTG, BID đang đua nhau tăng giá.
Tuy dịch bệnh Covid-19 vừa tái bùng phát ở Việt Nam nhưng chúng tôi cho rằng Nhà nước đang có những động thái quyết liệt trong phòng chống dịch bệnh. Vì thế, nhà đầu tư không cần quá hoảng loạn trước thông tin dịch bệnh.
'Đà giảm của thị trường chứng khoán sẽ không kéo dài' Trước những thông tin tiêu cực về dịch Covid-19, Chủ tịch Dragon Capital nói với Zing vẫn lạc quan về thị trường chứng khoán và sức mạnh nội tại của nền kinh tế Việt Nam. Thông tin xuất hiện các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi gây e ngại cho nhà đầu tư nội, lực bán dâng...