Thị trường chứng khoán: Đỉnh ở phía trước
Chỉ số VN-Index đã ngoạn mục băng qua mốc 1.000 điểm, điều mà nhiều nhà đầu tư quan tâm lúc này là chỉ số có còn cơ hội đi tiếp.
VN-Index cần thời gian “suy xét”
Chỉ số VN-Index vừa ghi nhận tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp, đóng cửa ở mức 1.021,49 điểm.
Dòng tiền vẫn là một trong những yếu tố quyết định xu hướng tăng của thị trường. Thanh khoản trên sàn HOSE tuần qua đạt mức bình quân trên 10.000 tỷ đồng, tiếp tục tăng so với tuần trước và cũng là mức cao nhất kể từ đầu năm cho tới nay.
Thông tin xuất hiện ca lây nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng vào đầu tuần trước chỉ tác động tiêu cực đến tâm lý thị trường trong một thời gian rất ngắn ngủi.
Nhà đầu tư đã rút kinh nghiệm từ những lần bùng phát dịch bệnh trước đây nên nhanh chóng lấy lại sự ổn định cần thiết, giúp thị trường giữ vững được vị thế tăng trong tuần qua.
Cho đến thời điểm hiện tại, theo giới chuyên gia, vẫn chưa xuất hiện những tín hiệu có thể ảnh hưởng tới xu hướng của thị trường.
Ông Dương Hoàng Linh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Sacombank cho rằng, dòng tiền vẫn liên tục xoay vòng tại các nhóm ngành để tìm kiếm cơ hội và chưa có động thái rút ra.
Điều này có thể thấy rõ qua khối lượng và giá trị khớp lệnh luôn duy trì ở ngưỡng rất cao trong thời gian gần đây. Bởi lẽ, chứng khoán vẫn đang là một trong những số ít kênh đầu tư cho khả năng sinh lời khá hấp dẫn trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.
Tuy vậy, theo ông Linh, nhà đầu tư cũng nên lưu ý, dư nợ margin trên thị trường chứng khoán hiện đang ở ngưỡng rất cao. Tháng cuối năm là thời điểm các công ty chứng khoán phải cơ cấu lại nguồn vốn, đồng thời siết chặt hoạt động cho vay.
Dự báo xu hướng thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng cho rằng, chỉ số VN-Index có thể cán mốc 1.030 điểm, hoặc cao hơn một chút với dòng tiền vẫn duy trì như hiện nay.
Chỉ số VN-Index có thể cán mốc 1.030 điểm, hoặc cao hơn một chút với dòng tiền vẫn duy trì như hiện nay
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng
Ở mức giá này của VN-Index, trên các diễn đàn liên quan đến chứng khoán, một số nhà đầu tư bày tỏ băn khoăn giữa việc bám trụ lại để tìm cơ hội trên thị trường với việc chốt lãi để bảo toàn lợi nhuận.
Video đang HOT
Dù vậy, nhìn trên bình diện chung, nhà đầu tư có xu hướng chốt lãi không phải để chuyển sang các đầu tư kênh khác, mà chuyển sang nắm giữ nhóm cổ phiếu khác nhiều hơn.
Dưới góc nhìn của ông Hoàng Thạch Lân, Giám đốc Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Rồng Việt, dòng tiền trong nước vẫn đang chiếm vị thế chủ đạo, cả cá nhân và tổ chức. Trong đó, dòng tiền margin cũng đang rất mạnh, tiếp thêm cho thanh khoản thị trường.
Đặc biệt, các mã nóng đang thu hút dòng tiền lớn, ngoài yếu tố thị trường, còn yếu tố là các cổ đông lớn đang chuyền cổ phiếu cho nhau, hoặc mua lại hàng từ cổ đông ngoại như trường hợp của MSN hay của HPG gần đây.
Khối lượng giao dịch và thanh khoản thị trường năm 2020 đã cao hơn hẳn so với năm 2019.
Dòng tiền liên tục dịch chuyển giữa các nhóm cổ phiếu mặc dù nền kinh tế có mức tăng trưởng kém do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 cho thấy dư địa tăng trưởng của thị trường vẫn còn cao khi dự kiến dịch bệnh có thể được kiểm soát hoàn toàn kể từ giữa năm 2021.
Các nước Đông Nam Á dự báo sẽ tăng trưởng mạnh do thu hút nguồn vốn đầu tư chảy từ Trung Quốc sang, đặc biệt là Hiệp định thương mại RCEP mới được ký kết.
Chỉ số VN-Index đã vượt qua vùng kháng cự 1.000 điểm, “lừ lừ” đi lên trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu đang tăng tốc vượt các vùng kháng cự mạnh là một tín hiệu rất tích cực về mặt tâm lý.
Mặc dù áp lực chốt lời đang gia tăng, nhưng dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân vẫn tham gia rất tích cực và đặc biệt là cơ hội mua vẫn xuất hiện ở nhiều nhóm cổ phiếu.
Phiên cuối tuần qua, áp lực bán gia tăng vào cuối phiên khiến thị trường tiếp tục rung lắc, tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ khá tích cực của một số cổ phiếu blue-chip, VN-Index đã thoát hiểm trong gang tấc.
Cơ hội có còn cho người đến sau?
Trong kịch bản thị trường vẫn giữ được đà tăng điểm từ nay tới cuối năm, nhóm cổ phiếu ngân hàng được đánh giá là còn dư địa tăng tốt.
Đây cũng là nhóm ngành được dự báo có kết quả kinh doanh tích cực, giữ được đà tăng trưởng tốt trong bối cảnh kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty chứng khoán cũng được nhận định sẽ hưởng lợi lớn từ đà phục hồi mạnh mẽ của thị trường cổ phiếu về giá và thanh khoản.
Từ cuối năm nay sang đầu năm sau, thông tin về vắc-xin phòng dịch Covid-19 phổ biến trong một vài tháng tới hứa hẹn sẽ giúp các ngành mắc kẹt vì Covid-19 dần được hưởng lợi.
Giá dầu đang đi lên chậm mà chắc, các ngành như năng lượng, công nghệ, hàng tiêu dùng, vận tải, thậm chí là du lịch có thể đón đầu xu thế trên.
Nhưng, liệu những cổ phiếu đã tăng mạnh, thậm chí vượt qua mức định giá khuyến nghị của các công ty chứng khoán có còn cơ hội tăng?
Theo ông Hoàng Thạch Lân, hiện không có nhiều kỳ vọng như trước cho những mã cổ phiếu đã đạt mức định giá khuyến nghị của các công ty chứng khoán, trừ phi việc định giá đã quá lâu (ví dụ quá 6 tháng).
Tuy nhiên, thị trường vẫn còn rất nhiều mã chưa đạt mức định giá khuyến nghị, chưa nói đến những cổ phiếu mới chưa được định giá.
Chưa kể, tăng trưởng giá cổ phiếu sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng trưởng hoạt động kinh doanh trong quý tới.
Trong khi đó, bản thân các cổ phiếu duy trì được đà tăng giá tốt trong thời gian vừa qua được xem là những cổ phiếu nổi trội vượt bậc so với các cổ phiếu khác, cho nên nhiều khả năng sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong ngắn và trung hạn. Các cổ phiếu này vẫn có cơ hội cho các nhà đầu tư đến sau.
Không chỉ nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhiều bluechips thuộc các nhóm ngành khác như năng lượng (GAS, PLX), bất động sản (VHM, VIC), hàng tiêu dùng (MSN, SAB, VNM), công nghệ (FPT)… cũng đang hỗ trợ cho xu hướng tăng của thị trường trong ngắn hạn.
Cơ hội sáng cho chứng khoán 2021
Kinh tế đang hồi phục và triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều ngành nghề, lĩnh vực trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ giúp chỉ số chứng khoán tiến lên những mức điểm cao hơn.
Sự khởi sắc của các hoạt động kinh tế trong nước đã hỗ trợ đà phục hồi của thị trường chứng khoán.
Chứng khoán năm 2020: Biến động mạnh
Thị trường chứng khoán từ đầu năm 2020 đến nay được chia thành 2 giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn cuối tháng 2 và tháng 3, VN-Index sụt giảm nhanh từ mốc 990 điểm xuống 650 điểm, phản ánh tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế.
Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 4, dòng tiền từ nhiều kênh đầu tư khác đổ vào thị trường, giúp chỉ số phục hồi, hiện quay trở lại mức điểm trước khi có dịch. Đáng lưu ý, khi dịch bệnh bùng phát lần 2 tại Đà Nẵng, VN-Index chỉ giảm 2 phiên, sau đó tiếp tục tăng.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng nhận định, trong thời gian còn lại của năm 2020, thị trường sẽ khó bứt phá khi giá nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh, trong khi khối nhà đầu tư nước ngoài duy trì động thái bán ròng, giao thương quốc tế vẫn còn bị hạn chế bởi đại dịch Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp trên toàn cầu...
Nếu số liệu kinh tế các tháng tới tăng tốc thì thị trường chứng khoán năm 2021 cũng sẽ không quá tích cực như năm 2020 tính từ tháng 4 (loại trừ quý I/2020 vì thị trường giảm sâu), bởi thị trường đã "đi trước" nền kinh tế. Nhiều khả năng chỉ số chứng khoán sẽ tăng chậm lại để "chờ đợi song hành với nền kinh tế".
Vĩ mô dần cải thiện
Kinh tế Việt Nam dần cải thiện từ quý III/2020 khi GDP tăng 2,62% so với mức tăng 0,36% trong quý II, tính chung 9 tháng đầu năm tăng 2,12%. Theo dự báo của nhiều tổ chức trong và ngoài nước, tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 dự kiến trong khoảng 2,5 - 2,8% và Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới tăng trưởng dương.
Bên cạnh đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sau khi tạo đáy tại 32,7 điểm vào tháng 4 đã duy trì ổn định trên mức 50 điểm kể từ tháng 6 đến nay, thể hiện sự phục hồi rõ rệt của lĩnh vực sản xuất.
Ngoài ra, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 10/2020 đạt 356.500 tỷ đồng, tăng 2,5% so với tháng 9 và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Đào Tuấn Trung, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, Công ty Chứng khoán VietinBank nhận định, năm 2021, tình hình vĩ mô sẽ có xu hướng tích cực khi Việt Nam sớm không chế thành công dịch Covid-19; dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam; lãi suất duy trì ở mức thấp; cán cân thương mại thặng dư nhờ hiệp định EVFTA và RCEP; lạm phát và nợ xấu tại các ngân hàng được kiểm soát hiệu quả.
"Diễn biến vĩ mô thuận lợi tạo nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên trong năm 2021. Tuy nhiên, một yếu tố cần chú ý là thời điểm vắc-xin phòng ngừa Covid-19 được phổ biến trên toàn cầu. Khi đó, dòng tiền từ kênh chứng khoán có thể rút ra một phần để tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Thị trường chứng khoán có thể trải qua một giai đoạn điều chỉnh trước khi ổn định trở lại", ông Trung dự báo.
Công ty Chứng khoán Agirbank cho rằng, năm 2021, vĩ mô ổn định và tăng trưởng hơn nhờ các chính sách kích thích kinh tế, nhiều doanh nghiệp sẽ lấy lại đà tăng trưởng. Thị trường chứng khoán có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại, nhất là khi chứng khoán Việt Nam vừa được tăng tỷ trọng trong rổ chỉ số thị trường cận biên của MSCI. Vì vậy, thị trường năm tới sẽ có diễn biến tích cực. Nhà đầu tư nên tập trung vào các doanh nghiệp có triển vọng hồi phục tốt cũng như đảm bảo sự bền vững trong dài hạn.
Triển vọng phục hồi của doanh nghiệp
Theo thống kê của FiinPro, trong quý III/2020, lợi nhuận của 347 doanh nghiệp phi tài chính (trừ Vietnam Airlines) tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy, hoạt động kinh doanh cốt lõi của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện mạnh mẽ sau khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát.
Đặc biệt, một số ngành tăng trưởng mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận như tài nguyên cơ bản, ô tô, phụ tùng và bán lẻ. Riêng ngành bán lẻ có doanh thu quý III/2020 gấp 7 lần quý II và lợi nhuận sau thuế tăng 30,2%.
Khối doanh nghiệp ngành tài chính cũng ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, doanh thu quý III/2020 tăng 7,1%, lợi nhuận tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vẫn theo FiinPro, có 8/19 ngành duy trì tăng trưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong quý III/2020.
Ông Nguyễn Anh Khoa, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Agribank nhìn nhận, quý IV/2020 và năm 2021, niềm tin tiêu dùng cũng như thu nhập của người dân tăng trở lại sẽ giúp ngành bán lẻ tăng trưởng cao.
Các doanh nghiệp xuất khẩu có triển vọng sáng với các hiệp định thương mại và kỳ vọng các thị trường xuất khẩu lớn hồi phục sau dịch. Nhóm vật liệu xây dựng, khu công nghiệp cũng có cơ hội tăng trưởng, nhất là khi đầu tư công được đẩy mạnh...
Ông Đào Tuấn Trung cho rằng, đầu tư công sẽ tiếp tục là câu chuyện đáng chú ý trong năm tới, nhất là trong bối cảnh dư địa thực hiện các chính sách tài khóa không còn nhiều. Theo đó, nhóm cổ phiếu xây dựng công nghiệp (LCG, FCN) và nguyên vật liệu xây dựng (HPG, HSG, NKG, PLC, DHA, KSB) sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền.
Với mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, thị trường bất động sản trong năm 2021 được dự báo sẽ sôi động trở lại, các cổ phiếu bất động sản (PDR, NLG, DXG, CRE, HLD) và xây dựng dân dụng (CTD, HTN, HBC) có tiềm năng tăng trưởng.
Cổ phiếu các nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch như hàng không (VJC, HVN), dịch vụ hàng không (AST, CIA, NTC), du lịch, bán lẻ (MWG, PNJ) cũng có triển vọng phục hồi, bởi sau khi dịch bệnh được kiểm soát, người tiêu dùng dự kiến sẽ chi tiêu nhiều hơn.
Góc nhìn giao dịch chứng khoán tuần mới: Vẫn còn nhiều cổ phiếu tiềm năng bị bỏ sót Mặc dù nhiều cổ phiếu đã tăng mạnh, thậm chí vượt qua mức định giá nhưng theo một số chuyên gia chứng khoán, danh mục này chủ yếu nằm trong top 50 vốn hóa lớn nhất thị trường và vẫn còn nhiều cổ phiếu tiềm năng khác đang bị bỏ sót. Sau rất nhiều nỗ lực, VN-Index cuối cùng đã chinh phục thành...